Banner trang chủ

Chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp

01/12/2018

Cơ giới hóa nông nghiệp là chủ trương của đảng và nhà nước trong những năm gần đây. Tiến trình cơ giới hóa đang được đẩy mạnh ở khu vực đồng bằng sông cửu long và Tây Nguyên.

Cơ giới hóa nông nghiệp trên thế giới đã được thực hiện từ thế kỷ 20, có hiệu quả vượt trội về năng suất lao động, khả năng quản lý hiệu quả, và tăng tính bền vững trong sản xuất.

Ở nước ta ở những năm thế kỷ 20, cơ giới hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do chiến tranh. Chủ trương những năm gần đây là tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ vốn cho bà con nhân dân tiếp cận với máy móc cơ giới, đào tạo nhân lực tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu đi thẳng đến hiện đại hóa trong nông nghiệp.

Tình hình cơ giới hóa ở đồng bằng sông cửu long:

Làm đất: Thay thế trâu bằng máy cày, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 70 – 85%

Gieo cấy lúa: Thay thế gieo cấy lúa thủ công bằng công cụ sạ lúa kéo hàng hoặc máy cấy.

Phun thuốc: Một số tỉnh như Bạc Liêu, Kiên Giang… người dân đã bắt đầu sử dụng bình phun thuốc đeo vai có động cơ thay vì bơm tay như trước đây.

Tưới tiêu: Hầu hết đều dùng bơm dầu

Thu hoạch: Đây là điểm dễ nhận thấy nhất về cơ giới hóa ở ĐBSCL, tỷ lệ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đạt 80 - 100% tùy nơi.

Tình hình cơ giới hóa ở các tỉnh Tây Nguyên:

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay nông dân đang áp dụng việc cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt trên 90%, vận chuyển 93%, thu hoạch đạt trên 80%, và tưới nước bằng các phương tiện cơ giới đạt trên 75%. Ngoài các thiết bị thông dụng như máy sấy, bơm dầu, tỷ lệ sử dụng các phương tiện vận chuyển như xe tải, máy xúc lật để xúc và vận chuyển tăng mạnh.

Các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cũng được các quỹ khuyến nông hỗ trợ vay vốn. Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp..., sẽ được ngân sách cấp thành phố hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn tối đa là 3 năm, mức vốn vay tối đa được hỗ trợ lãi suất 100% giá trị sản phẩm.

Nhập khẩu máy móc của Việt Nam cũng đang tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm nay đến hết ngày 15-7-2017, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 108,89 tỉ đô la Mỹ, tăng 23,3% (tương ứng tăng gần 20,59 tỉ đô la Mỹ)

Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ tiếp tục góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân công lao động trong thu hoạch, giảm nhẹ công sức lao động, tránh độc hại, tăng lợi nhuận cho nông dân

SDLG Việt Nam

Ý kiến của bạn