Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 10/01/2025

Cần có chế tài đủ mạnh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

17/07/2024

    Ô nhiễm không khí đang có chiều hướng gia tăng cao trên toàn cầu và Việt Nam không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Ô nhiễm không khí không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Tại Việt Nam, cứ 10 bệnh có tỷ lệ tử vọng cao nhất thì có 6 bệnh liên quan đến hô hấp do ô nhiễm không khí và chất lượng không khí.

    Tác nhân gây nên ô nhiễm không khí là do bụi mịn PM2.5 và bụi min PM10, sinh ra từ nơi sản xuất công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải và từ sinh hoạt của người dân như đốt rác thải, chất thải, cống rãnh, hồ ao tụ lại tỏa lên không khí, mang theo các kim loại nặng, dioxit, mangan, silic và rất nhiều thứ nguy hiểm khác. Loại bụi này chỉ bằng 1/30 hoặc 1/50 của một sợi tóc, có thể xuyên qua hệ thống phòng ngừa như lông mũi, chất nhờn trong mũi, trong phế quản, vào thẳng trong phía nan, nơi trao đổi chất và vào trong máu gây rối loạn trao đổi chất, các chức năng cơ thể, kể cả hệ thống gen. Vì vậy, bụi mịn là “sát thủ vô hình” mà chúng ta không thể thấy bằng mắt thường nhưng lại là tác nhân gây ra các loại bệnh cho con người như đột quỵ, cao huyết áp, phổi tắc nghẽn, ung thư…

    Hiện nay, bệnh lây nhiễm ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng (chiếm đến 77%) và đa số do ô nhiễm môi trườg không khí, nước, biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

    Thống kê của WHO cũng cho thấy, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh tim mạch, phổi và đột quỵ. Trong khi đó, hàng ngày có khoảng 93% số trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ trẻ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

    Hiện nay, Viện chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) đã có những chính sách để phòng ngừa và kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm và xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đó là chiến lược về vấn đề môi trường để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), nhằm ngặn chặn các vấn đề về nhà kính, phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, người dân cũng đang dần bắt đầu có ý thức về ô nhiễm môi trường do điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống. Tuy nhiên, nhận thức của người dân chưa đồng đều ở khu vực thành thị và nông thôn, do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm cải thiện thói quen sinh hoạt của người dân như thực hiện xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác bừa bãi, thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện. Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục, cần phải có chế tài xử phạt,nếu ai gây ô nhiễm môi trường phải có hình thức xử phạt nghiêm. Tuỳ mức độ vi phạm mà công khai minh bạch thông tin trên các phương tiện truyền thông và không có ngoại lệ với bất cứ ai kể cả người dân và doanh nghiệp, đồng thời, cũng cần có hình thức khen thưởng đối với những cá nhân, đơn vị làm tốt công tác BVMT.

    Bên cạnh đó, chúng ta cần có những cam kết chính trị rất mạnh mẽ, để xử lý vấn đề ô nhiễm không chỉ là hô khẩu hiệu mà phải có những cam kết thực sự. Hiện nay Việt Nam vẫn còn hạn chế trong sự phối hợp giữa các ban, ngành địa phương, sự tham gia của các bên liên quan vẫn còn chưa đồng nhất và sự đầu tư giữa các nhóm đối tượng khác nhau cho ô nhiễm môi trường, chưa mang sự tổng thể và kết nối. Ngoài ra, cần chuyển đổi giao thông truyền thống sang giao thông xanh, chuyển đổi các năng lượng sạch hơn, đầu tư cho hệ thống giám sát, không chỉ những hệ thống giám sát truyền thống, mà là những hệ thống về viễn thám, cảng biển, camera hiện đại ở mọi nơi để phát hiện được nguồn gây ô nhiễm để ngay tức có biện pháp xử lý. Căn cứ tình hình thực tế, sử dụng các nguồn lực huy động để giám sát, gắn ô nhiễm với những người đứng đầu, tạo ra những sự thay đổi kinh tế cũng trách nhiệm đối với môi trường...

Bảo Bình

Ý kiến của bạn