Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 27/12/2024

An Giang đầu tư 4.310 tỷ đồng sản xuất điện từ rơm và trấu

26/02/2016

 

     UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt Chiến lược Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối của cây lúa để sản xuất năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang đến năm 2030 với tổng kinh phí 4.310 tỷ đồng. Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng sinh khối cây lúa nhằm phát triển năng lượng bền vững, hiệu quả, an toàn và ít tác động đến sức khỏe và môi trường.

 

 

     Sản xuất điện bằng khí sinh khối từ trấu, mùn cưa, củi…không chỉ tiết kiệm điện năng trong sản xuất của các nhà máy xay xát gạo, chế biến tre nứa mà còn đem lại lợi nhuận bằng cách bán điện dư thừa cho hệ thống truyển tải điện. Ví dụ , đối với trấu, dựa trên thiết bị có hiệu suất chuyển đổi cao, 1 kw điện chỉ tiêu tốn từ 1.6 đến 1.8 kg trấu. Nếu sử dụng nguyên liệu như mùn cưa hay củi thì chi phí nguyên liệu còn thấp hơn nữa.

     An Giang là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam xây dựng chương trình sử dụng chất thải phụ phẩm từ cây lúa dưới sự hợp tác của Tổ chức quốc tế ICLD - Thụy Điển. Đến nay, có một số đối tác nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất lúa gạo quan tâm tính toán phương án tự sản xuất điện từ vỏ trấu và rơm để phát điện cho chính cơ sở sản xuất của họ nhằm tiết kiệm điện.

    Lộ trình thực hiện kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – năm 2020, diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt tại đồng ruộng là 20% cho toàn tỉnh An Giang và 40% cho huyện Châu Thành; Diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang là 80.257 ha (33,7%) và 5.090 ha ở huyện Châu Thành.  Tỉ lệ trấu thu gom để sản xuất điện trấu, nhiên liệu (trấu viên hoặc củi trấu) là 30% cho toàn tỉnh An Giang và 50% cho huyện Châu Thành; Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến năm 2030: Diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt tại đồng ruộng là 40% cho toàn tỉnh An Giang và 60% cho huyện Châu Thành; Diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang là 101.440 ha (42,6%) và ở huyện Châu Thành diện tích này không tăng. Tỉ lệ trấu thu gom sản xuất điện trấu và nhiên liệu là 50% cho toàn tỉnh An Giang và 75% cho huyện Châu Thành. Tỉ lệ rơm rạ được thu gom để sản xuất năng lượng hoặc nhiên liệu là 15% cho toàn tỉnh An Giang và 30% cho huyện Châu Thành. Rơm rạ thu gom có thể được tận dụng để sản xuất nhiên liệu, trồng nấm hoặc xử lý với Trichoderma tại đồng ruộng để sản xuất phân bón thay vì đốt bỏ tại đồng ruộng.

     Tỉnh An Giang cũng đã phối hợp với Viện năng lượng Thụy Điển, Trung tâm ETC nghiên cứu tìm ra hàm lượng silica trong vỏ trấu, kêu gọi tổ chức, công ty nước ngoài tham gia đầu tư làm các sản phẩm thân thiện với môi trường như: từ silica trong vỏ trấu có thể sản xuất được sản phẩm có giá trị cao như vật liệu cách nhiệt sử dụng bọc dây điện, pin năng lượng mặt trời, vải siêu nhẹ, kiếng chịu lực, vật liệu lọc...

     Các nguồn nhiên liệu rơm rạ, trấu…đang trở thành vấn đề môi truờng đáng quan tâm của các vùng sản xuất cây luơng thực hàng hóa. Nguồn phế thải - phụ phẩm nông nghiệp (cả rau sau thu hoạch lẫn sau chế biến) nhu rơm rạ, trấu, vỏ cà phê, bã mía...uớc tính trên 30 triệu tấn/năm, tuơng đuơng với hơn 20 triệu tấn than cám 6 hoặc hơn 10 triệu tấn dầu. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng năng luợng để làm khô, bảo quản và chế biến nông sản ngày càng tăng. Do đó, khai thác tiềm năng về năng luợng tái tạo từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú là huớng đi và việc làm mang tính chiến luợc, có ý nghĩa kinh tế - xã hội và BVMT.

 


Phương Linh

Ý kiến của bạn