Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Khả năng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Hậu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

16/08/2014

     Sông Hậu là nơi tiếp nhận nước thải từ sông, kênh, rạch và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh, đặc biệt là các KCN ven sông. NĂm 2005, khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn nước (Bộ TN&MT, 2005). Tính đến đầu năm 2008, khoảng 20 KCN, CCN tập trung dọc sông Hậu chưa có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đi  vào hoạt động (Phạm Đức Nghĩa và ctc, 2009). Do số lượng các KCN dọc sông Hậu có HTXLNT rất ít nên phần lớn nước thải sau khi được xử lý sơ bộ đều xả ra sông Hậu.

     Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thường tập trung mô phỏng tải lượng chất lượng nước và khả năng tự làm sạch cảu sông bằng mô hình Qual 2E (N.Mehrdadi, M.Ghobadi, T.Nasrabadi và H.Hoveidi (2006), N.C.Ghosh và Edward A.McBean (1996), TMDL (Kevin O'Donnell và Nathan Bailey, 2008), streeter - Phelps (E.O.Long và D.O.Omole, 2008), mô hình WQ993 - Water Quality 99 - 1993 (Lê Trình, 1995), phần mềm MIKE11 (Phạm Hồng Gia, 2010), mô hình ECOSMO (Bùi Hồng Long và Nguyễn Hữu Huân, 2011). Riêng đối với sông Hậu thì chưa có đánh giá chuyên sâu về khả năng chịu tải môi trường.

     Nghiên cứu được thực hiện nhằm tính toán, dự báo tổng tải lượng thải từ các KCN dựa trên kịch bản thay đổi điều kiện biên và xác định khả năng tiaaps nhận nước thải của đoạn sông, làm cơ sở cho nghiên cứu khả năng chịu tải của tuyến sông Hậu và phục vụ cho công tác quản lý môi trường của các cơ quan chuyên môn.

 

Phạm Thành Nhơn

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 7/2014)

Ý kiến của bạn