06/03/2017
Một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách quốc tế và du khách trong nước - đó là loại hình du lịch sinh thái (DLST). DLST được xem như một giải pháp hữu hiệu để BVMT sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách và người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động DLST.
Hướng tiếp cận DLST
Thời gian qua, DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng. Đồng thời, đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nói chung.
Khu DLST Tràng An - Ninh Bình |
Nhận thức được tầm quan trọng có tính toàn cầu của DLST đối với nỗ lực bảo tồn môi trường tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái (HST), đa dạng sinh học (ĐDSH), các giá trị văn hóa bản địa và đối với phát triển KT-XH trong bối cảnh môi trường tự nhiên, ĐDSH đã và đang chịu tác động của chính con người thông qua các hoạt động phát triển kinh tế và tác động ngày một khốc liệt của biến đổi khí hậu (BĐKH), Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là năm quốc tế về DLST.
Tại Việt Nam, DLST mới được nghiên cứu phát triển với tư cách là một loại hình du lịch từ giữa thập kỷ 90, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường cũng như các doanh nghiệp du lịch. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc nhìn khác nhau, tại thời điểm này, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), nhận thức về DLST ở Việt Nam bước đầu đi đến thống nhất: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, nói cách khác, du lịch không thể phát triển nếu thiếu tài nguyên du lịch. Phát triển DLST cũng không phải là ngoại lệ.
Dựa trên khái niệm về DLST cũng như từ thực tiễn phát triển DLST ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, tiềm năng tài nguyên chủ yếu cho phát triển DLST gồm các giá trị về cảnh quan sinh thái tiêu biểu, các giá trị ĐDSH, đặc biệt là các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ thế giới và quốc gia; các giá trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với môi trường tự nhiên như tri thức bản địa về các phương thức canh tác, sản xuất, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết tự nhiên… của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, các HST nông nghiệp điển hình của hoạt động canh tác của người dân địa phương dựa trên tri thức bản địa như ruộng lúa nước bậc thang ở vùng núi, các miệt vườn cây ăn quả ở vùng sông nước… cũng thường được sử dụng để phát triển một số sản phẩm DLST.
Trong số các dạng tài nguyên DLST, ĐDSH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mục đích chính của khách DLST là được trải nghiệm về sinh cảnh và các giá trị ĐDSH tại điểm đến. Sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là sự hiện diện của sinh vật quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong những sinh cảnh đặc thù sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Điều này lý giải tại sao một số quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ như Kenya, Nam Phi, Côxta Rica, Braxin…, nơi còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật trong các sinh cảnh HST nhiệt đới điển hình, luôn là điểm đến DLST hấp dẫn đối với du khách từ nhiều nơi trên thế giới.
Tiềm năng và triển vọng DLST tại Việt Nam
Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trải dài trên 15 vĩ độ với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình đa dạng, hơn 3.200 km đường bờ biển và vùng biển hơn 1 triệu km2 nơi có tới gần 3.000 hòn đảo, Việt Nam có sự phong phú, đa dạng về các HST bao gồm 95 kiểu HST thuộc 7 dạng HST chính trên cạn; 39 kiểu HST đất ngập nước và 20 kiểu HST biển khác nhau. Sự phong phú, đa dạng của các HST chính là môi trường sống cho các loài sinh vật và để Việt Nam được biết đến như một trong 16 trung tâm ĐDSH lớn nhất thế giới, nơi có gần 14.000 loài thực vật, trong đó 12.000 loài thực vật bậc cao thuộc gần 3.000 chi và 398 họ; gần 19.000 loài động vật, trong đó có 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái; 2.470 loài cá; 400 loài san hô tạo rạn.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao với số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc. Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (phía Bắc), vùng núi cao Ngọc Linh (miền Trung), cao nguyên Lâm Viên (phía Nam) và vùng rừng mưa nhiệt đới (Bắc Trung bộ) với nhiều loài cây gỗ quý như gõ đỏ, gụ mật, thông nước, hoàng đàn, bách xanh, pơmu… Năm 2014, các nhà thực vật học ghi dấu ấn với việc phát hiện loài thông năm lá rủ tại Sơn La.
Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới của Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu, với hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: voi, tê giác Việt Nam, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà tông… Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đã được ghi nhận ở Việt Nam có tới 16 loài đặc hữu, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới ở Việt Nam - Campuchia. Sự giàu có về ĐDSH và tính độc đáo của Việt Nam thể hiện ở chỗ: 10% số loài thú, chim và cá của thế giới được tìm thấy ở đây, hơn 40% số loài thực vật thuộc loài đặc hữu không tìm thấy ở nơi khác (đặc hữu địa phương - loài bản địa).
Theo đánh giá của IUCN, khu hệ động vật Việt Nam giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước khác ở Đông Dương (có 15/21 loài linh trưởng, 7 loài và phân loài thú đặc hữu, 33/49 loài chim đặc hữu). Việt Nam còn là nơi có nhiều loài mới trên thế giới được phát hiện trong những năm gần đây như: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, mang Pù Hoạt, cầy Tây Nguyên, cá lá giang…
Các giá trị về sinh thái nói chung, đặc biệt là ĐDSH tập trung chủ yếu ở hệ thống 9 Khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, 34 Vườn quốc gia, 58 Khu dự trữ thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
Cùng với sự đa dạng và đặc sắc của các HST, ĐDSH, các giá trị văn hóa bản địa tại những điểm đến có giá trị sinh thái cao cũng rất phong phú, đa dạng và đặc sắc như tri thức trồng lúa nước ruộng bậc thang với cách thức lấy nước từ dưới sông, suối lên ruộng bằng “cọn nước” ở địa hình núi cao phía Bắc; phương thức lên “líp” trồng cây ăn trái ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long…; các lễ hội dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số gắn với ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt… Đây là tiềm năng tài nguyên to lớn, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển DLST ở Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của DLST, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam luôn xác định DLST là loại hình du lịch được ưu tiên phát triển. Định hướng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi phát triển du lịch cũng đang hướng tới nền kinh tế xanh, góp phần tích cực vào phát triển bền vững và ứng phó với tác động của BĐKH ở Việt Nam
Một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách quốc tế và du khách trong nước - đó là loại hình du lịch sinh thái (DLST). DLST được xem như một giải pháp hữu hiệu để BVMT sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách và người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động DLST.
Hướng tiếp cận DLST
Thời gian qua, DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng. Đồng thời, đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng có tính toàn cầu của DLST đối với nỗ lực bảo tồn môi trường tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái (HST), đa dạng sinh học (ĐDSH), các giá trị văn hóa bản địa và đối với phát triển KT-XH trong bối cảnh môi trường tự nhiên, ĐDSH đã và đang chịu tác động của chính con người thông qua các hoạt động phát triển kinh tế và tác động ngày một khốc liệt của biến đổi khí hậu (BĐKH), Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là năm quốc tế về DLST.
Tại Việt Nam, DLST mới được nghiên cứu phát triển với tư cách là một loại hình du lịch từ giữa thập kỷ 90, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường cũng như các doanh nghiệp du lịch. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc nhìn khác nhau, tại thời điểm này, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), nhận thức về DLST ở Việt Nam bước đầu đi đến thống nhất: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, nói cách khác, du lịch không thể phát triển nếu thiếu tài nguyên du lịch. Phát triển DLST cũng không phải là ngoại lệ.
Dựa trên khái niệm về DLST cũng như từ thực tiễn phát triển DLST ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, tiềm năng tài nguyên chủ yếu cho phát triển DLST gồm các giá trị về cảnh quan sinh thái tiêu biểu, các giá trị ĐDSH, đặc biệt là các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ thế giới và quốc gia; các giá trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với môi trường tự nhiên như tri thức bản địa về các phương thức canh tác, sản xuất, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết tự nhiên… của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, các HST nông nghiệp điển hình của hoạt động canh tác của người dân địa phương dựa trên tri thức bản địa như ruộng lúa nước bậc thang ở vùng núi, các miệt vườn cây ăn quả ở vùng sông nước… cũng thường được sử dụng để phát triển một số sản phẩm DLST.
Trong số các dạng tài nguyên DLST, ĐDSH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mục đích chính của khách DLST là được trải nghiệm về sinh cảnh và các giá trị ĐDSH tại điểm đến. Sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là sự hiện diện của sinh vật quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong những sinh cảnh đặc thù sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Điều này lý giải tại sao một số quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ như Kenya, Nam Phi, Côxta Rica, Braxin…, nơi còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật trong các sinh cảnh HST nhiệt đới điển hình, luôn là điểm đến DLST hấp dẫn đối với du khách từ nhiều nơi trên thế giới.
Tiềm năng và triển vọng DLST tại Việt Nam
Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trải dài trên 15 vĩ độ với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình đa dạng, hơn 3.200 km đường bờ biển và vùng biển hơn 1 triệu km2 nơi có tới gần 3.000 hòn đảo, Việt Nam có sự phong phú, đa dạng về các HST bao gồm 95 kiểu HST thuộc 7 dạng HST chính trên cạn; 39 kiểu HST đất ngập nước và 20 kiểu HST biển khác nhau. Sự phong phú, đa dạng của các HST chính là môi trường sống cho các loài sinh vật và để Việt Nam được biết đến như một trong 16 trung tâm ĐDSH lớn nhất thế giới, nơi có gần 14.000 loài thực vật, trong đó 12.000 loài thực vật bậc cao thuộc gần 3.000 chi và 398 họ; gần 19.000 loài động vật, trong đó có 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái; 2.470 loài cá; 400 loài san hô tạo rạn.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao với số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc. Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (phía Bắc), vùng núi cao Ngọc Linh (miền Trung), cao nguyên Lâm Viên (phía Nam) và vùng rừng mưa nhiệt đới (Bắc Trung bộ) với nhiều loài cây gỗ quý như gõ đỏ, gụ mật, thông nước, hoàng đàn, bách xanh, pơmu… Năm 2014, các nhà thực vật học ghi dấu ấn với việc phát hiện loài thông năm lá rủ tại Sơn La.
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi |
Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới của Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu, với hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: voi, tê giác Việt Nam, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà tông… Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đã được ghi nhận ở Việt Nam có tới 16 loài đặc hữu, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới ở Việt Nam - Campuchia. Sự giàu có về ĐDSH và tính độc đáo của Việt Nam thể hiện ở chỗ: 10% số loài thú, chim và cá của thế giới được tìm thấy ở đây, hơn 40% số loài thực vật thuộc loài đặc hữu không tìm thấy ở nơi khác (đặc hữu địa phương - loài bản địa).
Theo đánh giá của IUCN, khu hệ động vật Việt Nam giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước khác ở Đông Dương (có 15/21 loài linh trưởng, 7 loài và phân loài thú đặc hữu, 33/49 loài chim đặc hữu). Việt Nam còn là nơi có nhiều loài mới trên thế giới được phát hiện trong những năm gần đây như: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, mang Pù Hoạt, cầy Tây Nguyên, cá lá giang…
Các giá trị về sinh thái nói chung, đặc biệt là ĐDSH tập trung chủ yếu ở hệ thống 9 Khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, 34 Vườn quốc gia, 58 Khu dự trữ thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
Cùng với sự đa dạng và đặc sắc của các HST, ĐDSH, các giá trị văn hóa bản địa tại những điểm đến có giá trị sinh thái cao cũng rất phong phú, đa dạng và đặc sắc như tri thức trồng lúa nước ruộng bậc thang với cách thức lấy nước từ dưới sông, suối lên ruộng bằng “cọn nước” ở địa hình núi cao phía Bắc; phương thức lên “líp” trồng cây ăn trái ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long…; các lễ hội dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số gắn với ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt… Đây là tiềm năng tài nguyên to lớn, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển DLST ở Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của DLST, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam luôn xác định DLST là loại hình du lịch được ưu tiên phát triển. Định hướng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi phát triển du lịch cũng đang hướng tới nền kinh tế xanh, góp phần tích cực vào phát triển bền vững và ứng phó với tác động của BĐKH ở Việt Nam.
PGS.TS. Phạm Trung Lương
Viện Môi trường và Phát triển bền vững
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 2/2017