31/10/2024
Tóm tắt:
Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (HST RNM), các loài sinh vật gây hại chính có thể làm suy giảm chất lượng rừng, thậm chí gây chết rừng. Nhằm xác định loài gây hại chính và mức độ gây hại HST RNM, nghiên cứu đã tiến hành điều tra “Thành phần loài sinh vật gây hại chính trong HST RNM tỉnh Hà Tĩnh”. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu gồm: Điều tra thành phần loài sinh vật gây hại; định loại tên loài; xác định loài sinh vật gây hại chính; xử lý và phân tích số liệu. Kết quả bước đầu nghiên cứu đã ghi nhận cấu trúc thành phần loài sinh vật gây hại, theo đó có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ, trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 33,3% tổng số loài), thuộc 6 giống và nằm trong 5 họ (chiếm 38,5% tổng số họ). Nghiên cứu cũng xác định được 5 loài giáp xác gây hại chính thuộc 3 giống (Balanus; Metopograpsus; Sphaeroma), 3 họ (Balanidae; Grapsidae; Sphaeromatidae) và 3 bộ (bộ giáp xác chân tơ (Cirripedia), bộ giáp xác mười chân (Decapoda), bộ Chân đều (Isopoda)). Trên cơ sở đó làm cơ sở khoa học cho việc phòng - trừ, ngăn chặn sự suy giảm về diện tích và chất lượng RNM.
Từ khóa: Sinh vật gây hại, RNM; sphaeroma terebrans Bate, 1886.
Ngày nhận bài: 9/9/2024; Ngày sửa chữa: 27/9/2024; Ngày duyệt đăng: 21/10/2024.
Investigation of Major Harmful Crustacean Species in the
Mangrove Ecosystem of Hà Tĩnh Province
Abstract:
In the mangrove ecosystem, the major pests can degrade forest quality, even cause forest death. In order to determine the major pests and the level of damage to the mangrove ecosystem, the study conducted an investigation on the "Composition of major pests in the mangrove ecosystem of Ha Tinh province". The methods used in the study include: Investigation of the composition of major pests; identification of species names; identification of major pests; data processing and analysis. The initial results of the study recorded the composition of major pests, according to which there are 18 major pests belonging to 15 genera, 13 families in 7 orders, of which the Lepidoptera is the most diverse with 6 species (accounting for 33.3% of the total number of species), belonging to 6 genera and in 5 families (accounting for 38.5% of the total number of families). The study also identified 5 main harmful crustacean species belonging to 3 genera (Balanus; Metopograpsus; Sphaeroma), 3 families (Balanidae; Grapsidae; Sphaeromatidae) and 3 orders (Cirripedia, Decapoda, Isopoda). On that basis, it forms a scientific basis for preventing and controlling the decline in area and quality of mangrove forests.
Keywords: Major pest, Mangroves; sphaeroma terebrans Bate, 1886.
JEL Classifications: P48, Q56, Q57.
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Hà Tĩnh có đường bờ biển dài hơn 137 km từ Cửa Hội đến Đèo Ngang. Dọc theo bờ biển có 4 cửa sông lớn là: Cửa Hội (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Thạch Hà, Lộc Hà, TP. Hà Tĩnh), Cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (huyện Kỳ Anh). Theo số liệu kiểm kê rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh năm 2022, diện tích RNM toàn tỉnh là 687,9 ha, tập trung tại 4 cửa sông và chủ yếu là rừng trồng từ những năm 1996 - 2005.
Trong thời gian ngày 18 tháng 8 năm 2020, Chi cục Kiểm lâm vùng II phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật rừng vùng Khu vực IV, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, Ban Quản lý dự án trồng RNM tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế tại hiện trường, lấy mẫu sinh vật hại tại nhiều địa điểm khác nhau tại Công trình trồng RNM (cụ thể cây Bần chua - Sonneratia caseolaris) ở các xã: Thạch Môn, Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh với diện tích 25 ha bần chua, bước dầu đã xác định được cây trồng bị loài giáp xác chân đều Sphaeroma terebrans (thuộc họ Sphaeromatidae bộ chân đều Isopoda, lớp Malacostraca) tấn công gây chết cây ngập mặn (Chi cục Kiểm lâm vùng II, 2020).
Khả năng lây lan, sức tàn phá của các loài sinh vật gây hại là rất lớn và gây hậu quả nghiêm trọng, đây là một thách thức lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở nước ta cũng như trên thế giới. Tại tỉnh Hà Tĩnh chưa có công trình nghiên cứu nào xác định thành phần loài sinh vật gây hại lên HST RNM. Do đó, tiến hành: Điều tra thành phần loài SVGH là việc làm cấp thiết nhằm xác định thành phần loài gây hại chính, từ đó cung cấp sở khoa học cho việc phòng, trừ hữu hiệu, ngăn chặn sự suy giảm về diện tích và chất lượng RNM tại tỉnh Hà Tĩnh.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Loài sinh vật gây hại chính lên HST RNM (tập trung vào các loài giáp xác gây hại chính lên HST RNM)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thời gian: Điều tra thu mẫu tháng 3 đến tháng 8/2024.
* Địa điểm: Thu mẫu sinh vật gây hại theo sinh cảnh trong 4 HST RNM: Cửa Hội, huyện Nghi Xuân; cửa Sót huyện Lộc Hà, Thạch Hà và TP. Hà Tĩnh; cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên; cửa Khẩu, thị xã Kỳ Anh. Các sinh cảnh trong HST RNM được phân chia gồm: Sinh cảnh RNM cửa Hội (SCCH); sinh cảnh cửa Sót (SCCS); sinh cảnh cửa Nhượng (SCCN); sinh cảnh cửa Khẩu (SCCK). Các trạng thái phân bố loài cây ngập mặn: Rừng thuần bần chua: (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.): SCCH1; SCCS1; SCCCK1; rừng thuần bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham): SCCH3; rừng thuần trang (Kandelia obovata Sheue Liu &Yong): SCCS4; SCCN3; SCCK3; rừng hỗn giao: bần chua (S. caseolaris) - trang (K. Obovata) - sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco): SCCH2; (S. caseolaris) – trang (K. Obovata) - mắm biển (Avicennia marina (Forsk.) Veirh) - đước (Rhizophora stylosa Griff.) - sú (Ae. corniculatum): SCCS2; SCCN1; mắm biển (A. marina) - trang (K. obovata) - đước (Rh. Stylosa): SCCN2; trang (K. obovata) - mắm biển (A. marina) - đước (Rh. Stylosa) - sú (Ae. Corniculatum): SCCK2; RNM phân bố bờ đầm và cửa cống đầm nuôi trồng thủy sản (SCBĐ-CC);
|
Hình 1. Địa điểm nghiên cứu, tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn (OTC)
* Phương pháp điều tra thành phần loài sinh vật gây hại
Thu thập, điều tra mẫu: Mẫu sinh vật gây hại được thu theo Sổ tay hướng dẫn giám sát điều tra đa dạng sinh học (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên – WWF chương trình Đông Dương, Hà Nội, Việt Nam, 2003): Phần phương pháp nghiên cứu sinh vật đáy: Sử dụng khung định lượng 1 m2 (1m x 1m) để thu mẫu ở vùng triều cạn và sử dụng cào đáy để thu mẫu ở vùng ngập nước dưới triều; Điều tra và giám sát côn trùng: Sử dụng vợt (đường kính 30 cm và túi lưới làm bằng sợi tổng hợp (dacron). Lưới ni lông, túi vợt có dạng chóp, chiều dài miếng lưới 50cm; lướt thu sinh vật nổi No 57 micromet), khua đập, hút, bẫy, chiết lọc. Lấy mẫu 2 bộ trong điều kiện sạch và tốt, nghĩa là đầy đủ các phần phụ như: Râu, cánh và chân. Sử dụng đồ đựng kháng cồn, không rò rỉ, như hộp nhựa, lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc lọ đựng bằng nhựa có nắp xoáy để giữ mẫu. Thu thập mẫu ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời có thể trợ giúp cho việc định tên loài gây hại.
Bảo quản mẫu trong dung dịch cồn 70º, các vị trí có mẫu được phân biệt với nhau bằng các nhãn mang về phòng thí nghiệm để phân tích thành phần loài.
Định loại tên loài: Các mẫu sinh vật gây hại được nhặt và phân tích dưới kính lúp và kinh hiển vi soi nổi 3 mắt Reiife M3T camera 4K. Định loại động vật không xương sống theo: Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Thái Trần Bá; Nhóm cua (Brachyura): Dai Ai-Yun và Yang Si-Liang,1994; Jocelyn Crane, 1975; Nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia): Kent E. Carpenter và Volker H. Niem, 1998; Han Raven, Jap Jan Vermeulen, 2006; Nhóm côn trùng (Insects): Tiplehorn. C. A., Johnson. N.F., (2005), Chujo M.,(1968), P. Bouchard. et all., (2011), Kurosawa. Y, Hisamatsu. H and Sasaji. H (Eds)., (1985).
* Phương pháp điều tra rừng ngập mặn
Các sinh cảnh trong HST RNM đã chọn đại diện cho các yếu tố (tuổi cây, lập địa, phương thức trồng rừng, loại rừng, thành phần loài...). Bố trí 63 ô tiêu chuẩn (OTC-kích thước: 10 m x 10 m) và 8 tuyến khảo sát với 2 tuyến khảo sát cho mỗi hệ thống RNM cửa sông ở 4 khu vực: 16 OTC trên 2 tuyến khảo sát ở RNM cửa Hội (18°43'56.44"N; 105°45'0.48"E), huyện Nghi Xuân; 16 OTC trên 2 tuyến khảo ở RNM cửa Sót (18°24'32.02"N; 105°54'23.01"E) huyện Lộc Hà, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh; 16 OTC trên 2 tuyến khảo sát ở RNM cửa Nhượng (18°14'57.40"N; 106° 5'41.57"E) huyện Cẩm Xuyên; 15 OTC trên 2 tuyến khảo sát ở RNM cửa Khẩu (18° 6'39.76"N; 106°18'30.62"E), thị xã Kỳ Anh.
Tại mỗi khu vực RNM tiến hành điều tra trong các OTC theo sinh cảnh, mỗi OTC quan sát kỹ toàn bộ 30 cây theo đường zic zắc để phát hiện và thu thập loài sinh vật gây hại đồng thời xác định vị trị và mức độ gây hại lên cây RNM. Trong trường hợp OTC không đủ 30 cây, tiếp tục mở rộng OTC để đảm bảo điều tra đủ n = 30 cây.
* Phương pháp xác định loài sinh vật gây hại chính
Căn cứ theo TCVN 8928-2013 và TCVN 8927: 2013, để xác định loài sinh vật gây hại chính cần dựa vào độ phong phú n’(%), tỷ lệ bị hại P(%), mức độ bị hại R(%), chỉ số tổn thất, độ tương đồng (S), độ đa dạng loài H’. Các chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
- Độ phong phú: n’(%) =
Trong đó: ni: Số lượng cá thể của loài i tại khu vực nghiên cứu; N: số lượng cá thể của tất cả các loài tại khu vực nghiên cứu
- Mức độ bị bệnh: Là trị số trung bình được tính bằng phần trăm của tổng số cây bị bệnh ở mỗi cấp bệnh ở mỗi cấp bị bệnh tương ứng so với tổng số cây điều tra và số cấp bị hại được tính bằng công thức sau:
R(%) =
Trong đó: R(%) là mức độ bị bệnh; ni là số cây bị hại ở cấp i; vi là trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0-4; N là tổng số cây điều tra; V là trị số cấp bị hại cao nhất (V = 4).
Căn cứ vào trị số R(%) mức độ bị bệnh được chia các cấp sau:
Không bị hại: Cây khỏe có trị số R(%) nhỏ hơn 10%
Hại nhẹ có trị số R(%) từ 10 đến 25%
Hại vừa có trị số R(%) từ 25 đến 50%
Hại nặng có trị số R(%) từ 50 đến 75%
Hại rất nặng có trị số R(%) lớn hơn 75%.
- Diện tích bị nhiễm bệnh: Là diện tích rừng được tính bằng hacta (ha) bị bệnh gây hại, có mức độ từ bị hại nhẹ trở lên (R lớn hơn 10%). Diện tích nhiễm bệnh được tính toán trực tiếp thông qua đo diện tích đo diện tích trên bản đồ phân bố của bệnh hoặc được tính quá công thức sau:
S(ha) =
Trong đó: S: Là diện tích nhiễm bệnh; n là số ô tiêu chuẩn nhiễm bệnh; N là tổng số OTC; A: Diện tích khu điều tra.
- Tỷ lệ bị hại: Là tỷ lệ phần trăm số mẫu bị bệnh trên tổng số mẫu điều tra.
P(%) =
Trong đó: P (%) là tỷ lệ bị hại; n số cây bị hại; N tổng số cây điều tra.
- Chỉ số tổn thất: Được tính bằng tích của tỷ lệ bị bệnh và mưc độ bị bệnh.
DI = P(%) x R(%)
Trong đó: DI chỉ số tổn thất; P(%) tỷ lệ bị hại; R (mức độ bị hại).
- Độ tương đồng loài:
+ Sử dụng chỉ số tương đồng loài Sorensen (Krebc, 1999).
S =
Trong đó: A là số loài trong vùng RNM A, B là số loài trong vùng RNM B và C là số loài chung giữa 2 RNM so sánh; S là chỉ số tương đồng loài Sorensen.
+ Sử dụng chỉ số ĐDSH hay chỉ số Shannon (H’):
H’ = -log2
Trong đó, H’ là chỉ số đa dạng loài hay chỉ số Shannon-Wiener; ni là số lượng cá thể của loài thứ i và N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài tại vị trí nghiên cứu.
* Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được tính toán bằng phần mềm thống kê SPSS V.20 và Microsoft office Excell 2019.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Cấu trúc thành phần loài sinh vật gây hại
Cấu trúc thành phần loài sinh vật gây hại được thu thập tại 4 HST: RNM cửa Hội, RNM cửa Sót, RNM cửa Nhượng và RNM cửa Khẩu. Theo đó ghi nhận 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ (Bảng 1). Trong các loài sinh vật gây hại thu thập được, bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 33,3% tổng số loài thu thập được trong đợt khảo sát), thuộc 6 giống và nằm trong 5 họ (chiếm 38,5% tổng số họ). Khi sắp xếp theo thứ tự giảm dần số lượng loài, giống và họ thuộc các bộ thì có sự thay đổi ở vị trí bộ cánh vảy (Lepidotera), bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera). Cụ thể:
- Thứ tự sắp xếp các bộ theo số lượng họ giảm dần là: Bộ cánh vảy (Lepidoptera): 5 họ (chiếm 38,5%), đến bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera) (cùng có 2 họ, 15,4%), sau đó là 4 bộ còn lại (1 họ, 7,7%): Bộ hàu (Ostreida); Bộ giáp xác chân tơ (Cirripedia); Bộ giáp xác mười chân (Decapoda); Bộ chân đều (Isopoda).
- Thứ tự sắp xếp các bộ theo số lượng loài giảm dần: Bộ cánh vảy 6 loài, chiếm 33,3%, tiếp đó là bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ giáp xác mười chân có (Decapoda) 3 loài, chiếm 18,8%, sau đó là bộ cánh nửa (Hemiptera) và bộ hàu (Ostreida) 2 loài, chiếm 12,5%, cuối cùng là các bộ chân đều (Isopoda), bộ giáp xác chân tơ (Cirripedia), có 1 loài, chiếm 6,3%.
Bảng 1: Cấu trúc thành phần loài sinh vật gây hại
TT |
Tên khoa học |
Tên tiếng Việt |
Họ |
Giống |
Loài |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Ostreida |
Bộ Hàu |
1 |
7,7 |
1 |
6,7 |
2 |
11,1 |
2 |
Cirripedia |
Bộ Giáp xác chân tơ |
1 |
7,7 |
1 |
6,7 |
1 |
5,6 |
3 |
Decapoda |
Bộ Giáp xác mười chân |
1 |
7,7 |
1 |
6,7 |
3 |
16,7 |
4 |
Isopoda |
Bộ Chân đều |
1 |
7,7 |
1 |
6,7 |
1 |
5,6 |
5 |
Lepidoptera |
Bộ Cánh vảy |
5 |
38,5 |
6 |
40,0 |
6 |
33,3 |
6 |
Orthoptera |
Bộ Cánh thẳng |
2 |
15,4 |
3 |
20,0 |
3 |
16,7 |
7 |
Hemiptera |
Bộ cánh nửa |
2 |
15,4 |
2 |
13,3 |
2 |
11,1 |
Tổng số |
13 |
100 |
15 |
100 |
18 |
100 |
Hình 2. Cấu trúc số lượng loài sinh vật gây hại
Thành phần loài sinh vật gây hại ở các HST RNM. Trong tổng số 18 loài thu thập được ở khu vực nghiên cứu, HST RNM cửa Sót ghi nhận 15 loài sinh vật gây hại, chiếm 83,3% tổng số loài, tiếp đến là HST RNM cửa Hội ghi nhận 13 loài chiếm tỷ lệ 72,2%; HST RNM cửa Nhượng và HST RNM cửa Khẩu ghi nhận 11 loài, chiếm 61,1%.
Theo O.K. Remadevi và cộng sự (2019), phát hiện 3 loài sâu kèn gồm Brachycyttarus sp., Pteroma plagiophleps, Metisa sp. gây hại chính trên cây đâng Rhizophora mucronata dọc theo bờ biển Tây Ấn Độ và chỉ tập trung vào nhóm sinh vật gây hại trong nhóm côn trùng. Theo Phạm Quang Thu và cộng sự (2006, 2008) có 16 loài sâu bệnh, 12 loài sâu và 4 loài bệnh trên cây ngập mặn trong HST RNM Cần Giờ. Trong đó có 3 loài gây hại chính là loài sâu trắng gây u bướu thân, cành, Xyleutes sp, sâu nâu đục dọc thân Zeuzera conferta và xén tóc Trirachys bilobulartus chuyên đục thân, mức độ gây thiệt hại trung bình.
Hình 3. Số loài sinh vật gây hại trong HST RNM và các sinh cảnh RNM
Kết quả nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt về thành phần loài sinh vật gây hại tại 4 HST RNM, chỉ số tương đồng về loài sinh vật gây hại cao tại các HST RNM gồm: Cửa Hội - cửa Sót: S = 0,80; cửa Sót - cửa Nhượng: S = 0,79 và chỉ số tương đồng thấp nhất là HST RNM cửa Sót - cửa Khẩu: S = 0,71 có sự tương đồng thấp hơn. Chỉ số đa dạng sinh học sinh vật gây hại trong các HST RNM nghiên cứu thấp, chỉ số H’ cao nhất ở cửa Nhượng H’ = 1,92; RNM cửa Khẩu H’ = 1,90; RNM cửa Hội H’ = 1,41; và thấp nhất ở RNM cửa Sót H’ = 1,3; sinh cảnh SCBĐ-CC có chỉ số đa dạng sinh học cao H’ = 2,51, đây là sinh cảnh có sự giao thoa, chuyển tiếp giữa HST RNM và HST nông nghiệp. Do đó, bắt gặp các loài sinh vật gây hại chỉ xuất hiện ở sinh cảnh SCBD-CC (Spodoptera litura F,. 1775; Halyomorpha halys Stal, 1855; Actratomorpha lata Motschulsky, 1886; Pseudoxya diminuta Walker, 1871) mà không xuất hiện ở các sinh cảnh đặc trưng khác của HST RNM; Có 5/18 đến 9/18 loài có phân bố rộng, mức độ gây hại phổ biến hơn. Số lượng loài có xu hướng tăng ở các sinh cảnh có cấu trúc đa dạng loài cây ngập mặn hơn. Sinh cảnh SCBD-CC có số loài cao nhất (16 loài). SCCN1; SCCS4 có số loài ít nhất (5 loài). Phân tích sự khác biệt về số loài sinh vật gây hại theo các HST bằng phân tích Two-Way ANOVA cho thấy, số loài ko có sự khác biệt lớn giữa các HST (p = 0,575 > 0,05) nhưng có sự khác biệt theo sinh cảnh (p < 0,05).
Bảng 2. Thành phần loài sinh vật gây hại, độ phong phú, bộ phận bị hại và phân cấp gây hại
TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Cửa Hội (n’%) |
Cửa Sót (n’%) |
Cửa Nhượng (n’%) |
Cửa Khẩu (n’%) |
SCBĐ-CC (n’%) |
Bộ phận bị hại |
Phân cấp gây hại |
|
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
||||||||||
|
MOLLUSCA |
NGÀNH THÂN MỀM |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BIVALVIA |
Lớp Hai mảnh vỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
OSTREIDA |
Bộ Hàu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ostreidae |
Họ Ostreidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ostrea |
Giống Ostrea |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ostrea lurida Carpenter, 1864 |
Hàu 2 mảnh lớn |
3,5 |
1,1 |
1,1 |
4,7 |
8,3 |
Thân |
Hại nhẹ |
|
|
2 |
Ostrea edulis L., 1758 |
Hàu đá |
16,4 |
9,0 |
8,0 |
5,4 |
9,7 |
Thân, rễ |
Hại nhẹ/Hại vừa |
|
|
|
ARTHROPODA |
NGÀNH CHÂN KHỚP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THEOCOSTRACA |
Lớp Thecostraca |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CIRRIPEDIA |
Bộ giáp xác chân tơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Balanidae |
Họ Hà sun |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Balanus |
Giống Balanus |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Balanus amphitrite Darwin, 1854 |
Hà sun |
30,4 |
27,9 |
43,5 |
51,6 |
35,7 |
Thân, rễ, lá |
Hại nặng/hại rất nặng |
|
|
|
MALACOSTRACA |
Lớp giáp xác lớn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DECAPODA |
Bộ giáp xác mười chân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Grapsidae |
Họ cua mai vuông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Metopograpsus |
Giống Metopograpsus |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Metopograpsus latifrons White, 1847 |
Cáy |
5,7 |
6,6 |
8,1 |
7,8 |
5,0 |
thân, rễ |
Hại nhẹ |
|
|
5 |
Metopograpsus quadridentatus Stimpson, 1858 |
|
3,2 |
4,4 |
0,9 |
0,7 |
|
thân, rễ |
Hại nhẹ |
|
|
6 |
Metopograpsus thukuhar Owen, 1839 |
|
3,8 |
0,2 |
1,2 |
1,4 |
|
thân, rễ |
Hại nhẹ |
|
|
|
ISOPODA |
Bộ giáp xác chân đều |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sphaeromatidae |
Họ Sphaeromatidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sphaeroma |
Giống Sphaeroma |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Sphaeroma terebrans Bate,1866 |
Giáp xác chân đều |
35,4 |
48,9 |
34,2 |
27,1 |
25,7 |
Thân, rễ |
Hại nặng/hại rất nặng |
|
|
|
INSECTA |
Lớp côn trùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LEPIDOPTERA |
Bộ cánh vảy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gracillariidae |
Họ Gracillariidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phyllocnistis |
Giống Phyllocnistis |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Phyllocnistis citrella Stainton, 1856 |
Sâu vẽ bùa |
|
|
|
|
0,9 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Noctuide |
Họ Bướm đêm (ngày) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Agrotis |
Giống Agrotis |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Agrotis ipsilon Hufnagel, 1776 |
Sâu xám |
0,6 |
|
0,9 |
|
2,1 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Spodoptera |
Giống Spodoptera |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Spodoptera litura F,. 1775 |
Sâu keo, sâu khoang |
|
|
|
|
2,4 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Hyblaeidae |
Họ hyblaeidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hyplaea |
Giống Hyplaea |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Hyplaea puera Cramer, 1777 |
Sâu xanh |
|
0,8 |
|
0,3 |
2,4 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Cossidae |
Họ Cossidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Zeuzare |
Giống Zeuzare |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Zeuzare conferta Walker, 1856 |
Sâu nâu đục dọc thân |
|
0,8 |
1,1 |
0,7 |
0,9 |
Thân |
Hại nhẹ |
|
|
|
Lasiocampidae |
Họ Lasiocampidae |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trabala |
Giống Trabala |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Trabala vishnou Lefèbvre, 1827 |
Sâu róm |
0,5 |
0,3 |
1,0 |
0,3 |
1,2 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Orthoptera |
Bộ Cánh thẳng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Acrididae |
Họ Châu chấu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Oxya |
Giống Oxya |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Oxya velox F., 1787 |
Châu chấu lúa |
|
|
|
|
0,9 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Pseudoxya |
Giống Pseudoxya |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Pseudoxya diminuta Walker, 1871 |
Châu chấu cánh ngắn |
|
|
|
|
1,8 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Pyrgomorphidae |
Họ Cào cào |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Actratomorpha |
Giống Actratomorpha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Actratomorpha lata Motschulsky, 1886 |
Cà cào xanh nhỏ |
|
|
|
|
1,5 |
Lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Hemiptera |
Bộ Cánh nửa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Pentatomidae |
Họ Bọ xít 5 cạnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Halyomorpha |
Giống Halyomorpha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Halyomorpha halys Stal, 1855 |
Bọ xít nâu |
|
|
|
|
1,2 |
Thân, lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Erthesina |
Giống Erthesina |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Erthesina fullo Thunberg, 1783 |
Bọ xít đốm vàng |
|
|
|
|
0,6 |
Thân, lá |
Hại nhẹ |
|
|
|
Tổng số |
|
99,5 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
|
|
|
|
3.2. Thành phần loài sinh vật gây hại chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ phong phú và khả năng tấn công vào cây RNM cao tập trung ở một số loài: Có 6 loài giáp xác tấn công vào thân, rễ (chiếm 33,3%), sử dụng thân, rễ làm thức ăn (Metopograpsus latifrons White, 1847. n’ = 6,63%; Metopograpsus quadridentatus Stimpson, 1858. n’ = 1,81% ; Metopograpsus thukuhar Owen, 1839. n’ = 1,34%, hoặc thân làm giá thể (Ostrea lurida Carpenter, 1864. n’ = 3,73%; Ostrea edulis L., 1758. n’ = 9,72%; Balanus amphitrite Darwin, 1854. n’ = 37,83%;) nơi cứ trú (Sphaeroma terebrans Bate,1866. n’ = 34,23%), 3 loài tấn công vào thân, lá (chiếm 16,7%) sử dụng thân và lá làm thức ăn, 11 loài tấn công vào lá (chiếm 61,1%) chiếm hơn một nửa tổng số loài và chủ yếu sử dụng lá làm nguồn thức ăn, trong số này cũng bao gồm các loài ở giai đoạn sâu hại của bộ cánh vảy. Nhóm sinh vật gây hại ăn lá sẽ có khả năng thay đổi cấu trúc, chức năng của RNM, ảnh hưởng đến mức tăng trưởng RNM và tỷ lệ sống sót của cây.
Elisha Mrabu Jenoh et al 2016, xác định mức độ xâm nhiễm phá hại của côn trùng trong 2 khu vực RNM (Gazi và Mida) dọc theo toàn bộ bờ biển Kenya. Hai loài côn trùng ăn gỗ đã được xác định: một loài bướm đêm Metarbelid (Lepidoptera, Cossoidea) thuộc chi không được mô tả và bọ cánh cứng Bottegia rubra (Cerambycidae, Lamiinae) B. rubra xuất hiện với mật độ thấp ở Gazi và mật độ cao ở Mida, Kilifi và Ngomeni, với mật độ giảm dần về phía Bắc. Mức độ côn trùng phá hoại đạt 18% ở Gazi và 25% g ở Mida.
Đánh giá khả năng gây hại từ nhẹ đến gây chết cây thì nhóm sinh vật gây hại bằng đục thân, gốc (cây bần chua, bần không cánh, mắm, trang, đước) và rễ thở (bần chua, bần không cánh, đước, bạnh vè trang) là nguy hại nhất, vì thường gây chết cả cây hoặc toàn bộ phận của cây tính từ vị trí gây hại. Đại điện nguy hại nhất của nhóm này là giáp xác chân đều Sphaeroma terebrans Bate,1866. n’ = 34,23%, độ phong phú cao, bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh RNM, đục thân cây để làm tổ và gây hại cho tất cả các loài cây ngập mặn tại vị trí thân cây gần mặt đất làm cây chết từ từ, nhưng yêu thích nhất là loài bần chua, bần không cánh và trang. Một số nhóm thuộc bộ cánh vảy cũng có giai đoạn sâu đục thân, nhóm này thường gây hại ở vị trí cao hơn độ ngập triều, vị trí gãy nhỏ và ít nguy hiểm hơn. Nhóm loài cây gây hại ở phần vỏ bên ngoài gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây trưởng thành và gây chết với cây con và cây tái sinh: đại diện nhóm này là loài hà sun (Balanus amphitrite Darwin, 1854.) với độ phong phú trung bình cao: n’ = 37,83%; hàu hai mảnh lớn (Ostrea lurida Carpenter, 1864) và hàu đá (Ostrea edulis L., 1758); Loài cáy (Metopograpsus latifrons White, 1847) có độ phong phú n’ = 6,63% gây hại ở vị trí thân gốc, tuy nhiên chúng thường gây hại với cây non, cây RNM mới trồng và khi môi trường khan hiếm thức ăn thì chúng sẽ tấn công cây.
Bảng 3. Các chỉ số phân tích đánh giá tỷ lệ, mức độ, chỉ số tổn thất
Khu vực |
Diện tích (ha) |
R(%) |
P(%) |
S(ha) |
DI |
Mức độ gây hại |
Biệp pháp xử lý |
RNM Cửa Hội |
53,9 |
32,8 |
13,4 |
33,7 |
4,4 |
Hại nặng |
Phòng - Trừ |
RNM Cửa Sót |
253,78 |
40,2 |
14,5 |
142,8 |
4,9 |
Hại nặng |
Phòng - Trừ |
RNM Cửa Nhượng |
59,54 |
17,1 |
9,6 |
29,8 |
1,6 |
Hại vừa |
Phòng |
RNM Cửa Khẩu |
320,75 |
12,7 |
7,7 |
180,7 |
1 |
Hại vừa |
Phòng |
Tổng |
687,79 |
|
|
387 |
|
|
|
Tỷ lệ bị bệnh P(%) (bị gây hại): Tỷ lệ cây bị giáp xác gây hại cao ở RNM cửa Sót (P = 14,5%), RNM cửa Hội (P = 13,4%) và tỷ lệ ít cây bị gây hại ở RNM cửa Nhượng (P = 9,6%), RNM cửa Khẩu (P = 7,7%).
Mức độ bị bệnh R(%) (bị gây hại): Cho biết số cấp bị hại và tổng của số cây bị hại, RNM cửa Sót có mức độ cây bị hại nặng nhất: R = 40,2%; RNM cửa Hội: R = 32,8% và mức độ bị hại nhẹ hơn hơn ở RNM cửa Nhượng: R = 7,1% và RNM cửa Khẩu: R = 2,7%.
Diện tích bị gây hại S(ha) và Chỉ số tổn thất (DI): Diện tích bị gây hại cao nhất ở RNM cửa Sót: S = 142,8/253,78 ha với mức độ gây hại nặng (DI = 4,9); RNM cửa Khẩu bị gây hại S = 80,7/320,75 ha với mức độ gây hại vừa (DI = 1); RNM cửa Hội có diện tích bị gây hại S = 33,7/53,9 ha với mức độ gây hại nặng (DI = 4,4); RNM cửa Nhượng diện tích bị gây hại S = 29,8/59,54 ha với độ gây hại vừa (DI = 1,6).
Từ phân tích các chỉ số cho thấy 5 loài giáp xác gây hại chính lên cây RNM với phổ sinh thái rộng, độ phong phú cao và phân bố trong các sinh cảnh ưa thích (Bảng 4).
Bảng 4. Loài giáp xác gây hại chính lên các sinh cảnh đặc trưng HST RNM
TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Cửa Hội (n’%) |
Cửa Sót (n’%) |
Cửa Nhượng (n’%) |
Cửa Khẩu (n’%) |
Bộ phận bị hại |
Sinh cảnh ưa thích |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||||
1 |
Ostrea lurida Carpenter, 1864 |
Hàu 2 mảnh lớn |
3,5 |
1,1 |
1,1 |
4,7 |
Thân |
SCCN2; SCCS2; SCCN1 |
|
2 |
Ostrea edulis L., 1758 |
Hàu đá |
16,4 |
9,0 |
8,0 |
5,4 |
Thân, rễ |
SCCN2; SCCS2; SCCN1 |
|
3 |
Balanus amphitrite Darwin, 1854 |
Hà sun |
30,4 |
27,9 |
43,5 |
51,6 |
Thân, rễ, lá |
SCCH3; SCCS4; SCCN3; SCCK3 |
|
4 |
Metopograpsus latifrons White, 1847 |
Cáy |
5,7 |
6,6 |
8,1 |
7,8 |
thân, rễ |
SCCH1; SCCS1; SCCCK1; SCCS4; SCCN3; SCCK3 |
|
5 |
Sphaeroma terebrans Bate,1866 |
Giáp xác chân đều |
35,4 |
48,9 |
34,2 |
27,1 |
Thân, rễ |
SCCH3; SCCS4; SCCN3; SCCK3 |
|
Từ kết quả trên, các biện pháp cần được thực hiện khẩn cấp áp dụng cho các HST RNM cửa Hội, cửa Sót, RNM cửa Nhượng, cửa Khẩu là phòng và trừ sinh vật gây hại gồm:
Thử nghiệm các giải pháp lâm sinh: Chọn loài cây giống trong việc trồng mới và phục hồi RNM, kỹ thuật lâm sinh áp dụng đối với cây ngập mặn, đặc biệt là những nghiên cứu đối với đặc điểm sinh học, sinh thái của cây ngập mặn thích nghi trong điều kiện kiện thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh.
Thử nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý sinh vật gây hại (đặc biệt là loài giáp xác gây hại) bằng các biện pháp: Dùng cọc nhử (sử dụng cọc để sinh vật gây hại bám vào); rào cản vật lý (lớp vật liệu cuốn quanh bảo vệ thân); phương pháp bẫy sinh vật gây hại trong môi trường ngập triều của RNM (sử dụng hộp, lưới bẫy); biện pháp xua đuổi hạn chế sự đeo bám của sinh vật gây hại bằng các chế phẩm sinh học, biện pháp sinh học đối với diện tích RNM đang bị tấn công bởi sinh vật gây hại.
4. Kết luận
Thành phần loài sinh vật gây hại chính được thu thập tại khu vực nghiên cứu nhận được có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ. Trong các loài sinh vật gây hại thu thập được, bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 33,3% tổng số loài thu thập được trong đợt khảo sát), thuộc 6 giống và nằm trong 5 họ (chiếm 38,5% tổng số họ). Khi sắp xếp theo thứ tự giảm dần số lượng loài, số lượng giống và số lượng họ thuộc các bộ thì có kết quả là bộ cánh vảy (Lepidotera), bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera). Tỷ lệ cây bị sinh vật gây hại cao ở RNM cửa Sót (P = 14,5%), RNM cửa Hội (P = 13,4%), tỷ lệ ít cây bị gây hại ở RNM cửa Nhượng (P = 9,6%), RNM cửa Khẩu (P = 7,7%), mức độ bị hại lên RNM cửa Sót và RNM cửa Hội là nhiều và nghiêm trọng hơn RNM cửa Nhượng và RNM cửa Khẩu. Diện tích bị sinh vật gây hại chiếm hơn 50% diện tích RNM tỉnh Hà Tĩnh, trong đó mức độ gây hại nặng (DI = 4,9 RNM cửa Sót; DI = 4,4 RNM cửa Hội) và gây hại vừa ở 2 HST cửa Nhượng và cửa Khẩu. Nghiên cứu cũng xác định được 5 loài giáp xác gây hại chính thuộc 3 giống (Balanus; Metopograpsus; Sphaeroma), 3 họ (Balanidae; Grapsidae; Sphaeromatidae) và 3 bộ (bộ giáp xác chân tơ (Cirripedia), bộ giáp xác mười chân (Decapoda), bộ Chân đều (Isopoda)). Do đó, các biện pháp cần được xử lý khẩn cấp áp dụng cho các HST RNM cửa Hội, cửa Sót là phòng và trừ sinh vật gây hại; RNM cửa Nhượng, cửa Khẩu cần có biện pháp phòng ngừa sinh vật gây hại tiếp tục làm nguy hại đến cây RNM.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, trong nghiên cứu này chưa nghiên cứu được tập tính dinh dưỡng, sinh sản của của 5 loài giáp xác gây hại chính lên cây ngập mặn, do đó, cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học này làm cơ sở khoa học cho việc phòng - trừ loài giáp xác gây hại chính.
Nguyễn Xuân Tùng1, Nguyễn Mạnh Hà2, Trần Ngọc Toàn3, Hồ Thị Thủy4, Phạm Thế Linh2
1Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển
3Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh
4Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 10/2024)
Tài liệu tham khảo
1. Chi cục Kiểm lâm vùng II, http://kiemlamvung2.org.vn/newsContents/view/255-loai-giap-xac-thuy-sinh-duc-hai-than-cay-thach-thuc-lon-trong-bao-ve-phat-trien-rung-ngap-man.html.
2. Chujo. M., 1968. Erotylid Bleetles from Thailand, Laos and Vietnam. Studies on the Erotylid beetles. Pacific Insects, 10(3,4), pp. 551-553.
3. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không xương sống miền Bắc Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
4. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Văn Thường, 2014. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong HST RNM ven biển Bắc Trung Bộ. Tạp chí khoa học ĐHSP HN. Tập 59(1). 76-89.
5. WWF (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2003.
6. Dai Ai-yun and Yang Si Liang (1991), Crabs of the China seas. China Ocean Press Beijing. p. 118-558.
7. Elisha Mrabu Jenoh, Elisabeth M. R. Robert, Ingo Lehmann, Esther Kioko, Jared O. Bosire, Noah Ngisiange, Farid Dahdouh-Guebas, Nico Koedam, 2016. Wide Ranging Insect Infestation of the Pioneer Mangrove Sonneratia alba by Two Insect Species along the Kenyan Coast. PLOS ONE | DOI:10.1371/journal.pone.0154849.
8. Han Raven, Jaap Jan Vermeulen (2006), Notes on molluscs from NW Borneo and Singapore. 2. A synopsis of the Ellobiidae (Gastropoda, Pulmonata, Vita Malacologica 4: 29-62.
9. Jocelyn Crane (1975), Fiddler crabs of the World. p. 15-327.
10. Jenoh EM, Robert EMR, Lehmann I, Kioko E, Bosire JO, Ngisiange N, et al. (2016), Wide Ranging Insect Infestation of the Pioneer Mangrove Sonneratia alba by Two Insect Species along the Kenyan Coast, PLoS ONE 11(5): e0154849.doi:10.1371/journal.pone.0154849.
11. Kent E. Carpenter and Volker H. Niem (1998), The living marine resources of the Western Central Pacific. FAO. Rome. Volum 1. p. 124-646.
12. Kurosawa. Y, Hisamatsu. H and Sasaji. H (Eds), 1985. Colored illustrations of Coleoptera of Japan. Volume III. Osaka, Hoikusha Publishing, first edition, 500pp. (in Japanese).
13. O. K. Remadevi*, Debajyoti Chatterjee and N. Mangala, 2019, Reproductive biology and the role of insect phollinators in three major mangrov species in west coast of India. Ann. Entomol., 37 (02) : 137-143.
14. P. Bouchard, Y. Bousquet, A. Davie, M. Alonso-Zarazaga, J. Lawrence, C. Lyal, A. Newton, C. Reid, M Schmitt, A. Ślipiński, and A. Smith, “Family-group names in Coleoptera(Insecta),” ZooKeys, vol. 88, pp. 1- 972, 2011, doi: 10.3897/zookeys.88.807.PMC 3088472. PMID 21594053.
15. Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Độ, Lê Văn Bình, Nguyễn Quang Dũng, 2006. Sâu đục thân rừng Đước Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp bước đầu để quản lý sâu hại. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2006, trang 197-200. 333.
16. TCVN 8928 : 2013, Phòng trừ bệnh hại cây rừng hướng dẫn chung, Hà Nội, 2013.
17. Tiplehorn. C. A., Johnson. N.F, 2005. Borror and Delong’s Introduction to the Study of Insects, 7th edison (Thomas Books/Cole, 2005). A classic textbook in North America. 2005, p. 864.
18. Trần Thái Bái (2004), Động vật học không xương sống, Nhà xuất bản Giáo dục.