Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Phương án phát triển các bon thấp cho Việt Nam - Những bài học đầu tiên từ đường cong chi phí giảm biên

26/09/2014

     Đánh giá theo phương pháp chuyên gia dựa vào đường cong chi phí giảm biên (MACC) đã được tiến hành để đánh giá tiềm năng phát thải khí nhà kính (KNK) trong khuôn khổ Chiến lược Tăng trưởng Xanh Việt Nam (CLTTXVN). Đánh giá này tập trung vào 3 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp, chiếm 90% tổng lượng phát thải của Việt Nam. Các đánh giá cho thấy, cắt giảm phát thải tự nguyện tương đương với giảm hàng năm 2% phát thải KNK trên mỗi đơn vị GDP là khả thi vào năm 2020 mà không phát sinh thêm chi phí kinh tế. Tiềm năng "cùng có lợi" tồn tại trong tất cả các lĩnh vực, nhưng tương đối cao hơn trong nông nghiệp. Các tính toán cho thấy, tổng số 80 triệu tấn CO2 có thể được tính vào "cùng có lợi" trong tổng dự kiến 325 triệu CO2 vào năm 2020 (khoảng 25%).

     Điều này đòi hỏi đầu tư có mục tiêu để vượt qua các rào cản nhằm thay đổi hành vi và thích ứng. Tuy nhiên, những tác động lớn hơn của các chính sách này là tác động kinh tế - xã hội tích cực như nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường (nước, bảo tồn đa dạng sinh học) và tăng việc làm (thường là thay đổi việc làm từ "ngành nâu" sang "ngành xanh") .

     1. Bối cảnh

     Tháng 4/2011, Bộ KH&ĐT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng CLTTXVN. Trong CLTTXVN phải có hợp phần các bon thấp. Bộ KH&ĐT đã tiến hành đánh giá các khả năng các bon thấp. 3 đánh giá đã được UNDP hỗ trợ, gồm đánh giá tính khả thi của phát triển các bon thấp ở Việt Nam trong nông nghiệp, lâm nghiệp và năng lượng. 3 lĩnh vực này chiếm 90% tổng lượng khí thải hiện nay.

     CLTTXVN bao gồm mục tiêu phát thải khí thải nhà kính tự nguyện được xác định theo MACC, là một phần của nghiên cứu chính sách dựa trên luận cứ, do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ xây dựng. Mục tiêu giảm dần ban đầu là 1% lượng khí thải cho mỗi đơn vị GDP mỗi năm (không có hỗ trợ) và 2% cường độ phát thải KNK vào năm 2020 (có điều kiện). Mục tiêu này dẫn đến lượng tăng phát thải KNK thấp hơn so với dự đoán. Sau năm 2020, tổng lượng phát thải KNK sẽ giảm 1,5-2 % dựa trên một kịch bản thông thường vào năm 2030 và sẽ giảm hơn nữa.

     2. Phương pháp luận và phương pháp sử dụng

     Phân tích các ngành năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận chuyên gia. MACC đo tiềm năng giảm thiểu KNK của mỗi phương án và định lượng chi phí và lợi ích của phương án đối với ước tính thu hồi vốn đầu tư. Các chi phí thực hiện và các tác động xã hội và môi trường cho mỗi phương án được đánh giá bằng phân tích định tính.

     Năng lượng: Các tính toán trong phân tích lĩnh vực năng lượng sử dụng 4 mô hình chính và phần mềm. Đầu tiên, dự báo nhu cầu năng lượng sử dụng Simple_E (Hệ thống mô phỏng kinh tế lượng đơn giản) và dự báo phát thải KNK, dựa trên các hướng dẫn của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) năm 2006 về kiểm kê KNK quốc gia và các phần mềm liên quan nhất. Để thiết lập hệ số phát thải điện phân phối, các tính toán dựa trên CDM- Executive Board, báo cáo UNFCCC/CCNUCC EB 60 Phụ lục 8, hướng dẫn phiên bản 02.10. Đối với việc xây dựng các đường cong MAC, phần mềm MACC builder Pro được sử dụng. Đánh giá năng lượng bao gồm việc xác định nhu cầu đầu tư để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải.

 

Hình 1: Lượng phát thải KNK dựa trên kết quả của nghiên cứu MACC đối với ba ngành

và hai kịch bản phát thải cắt giảm, với sự hỗ trợ (trong nước) và không có hỗ trợ quốc tế

 

     Nông nghiệp: Các tính toán và phân tích ngành nông nghiệp sử dụng sự kết hợp các mô đun IPCC năm 1996 (Tier 1) với mô hình hóa khí thải quốc gia. Ước tính lượng khí thải do đốt và chăn nuôi dựa trên IPCC Tier 1 và các ước tính liên quan đến đất và mùa vụ được tính bằng mô hình hóa hệ thống đất - cây trồng (DNDC) dựa trên GIS hiệu chuẩn cho Việt Nam thông qua quan sát thực địa, sử dụng đất được che phủ, bản đồ đất và khí hậu cấp tỉnh.

     Lâm nghiệp: Phần mềm REDD Abacus đã được sử dụng như một công cụ mô hình để tính toán chi phí cơ hội liên quan đến kế hoạch thay đổi sử dụng đất trong các chương trình phát triển rừng đã được Chính phủ phê duyệt. REDD Abacus là một gói phần mềm về đất công do Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF) xây dựng. Phân tích sâu hơn trong các phương án giảm thiểu được thực hiện với phần mềm COMAP phiên bản 2006.

     Hình 1 cho thấy, tổng quan về tác động của các mục tiêu đối với mức độ phát thải. Như hình vẽ, lượng khí thải BAU bắt đầu sai lệch sau năm 2020. Sự sai lệch này chủ yếu là do những thay đổi trong quy hoạch năng lượng. Sự phát triển điện VII dự kiến mức tăng trưởng cao hơn về nhu cầu và cung cấp năng lượng cần thiết so với quy hoạch trước đó và giả định sự phụ thuộc cao hơn vào than đá so với phương án thay thế. Những thay đổi được đề xuất so với điều kiện bình thường là rất lớn và đòi hỏi đầu tư bổ sung đáng kể để đảm bảo rằng các mục tiêu được đáp ứng.

     3. Kịch bản

     3 kịch bản đã được xây dựng để ước tính lượng khí thải, như đã nêu trong CLTTXVN: Kịch bản cơ bản không có thay đổi chính sách; Kịch bản trong nước tài trợ (kịch bản tự nguyện). Kịch bản này hàm ý, những nỗ lực hiện tại nhằm bắt đầu giảm phát thải KNK sẽ tiếp tục được mở rộng dựa trên các quy hoạch tổng thể đã phê duyệt cho các lĩnh vực khác nhau. Các quy hoạch này bao gồm Luật Hiệu quả năng lượng, các chính sách trồng rừng hiện hành và các phương án "cùng có lợi" khác đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt như: Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp (giống chín sớm, 3 tăng, 3 giảm, việc sử dụng than sinh học…) và sự hỗ trợ bên ngoài (kịch bản có điều kiện). Kịch bản này dựa trên những nỗ lực bổ sung mà hiện chưa khả thi về mặt tài chính và cần có đầu tư bổ sung. Hầu hết những nỗ lực này nằm ngoài phạm vi kế hoạch hiện tại.

     4. Kết quả theo ngành

     Nông nghiệp

     Ngành nông nghiệp chỉ ra rằng xây dựng phương án phát triển các bon thấp là quan trọng, với việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính đáng kể và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, sự phụ thuộc của đầu vào, đặc biệt là urê, dẫn đến lượng khí thải NOx cao hơn 220 lần trong khí thải nhà kính cũng mạnh như khí CO2, điều này giải thích những lợi ích cao nhất có thể đạt được.

     Một trong những phát hiện quan trọng là SRI (hệ thống thâm canh lúa) không hiệu quả về mặt chi phí như các lựa chọn khác. SRI là một phần quan trọng của Chiến lược phát triển nông thôn mới (Quy hoạch tổng thể của Bộ NN&PTNN giai đoạn 2011-2015) và kế hoạch 20-20-20 (nghĩa là trong 1 thập kỷ tăng lượng lương thực lên 20%, giảm đói nghèo 20%, giảm rác thải 20%) của Bộ NN & PTNT nhằm giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp do tăng thêm chi phí cho hệ thống thủy lợi. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tài chính và môi trường thích hợp trong quá trình xây dựng chính sách.

     Nhìn chung, tổng tiềm năng giảm phát thải năm 2020 ước đạt 44 triệu tấn CO2.

     Năng lượng

     Đến năm 2030, ngành năng lượng sẽ là nguồn phát thải KNK lớn nhất. Các phương án giảm thiểu khả thi có tầm quan trọng cao đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm giảm phát thải KNK.

     Phân tích cho thấy, tiềm năng kỹ thuật của các biện pháp "cùng có lợi" ước tính khoảng 22 Mt CO2e mỗi năm vào năm 2020 và 47 Mt CO2e mỗi năm vào năm 2030. Hơn nữa, việc thực hiện các phương án giảm thiểu chi phí thấp sẽ khả thi với chi phí 5 USD mỗi tấn CO2e (tiết kiệm 39 và 68 Mt CO2e mỗi năm vào năm 2020 và 2030). Với mức giá 20 USD mỗi tấn CO2e, ước tính tiết kiệm khoảng 84 và 210 Mt CO2e mỗi năm vào năm 2020 và năm 2030.

     Lâm nghiệp

     Một trong những nguồn chính hấp thụ các bon tại Việt Nam là chính sách sử dụng đất đã mang lại sự gia tăng đáng kể về độ che phủ rừng trong 2 thập niên qua. Đến năm 2020, các chính sách này sẽ tạo ra một hấp thụ ròng là 37,3 tấn CO2e mỗi năm.

     Dựa trên các kế hoạch quản lý rừng hiện có, các thực tiễn cải thiện canh tác trên đất rừng có thể mang lại thành tích đáng kể trong việc hấp thụ các bon. Nghiên cứu cho thấy, tổng tiềm năng giảm phát thải 1,259 mt CO2. Với tốc độ hàng năm này bằng 77,8 mt CO2. Chi phí cho giảm phát thải là 0,3 - 1.3 USD/tấn CO2, ngoại trừ chuyển đổi rừng nghèo cao su (6.1 USD/tấn CO2). Chi phí đầu tư ban đầu đối với rừng là 50 - 365 USD/ha, trừ trồng cao su (1.615 USD/ha).

 

Đến năm 2030, ngành năng lượng sẽ là nguồn phát thải KNK lớn nhất

 

     Trong giai đoạn 2020 - 2030, hầu hết các phương án "cùng có lợi" với nhu cầu đầu tư tương đối thấp đang ít dần. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi về quy mô. Theo kịch bản giảm phát thải, lượng khí thải trung bình hàng năm vào năm 2030 sẽ thấp hơn 23% so với dữ liệu cơ sở dự kiến mà không cần các can thiệp chính sách. Đây là một cam kết quan trọng và sẽ mang Việt Nam đến con đường phát triển xanh nhưng đòi hỏi phải thay đổi đáng kể về chính sách và kế hoạch kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho các nhu cầu đang tăng lên về đầu tư và cho các quá trình thay đổi xã hội có liên quan.

     Trên đây là sự đánh giá nhanh và các nghiên cứu cũng nhấn mạnh những công việc cần phải thực hiện. Các khuyến nghị cũng được nêu ra để cải thiện độ chính xác cho từng ngành, bao gồm cả việc nghiên cứu thông qua mô hình chi tiết về các kịch bản phát thải dự kiến.

     Trong bối cảnh của CLTTXVN, khả năng nhận diện giảm bền vững khí thải nhà kính là cao. Nghiên cứu cho thấy, với việc tài trợ các bon bổ sung, những thu hoạch tăng thêm là có thể, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp và năng lượng.

     Do đó, các cơ quan Chính phủ nên tái tập trung các chính sách, hành động Tăng trưởng xanh, các phương án "cùng có lợi", những chính sách môi trường (cải thiện chất lượng không khí, xử lý các bon đen, cải thiện chất lượng nước) và những thu hoạch kinh tế (cải thiện thu hồi vốn đầu tư công), hỗ trợ và tài trợ BĐKH của các nhà tài trợ nên tập trung vào các phương án đòi hỏi tài chính bổ sung - hỗ trợ tài chính. Điều này có thể thực hiện thông qua khuyến khích nghiên cứu và phát triển, đối với những Phương án trong khoảng 0-10 USD/tấn CO2 thực hiện thông qua cơ chế thị trường và các hành động nhằm giảm thiểu ở cấp quốc gia phù hợp, trong đó bao gồm cả REDD (Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng) cũng như các chính sách khác.

     Một lộ trình đã được phát triển, dựa trên kết quả nghiên cứu, có nêu chi tiết, về làm thế nào có thể đạt được giảm phát thải. Bổ sung cho các kết quả MACC, lộ trình nêu ra phải có phân tích về tác động tài chính và tài khóa của các phương án phát triển carbon thấp và làm thế nào để thực hiện các phương án này tốt nhất.

 

Nguyễn Tuấn Anh

Phó Vụ trưởng Vụ KHGDTN&MT

Bộ Kế hoạch và Đầu Tư

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 8/2014

 

 

Ý kiến của bạn