Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Ai Cập sử dụng hạt cây xanh để lọc nước

15/09/2015

     Các nhà khoa học thuộc ĐH bang Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện ra phương pháp lọc nước đặc biệt từng được người Ai Cập cổ đại sử dụng trước đây hàng ngàn năm. Theo đó, họ đã sử dụng loại hạt cây có tên Moringa oleifera để làm sạch nước. Phát hiện này có thể mở ra một hướng đi mới giải quyết vấn nạn nước sạch toàn cầu hiện nay.      Moringa oleifera là một loài cây hạt kín có nguồn gốc từ chân núi phía nam của dãy Himalaya, chúng phát triển nhanh và có thể chịu được khô hạn, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Vào mùa mưa, hạt cây và lá được thu hoạch để làm lương thực. Trong các nghiên cứu cũ, hạt cây đã được biết đến với tác dụng lọc nước, chiết xuất dầu của hạt được sử dụng giống như chất keo tụ, khi bỏ vào nước sẽ khiến các chất bẩn tụ lại với nhau và trở thành các hạt không tan, có thể gạn lọc để loại bỏ.   Cây và hạt Moringa oleifera             Nghiên cứu mới cho thấy, cả vi khuẩn cũng sẽ bị hấp thụ giống như các chất bẩn. Khi bỏ hạt này vào nước, chất protein cation dime trong hạt cây sẽ tập trung vi khuẩn lại với nhau, phân giải màng tế bào và làm chúng chết, sau đó chìm xuống dưới đáy thùng chứa nước.   Chai nước được lọc với hạt cây Moringa oleifera        Các nhà khoa học của ĐH Pennsylvania cùng với các nhà thực vật học ở ĐH Ahmadu Bello, Nigiêria lấy các mẫu thử nghiệm và tìm hiểu thêm về các tiềm năng của hạt cây này. Đây có thể là một nguồn lợi mới cho nông dân bởi họ sẽ có thêm thu nhập, không chỉ để phát triển Moringa oleifera làm thực phẩm mà họ còn có thể thành lập những đồn điền lớn trồng cây lấy hạt giống. Đồng thời đây cũng có thể là phương pháp hỗ trợ để giết vi khuẩn cho các hệ thống lọc nước thông thường khác.   Trần Hương    
Ý kiến của bạn