Banner trang chủ

Lợi ích bước đầu từ giống ngô kháng sâu và thuốc trừ cỏ của MONSANTO tại Mộc Châu - Sơn La

01/09/2015

     Ngày 30/8/2015 tại Mộc Châu, Sơn La, gần 200 đại biểu chính quyền, chuyên gia đầu ngành cùng báo chí và nông dân địa phương đã tham quan ruộng ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ của Công ty Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto) trong khuôn khổ chương trình “Ứng dụng và Phát triển Ngô biến đổi gen ở Việt Nam” do Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức.

 

Đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, các chuyên gia trao đổi tại hiện trường

 

      Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết: “Trong định hướng chuyển đổi các loại hoa màu kém hiệu quả của Chính phủ, việc tăng diện tích trồng ngô được Bộ NN&PTNT đặc biệt xem trọng và cùng các địa phương triển khai thực hiện. Qua sản xuất thử và mô hình trình diễn, các giống ngô chuyển gen có thể thấy được hai tác dụng rõ rệt: công trừ cỏ cho ngô giảm đi, khả năng kháng sâu tăng giúp cho cây tăng trưởng tốt hơn, giảm chi phí và công phun thuốc trừ sâu. Đặc biệt, mỗi hecta của ngô chuyển gen so với ngô thường đem lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân là tín hiệu tốt để nông dân có thể áp dụng mô hình này trong thời gian tới.

      Là một trong số các huyện đi đầu về diện tích trồng ngô tại “thủ phủ trồng ngô Sơn La”, cây ngô đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây. Chính vì vậy việc lựa chọn giống tốt là yếu tố quyết định cho một mùa vụ thắng lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi gia đình. Đồng thời, cải thiện năng suất ngô tại khu vực có diện tích ngô lớn nhất cả nước này cũng sẽ góp phần tăng tổng sản lượng ngô nội địa, góp phần giảm áp lực nhập siêu ngô trong những năm vừa qua.

     Trò chuyện với đoàn khảo sát, ông Phan Văn Chuyển, một nông dân thuộc tiểu khu 12, Tân Lập, Mộc Châu chia sẻ: “Khi trồng thử và đối chứng với giống thường, tôi và bà con trong khu thấy giống ngô của Dekalb có thêm công nghệ kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ giúp giảm hẳn tiền thuê và công lao động trong khi năng suất tăng từ 10,1 tấn hạt tươi/ ha lên đến 12,5 tấn hạt tươi/ ha. Ngô thương phẩm của tôi đợt này đẹp và chất lượng tốt nên giá cao hơn những năm trước. Rất mong có nhiều giống mới tốt như DK 6919S để chúng tôi có thể nâng cao năng suất, cải thiện cuộc sống của gia đình”.

 

Mộc Châu là thủ phủ trồng ngô của tỉnh Sơn La

 

     Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Chính - Giám đốc Marketing sản phẩm chuyển gen, Công ty Dekalb Việt Nam khẳng định: “Bên cạnh những thách thức ngoại cảnh như khí hậu bất thuận ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác ngô nói riêng, một vấn đề khác trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng ngô hiện nay là chi phí canh tác ngô ngày càng tăng, trongđ ó chi phí nhân công chiếm một phần rất lớn. Những thách thức này chỉ được giải quyết khi chúng ta cung cấp được giải pháp giúp nông dân cải thiện sản lượng thu hoạch trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời tiết kiệm được nhiều hơn chi phí đầu vào”. Có thể thấy vai trò của hạt giống tốt ngày càng trở lên quan trọng trong cải tiến kỹ thuật canh tác giúp giảm chi phí, đồng thời gia tăng năng suất thực thu, và việc tích hợp công nghệ sinh học hiện đại vào hạt giống đã thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả tích cực ghi nhận hôm nay tại Mộc Châu rất tương đồng với kết quả thu được từ những điểm trình diễn của Dekalb tại các vùng trồng ngô khác trên cả nước, khẳng định hạt giống Dekalb tích hợp them công nghệ kháng sâu và thuốc trừ cỏ Genuity khi được ứng dụng rộng rãi sẽ có cơ hội mang lại lợi ích thiết thực cho nông dânViệt Nam. Dekalb Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và cung cấp giống ngô để nông dân có thể cải thiện thu hoạch, gia tăng thu nhập, vững tin hơn khi xây dựng kế hoạch cho tương lai của gia đình, ông Chính cho biết thêm.

      Bên cạnh việc hợp tác cùng Bộ/ngành và chính quyền địa phương để triển khai thử nghiệm giống ngô kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ của mình, Dekalb Việt Nam cũng khởi động chương trình Chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ tại Việt Nam từ tháng 4/2015, thông qua thực hiện hàng trăm điểm trình diễn, tập huấn kỹ thuật canh tác và đánh giá hiệu quả thực tế của giống ngô mới. Nỗ lực này đã hỗ trợ địa phương tiếp cận kiến thức mới về canh tác nông nghiệp bền vững và cải thiện năng suất mùa vụ.

 

Phạm Đình

 

Ý kiến của bạn