Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Tình hình quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý

30/06/2023

Tóm tắt:

    Mục tiêu của bài báo là đánh giá công tác quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý. Các địa phương đã xây dựng phương án thu hồi 465.029 ha đất của các nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý, tuy nhiên thực hiện phương án này còn chậm, quản lý đất đã giao gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình cho thấy, diện tích đã cấp giấy chứng nhận (GCN) đối với đất nông nghiệp mới đạt 1,28%; đất phi nông nghiệp đạt 0,87% tổng diện tích. Các giải pháp được đề xuất đó là: hoàn thiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, phê duyệt phương án và bố trí đủ nguồn lực để thu hồi đất, giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ khác.

Từ khóa: Thu hồi đất, đất nông lâm trường, địa phương quản lý.

Ngày nhận bài: 14/4/2023. Ngày sửa chữa: 24/4/2023 Ngày duyệt đăng: 27/4/2023.

Use of locally managed forest and agriculture land farms       

Abstract:

    The objective of the article is to evaluate the management of land use originating from agroforestry and forestry farms assigned to local authorities for management. Localities have developed a plan to recover 465,029 hectares of land from agro-forestry farms and assign them to local management, but the implementation of this plan is still slow, and the management of the allocated land faces many difficulties. Research in Luong Son district, Hoa Binh province shows that the area that has been granted a certificate for agricultural land is only 1.28%; non-agricultural land has 0.87% of the total area. The proposed solutions are: completing the Land Law and its sub-law documents, approving the plan and allocating sufficient resources to carry out land acquisition, land allocation, grant of land use right certificates and at the same time implement solutions. other synchronous methods.

Keywords: Land recovery, agricultural and forestry land, local management.

JEL Classifications: Q15, R14, R33, R52, O13.

1. Đặt vấn đề

    Nông, lâm trường (NLT) xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1959. NLT được Nhà nước giao đất nông, lâm nghiệp với diện tích lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp [2].

    Do sử dụng đất kém hiệu quả nên các nông, lâm trường phải rà soát sắp sếp lại. Đến tháng 12 năm 2014, các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha. Tổng diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý còn 7.916.366 ha. Dự kiến các công ty nông, lâm nghiệp sẽ tiếp tục bàn giao cho địa phương từ 15 – 20% diện tích đất hiện đang quản lý và sử dụng [5].

    Tuy nhiên, phần diện tích đất được chuyển giao cho địa phương quản lý đang bộc lộ một số hạn chế [1], [2] như (1): Việc quản lý, sử dụng đất ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường làm nhà ở; (2) Việc giải quyết mối quan hệ đất đai của các hộ đang nhận khoán với doanh nghiệp và nhà nước khi nhà nước cổ phần hóa, chuyển thành Công ty TNHH Hai thành viên; (3) Đa phần các địa phương chưa ra quyết định thu hồi, chưa dứt điểm phần giữ lại hay bàn giao (chủ yếu vẫn là trên phương án) và chưa có phương án sử dụng cụ thể (hầu hết đều dự kiến tạm giao cho UBND cấp xã quản lý); (4) Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ để xác lập tính pháp lý của từng thửa đất [5]…

    Nhằm đánh giá đúng tồn tại hạn chế, nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế trong việc quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường giao lại cho các địa phương quản lý, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: Tình hình quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý”.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý:

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp về công tác thu hồi đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý.

+ Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người sử dụng đất và cán bộ chuyên môn tại điểm nghiên cứu (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình).

+ Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê.

+ Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Phương án thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho các địa phương quản lý

3.1.1. Phương án thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho các địa phương quản lý trên phạm vi cả nước:

    Chính phủ và các địa phương đã xây dựng các phương án để thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho các địa phương quản lý.

a. Hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường trước khi giao cho địa phương:

    Tổng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến giao về địa phương là 465.029 ha; cụ thể như sau: 

- Đất lâm nghiệp 278.342 ha, chiếm 59,85% tổng diện tích dự kiến bàn giao;

- Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là cây lâu năm và cây hàng năm): 158.556 ha, chiếm 34,09% tổng diện tích dự kiến bàn giao;

- Đất các hộ dân đang làm nhà ở: 1.564 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích dự kiến bàn giao;

- Đất công trình sự nghiệp và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1.263 ha, chiếm 0,27% tổng diện tích dự kiến bàn giao;

- Các loại đất phi nông nghiệp còn lại: 9.694 ha, chiếm 2,09% tổng diện tích dự kiến bàn giao;

- Đất chưa sử dụng: 15.610 ha, chiếm 3,36% tổng diện tích dự kiến bàn giao.

b. Về phương án sử dụng phần diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao về địa phương quản lý:

- Diện tích thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp (có quyết định của UBND tỉnh) giao cho địa phương quản lý là 237.715 ha, chiếm 51,31% tổng diện tích dự kiến bàn giao.

- Đã có phương án sử dụng là 158.046 ha (chiếm 66,78% tổng diện tích đã có quyết định thu hồi và 34,14% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương);

- Trong đó giao cho hộ gia đình là 10.983 ha, chỉ chiếm 6,95% tổng diện tích xây dựng phương án [2].

3.1.2. Phương án thu hồi đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

    Trước đây, trên địa bàn huyện Lương Sơn có 5 nông, lâm trường với tổng diện tích quản lý là 4187,25 ha, chiếm 11,10 % so với tổng diện tích tự nhiên. Sau khi sắp xếp, chuyển đổi 5 nông, lâm trường chuyển thành 4 Công ty TNHH 1 thành viên.

    Trong năm 2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt phương án thu hồi một phần đất do 4 Công ty nông, lâm nghiệp quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng để giao cho UBND huyện Lương Sơn quy hoạch sử dụng vào các mục đích.

    Theo phương án được phê duyệt, diện tích thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp giao cho địa phương (phân theo xã) quản lý như sau:

Bảng 1. Phương án thu hồi đất từ các công ty nông, lâm nghiệp giao cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

 

 

Giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng

UBND xã sử dụng (ha)

STT

Thu hồi chuyển giao cho

Tổng diện tích (ha)

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

 

 

 

 

Số hộ (hộ)

Diện tích (ha)

Số hộ (hộ)

Diện tích (ha)

 

I

Công ty Cửu Long

307,65

1700

142,9

1353

103,77

60,98

1

TT Lương Sơn

186,26

1549

97,97

1232

47,79

40,5

2

Hoà Sơn

63,97

148

43,58

1

9,74

10,65

3

Nhuận Trạch

1,48

3

1,35

0

0

0,13

4

Tân Vinh

55,94

0

0

120

46,24

9,7

II

Công ty Thanh Hà Hoà Bình

48,97

35

29,32

95

14,25

5,4

1

Hợp Thanh

48,97

35

29,32

95

14,25

5,4

III

Công ty ĐT và PTNN Hà Nội

16,51

136

2,895

127

9,99

3,63

1

Trung Sơn

3,13

20

0,8

20

1,07

1,26

2

Tân Thành

12,65

115

2

97

8,5

2,15

3

Cao Dương

0,73

1

0,095

10

0,42

0,215

IV

Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình

388,7

361

239,4

279

115,3

34,0

1

Lâm Sơn

165,0

107

104,0

103

52,0

9,0

2

Trường Sơn

22,25

9

12,45

10

7,8

2,0

3

Tân Vinh

2,5

2

1,5

0

0

1,0

4

Long Sơn

132,7

165

81,7

112

34,0

17,0

5

Tân Thành

66,25

78

39,75

54

21,5

5,0

 

Tổng cộng

761,83

2232

414,515

1854

243,31

104,01

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn

    Như vậy, các công ty nông, lâm nghiệp đã giao cho 11 xã của huyện Lương Sơn là 761,83 ha, chiếm 18,19% tổng diện tích của các công ty trên địa bàn để sử dụng và quản lý.

    Trong đó, giao cho UBND xã sử dụng (104,01 ha, chiếm 13,65%), còn lại chủ yếu giao cho 4.086 hộ gia đình sử dụng (657,82 ha, chiếm 86.35%), bao gồm 414,515 ha đất nông nghiệp và 243,31 ha đất phi nông nghiệp.

3.2. Tổ chức thực hiện thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý

3.2.1. Tổ chức thực hiện thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường ở các tỉnh có báo cáo

    Sau khi được duyệt phương án rà soát sắp xếp đất đai do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, phần diện tích dôi dư ra được bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng. Theo Báo cáo của 37/45 tỉnh, thành phố đã xác định được khối lượng công việc phải thực hiện: rà soát ranh giới sử dụng đất 54.877 km, cắm mốc ranh giới 62.247 mốc; đo đạc lập bản đồ địa chính 1.404.870 ha; cấp GCN 692.547 ha (9.862 hồ sơ).

    Tính đến tháng 4/2020, chỉ có 13/45 tỉnh, thành phố phê duyệt phương án sử dụng quỹ đất bàn giao về địa phương, do đó việc triển khai thực hiện rà soát, xác định, cắm mốc giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp GCN bị chậm trễ so với yêu cầu.

    Kết quả thực hiện các nhiệm vụ đến năm 2020 như sau: Rà soát ranh giới, cắm mốc: đã rà soát được 32.193 km/54.877 km (đạt 77,5 %); cắm được 54.756 mốc/62.247 mốc (đạt 88 %); Đo đạc lập bản đồ địa chính: 1.335.637 ha/1.404.870 ha (đạt 95,1%); Cấp GCN quyền sử dụng cho các công ty: 1.666 hồ sơ/9.862 hồ sơ.

    Việc bàn giao đất cho địa phương quản lý thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Nhiều nông, lâm trường chủ yếu mới thực hiện việc bàn giao trên giấy tờ, chưa bàn giao trên thực địa.

    Đối với phần diện tích bàn giao về địa phương, hầu hết các địa phương mới chỉ dự kiến phương án sử dụng, trong đó: dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 31.306 ha, chiếm 7,8%; giao cho tổ chức sử dụng là 28.737 ha, chiếm 7,1 %; chưa có phương án sử dụng là 342.569 ha (nông, lâm trường tạm giữ lại chưa bàn giao, hoặc đã tạm giao cho UBND xã), chiếm 85,1 % tổng diện tích bàn giao về địa phương.

    Công tác thu hồi đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý đến nay còn nhiều hạn chế và bất cập như:

    Việc thu hồi đất của các nông, lâm trường sau khi sắp xếp lại thực hiện còn chậm, dẫn đến tình trạng đất “vô chủ” kéo dài, làm gia tăng tình trạng lấn chiếm đất trái phép; diện tích đất bàn giao cho địa phương chủ yếu là đất các công trình hạ tầng công cộng hoặc đất xa, xấu, khó canh tác, đất đang có tranh chấp hoặc vi phạm khó giải quyết nên chính quyền địa phương không muốn tiếp nhận.

    Một số nơi bàn giao đất tốt, trên đất đang có vườn cây, rừng trồng nhưng địa phương còn lúng túng do không xác định được nguồn vốn trồng rừng, trữ lượng rừng để bàn giao và cách thức tính toán giá trị tài sản đền bù hoặc bên nhận đất không có khả năng thanh toán tiền đền bù giá trị tài sản trên đất.

    Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp, các hộ gia đình cá nhân được giao đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường gặp khó khăn: Theo báo cáo từ các địa phương, tỷ lệ đã được cấp GCN rất thấp do gặp nhiều vướng mắc.

3.2.2. Tổ chức thực hiện thu hồi đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho các xã quản lý và sử dụng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

    UBND tỉnh Hòa Bình đã thực hiện thu hồi đất của 4 Công ty nông, lâm nghiệp, giao cho các xã, thị trấn sử dụng và quản lý. Trong đó, tổng diện tích giao cho hộ gia đình và cá nhân là 761,83 ha; UBND xã đang quản lý sử dụng là 104,01 ha.

    Chính quyền các địa phương sau khi tiếp nhận và giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì cũng thực hiện công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường theo pháp luật cũng giống như các loại đất khác. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương đang gặp khó khăn khi quản lý đối với loại đất này là tỷ lệ diện tích được cấp GCN quyền sử dụng đất còn quá thấp so với các loại đất khác.

    Diện tích đã giao cho hộ gia đình cá nhân cần được GCN quyền sử dụng đất cho đối tượng này để họ có quyền hợp, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và thực hiện các quyền sử dụng đất theo luật định, đồng thời được nhà nước bảo hộ.

    Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lương Sơn được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2. Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

 

 

Tổng số cần cấp

Đã cấp GCN

Chưa cấp GCN

TT

Loại đất

DT

GCN

DT

GCN

DT

GCN

DT

GCN

   

ha

giấy

ha

giấy

ha

giấy

%

%

1

Đất nông nghiệp

110,34

1669

1,41

2

108,93

1667

98,72

99,88

-

Đất trồng cây LN

110,34

1669

1,41

2

108,93

1667

98,72

99,88

2

Nhóm đất PNN

27,63

1812

0,24

13

27,39

1799

99,13

99,28

-

Đất ở tại nông thôn

15,94

576

0,08

2

15,86

574

99,5

99,65

-

Đất ở tại đô thị

11,69

1236

0,16

11

11,53

1225

98,63

99,11

3

Tổng số

137,97

3481

1,65

15

136,32

3466

98,8

99,57

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, năm 2022

    Kết quả cấp GCN trên địa bàn huyện Lương Sơn đến năm 2021 rất thấp. Diện tích đã cấp GCN đối với đất nông nghiệp (toàn bộ là đất trồng cây lâu năm) mới có 1,41 ha; chiếm 1,28%; đất phi nông nghiệp (đất ở tại nông thôn và tại đô thị) có 0,24 ha, chiếm 0,87% tổng diện tích đã rà soát cần cấp GCN. Tính tổng của 2 nhóm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp mới cấp được 1,65 ha; chiếm tỷ lệ 1,2% tổng diện tích cần cấp GCN. Về GCN, đối với đất trồng cây lâu năm mới chỉ cấp được 2 giấy (chiếm 0,12%) và đất phi nông nghiệp (đất ở) chỉ đạt 0,71%).

    Những tồn tại, hạn chế của công tác cấp GCN quyền sử dụng đối với đất có nguồn gốc các nông, lâm trường được xác định như sau:

- Việc xác định nguồn gốc đất đai để cấp GCN quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn do biến động nhiều, thay đổi đối tượng quản lý, sử dụng…

- Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định đối với người ngoài địa phương còn chậm, dẫn đến công tác xác nhận thông tin nghĩa vụ tài chính chưa có căn cứ để chuyển thông tin địa chính.

- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân còn khó khăn, do giá đất cao, các hộ không có khả năng tài chính để nộp, dẫn đến hồ sơ chậm không thực hiện được.

    Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:

- Các quy định của pháp luật thay đổi nhiều trong thời gian ngắn, ngày càng phức tạp và chặt chẽ hơn, gây ra khó khăn lúng túng cho cán bộ thực hiện.

- Số lượng hồ sơ tập trung nhiều, hồ sơ các đơn vị tư vấn đo đạc chưa lồng ghép lên Bản đồ địa chính do đó Văn phòng Đăng ký đất đai phải thực hiện đo đạc lại, chỉnh sửa toàn bộ hồ sơ cho đồng nhất.

- Số lượng cán bộ thực hiện kiểm tra, xác nhận thông tin còn thiếu, bên cạnh đó vẫn thực hiện các nhiệm vụ công việc theo chức năng, nhiệm vụ, nên đôi khi hồ sơ xử lý chưa được kịp thời.

3.3. Đề xuất giải pháp về giao đất và quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý

    Hoàn thiện và ổn định Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật; việc xác minh nguồn gốc đất đai đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường nhiều trường hợp gặp khó nên quy định nếu người sử dụng ổn định trước khi giao về địa phương trong thời gian 05 năm thì không cần xác định nguồn gốc.

    Đề nghị các tỉnh, thành phố hoàn thành và phê duyệt phương án thu hồi đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao cho các địa phương quản lý trên phạm vi cả nước, đồng thời có phương án sử dụng phần diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao về địa phương quản lý. Trong đó, diện tích bàn giao cho các địa phương cần có tập trung giao cụ thể cho các đối tượng là hộ gia đình cá nhân là chủ yếu.

    Các tỉnh bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách để thực hiện: rà soát ranh giới sử dụn, cắm mốc ranh giới; đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý.

    Bố trí đủ nguồn lực để giải quyết những khó khăn trong công tác cấp GCN (xác định nguồn gốc đất, xác minh nghề nghiệp hộ gia đình...) để đẩy nhanh cấp GCN quyển sử dụng đất, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

    Ứng dụng công nghệ hiện đại trong đo đạc, trong quản lý hồ sơ địa chính để truy xuất, tra cứu thông tin phục vụ công tác cấp GCN và quản lý sử dụng đất nhanh chóng, chính xác hơn.

    Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai minh bạch, hướng dẫn cụ thể chi tiết trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất, trả kết quả đúng hẹn, đúng thời gian quy định tạo lòng tin cho người dân.

    Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai cho cán bộ công chức địa chính và nhân dân thông qua nhiều hình thức để nâng cao hiểu biết, kiến thức của người dân về quản lý nhà nước cề đất đai nói chung và việc cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng.

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

    Các nông, lâm trường quốc doanh đã từng bước thực hiện đổi mới, rà soát sắp xếp lại, diện tích đất dư thừa, sử dụng kém hiệu quả được thu hồi và giao cho các địa phương quản lý sử dụng. Theo phương án sẽ thu hổi 465.029 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp giao cho các địa phương quản lý. Đến năm 2020, theo báo cáo của 27/45 tỉnh thực hiện nhiệm vụ này còn chậm vì các nguyên nhân khác nhau và đất giao cho các hộ gia đình cá nhân chỉ chiếm 7.8% tổng diện tích.

    Các địa phương sau khi nhận bàn giao đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã giao cho các đối tượng sử dụng khác nhau; và thực hiện quản lý với đất này theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn do có nhiều vướng mắc như thiếu tài liệu, minh chứng nguồn gốc và khó khăn trong cấp GCN quyền sử dụng đất. Nghiên cứu tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình cho thấy, diện tích đã cấp GCN đối với đất nông nghiệp mới có 1,28%; đất phi nông nghiệp (đất ở tại nông thôn và tại đô thị) có 0,87% tổng diện tích đã rà soát cần cấp GCN …

    Để đẩy nhanh giao đất có nguồn gốc nông lâm trường cho địa phương quản lý được chặt chẽ theo quy định của pháp luật đề xuất các giải pháp như hoàn thiện Luật Đất đai, nghiên cứu cho phép cấp GCN đối với đất có nguồn gốc NLT; các địa phương sớm phê duyệt phương án và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ khác như cải cách thủ tịc hành chính, tăng cường tuyên truyền pháp luật …  

4.2. Kiến nghị

- Cần khảo sát đánh giá đầy đủ ở tất cả các tỉnh/thành phố có các nông, lâm trường quốc doanh trước kia, nay sắp xếp lại để chuyển diện tích dôi dư cho các địa phương quản lý. Trong báo cáo này mới có thông tin, số liệu của 37 tỉnh/thành phố, do vậy số liệu và đánh giá chưa đầy đủ.

- Nghiên cứu điểm để đánh giá công tác thu hồi đất có nguồn gốc nông, lâm trường giao cho địa phương quản lý cần thực hiện ở 7 huyện đại diện cho 7 vùng kinh tế cả nước; hiện nay do thiếu kinh phí và thời gian nên mới chỉ thực hiện ở 1 huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình là chưa đầy đủ.

Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Bá Long

       Trường Đại học Lâm nghiệp

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 4/2023)

Tài liệu tham khảo

1. Bộ TN&MT (2019). Báo cáo số 65/BC-BTNMT ngày 26/7/2019 về việc quản lý đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp sau 05 năm thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

2. Chính phủ (2020). Báo cáo số 379/BC-CP ngày 15/8/2020 của Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.

3. CODE & Forest Trends (2013a). Mâu thuẫn đất đai giữa các công ty lâm nghiệp và người dân địa phương.

4. Trần Xuân Miễn, Xuân Thị Thu Thảo, Bùi Văn Phong (2016), Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 6 -2016, tr. 209-216.

5. Hội đồng Dân tộc (2018). Báo cáo số 721/BC/HDDT14 ngày 19/10/2018 về Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.

6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo số 958/BC-UBTVQH về Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014, Hà Nội.

 

Ý kiến của bạn