27/06/2022
Luật BVMT số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật BVMT, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định, bao gồm: Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng đã ban hành 2 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều được Luật, Nghị định giao, bao gồm: Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 7/1/2022 quy định chi tiết thi hành Luật BVMT về ứng phó với biến đổi khí hậu và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật.
Nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách mới về BVMT tới các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, ngày 7/3/2022, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, phổ biến Luật BVMT và các văn bản quy định chi tiết thi hành tại Quyết định số 420/QĐ-BTNMT. Theo đó, Bộ TN&MT đã xây dựng và phát hành tài liệu tuyên truyền tổng quan về các điểm mới của Luật BVMT gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội nghị tập huấn các quy định, chính sách mới về BVMT tại các văn bản.
Đặc biệt, từ ngày 29 - 31/3/2022, Bộ TN&MT đã liên tục tổ chức 3 hội nghị tập huấn các quy định, chính sách của Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành cho Sở TN&MT, các cơ quan liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các hội nghị đã nhận được nhiều ý, kiến kiến nghị đề nghị giải đáp, hướng dẫn việc thực hiện những quy định, chính sách mới trong Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ TN&MT cũng đã nhận được một số ý kiến của địa phương, doanh nghiệp và người dân gửi về liên quan đến nội dung này. Trong đó đáng chú ý là đề nghị hướng dẫn cách thức tra cứu, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường để làm cơ sở xác định thủ tục môi trường phải thực hiện cho dự án.
Có thể thấy, việc phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường là cách tiếp cận mới, lần đầu tiên được quy định tại Luật BVMT. Vì vậy, để thực hiện quy định này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nghiên cứu Hướng dẫn việc tra cứu, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường được xây dựng chi tiết như sau:
A. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG
(1) Khi xem xét, phân loại dự án đầu tư phải xác định rõ các tiêu chí về môi trường của dự án đó theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, bao gồm: quy mô; công suất; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; yếu tố nhạy cảm về môi trường. Trong đó, việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án đầu tư thuộc Phụ lục III và IV phải bảo đảm theo đúng quy định chi tiết tại khoản 4 điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
(2) Việc tra cứu, phân loại phải bảo đảm nguyên tắc loại trừ quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 28 Luật BVMT. Theo đó, đối với 01 dự án đầu tư khi phân loại theo các tiêu chí môi trường mà có thể đồng thời thuộc nhiều hơn 01 nhóm quy định tại các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án này được xếp vào nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hơn.
Ví dụ: 01 dự án có nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm I, có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm II, thì dự án đó được xác định thuộc nhóm I.
(3) Trường hợp dự án đầu tư được xác định thuộc nhóm II và có một trong các tiêu chí thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM thì dự án được xếp vào số thứ tự phải thực hiện ĐTM.
(4) Trường hợp dự án đầu tư có nhiều hơn một hạng mục/hoạt động với các tiêu chí về môi trường khác nhau thì lựa chọn hạng mục/hoạt động thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hơn để phân loại dự án.
Ví dụ: 01 dự án khi xét theo loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất thuộc nhóm III, nhưng có hạng mục khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm II thì dự án đó được xác định thuộc nhóm II.
(5) Trường hợp sau khi phân loại mà dự án đầu tư không thuộc các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì xác định dự án đầu tư đó thuộc nhóm IV (không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).
B. HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC TRA CỨU ĐỂ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG
Để tra cứu, xác định dự án đầu tư theo các nhóm I, II hoặc III theo quy định tại các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì cần thiết phải xác định đầy đủ các tiêu chí về môi trường của dự án. Thông thường được thực hiện theo các bước sau đây:
* Bước 1. Xác định loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kèm theo quy mô, công suất của dự án
Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án có hoặc không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Trường hợp dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì xác định công suất của dự án theo 01 trong 03 mức (lớn, trung bình, nhỏ) quy định tại các cột (3), (4), (5) Phụ lục II nêu trên.
Trường hợp dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì xác định quy mô của dự án theo 01 trong 03 nhóm (A, B, C) theo tiêu chí phân loại của pháp luật về đầu tư công.
* Bước 2. Xác định quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án: Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 1 trong 2 trường hợp: (i) sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn (≥100 ha); (ii) quy mô trung bình (từ 50 đến dưới 100 ha).
* Bước 3. Xác định quy mô sử dụng khu vực biển của dự án
Căn cứ quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT; thuộc thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm của Bộ TN&MT; (ii) thuộc thẩm quyền giao khu vực biển, cấp giấy phép nhận chìm của UBND cấp tỉnh.
* Bước 4. Xác định quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên của dự án
Căn cứ quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước, kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ TN&MT; (ii) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của UBND cấp tỉnh.
* Bước 5. Xác định quy mô yêu cầu di dân, tái định cư của dự án
Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 1 trong 2 trường hợp: (i) có yêu cầu di dân, tái định cư quy mô lớn; (ii) có yêu cầu di dân, tái định cư quy mô trung bình.
* Bước 6. Xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án
Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án có hoặc không có yếu tố nhạy cảm về môi trường; trường hợp có yếu tố nhạy cảm về môi trường sẽ làm rõ mức độ nhạy cảm của một số yếu tố. Cụ thể như sau:
- Có/không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị (chỉ áp dụng cho dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).
- Có/không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Có/không sử dụng đất, đất có mặt nước của: (1) khu bảo tồn thiên; (2) rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; (3) khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; (4) vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; (5) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Trường hợp có sử dụng thì tiếp tục xác định mức độ nhạy cảm theo 01 trong 02 trường hợp: cao hoặc thấp.
- Có/không yêu cầu: (1) chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; (2) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.
Trường hợp có yêu cầu thì tiếp tục xác định mức độ nhạy cảm theo 01 trong 02 trường hợp: cao hoặc thấp.
- Có/không yêu cầu di dân tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng (thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội).
Sau khi xác định đầy đủ tiêu chí về môi trường của dự án đầu tư theo các bước nêu trên thì có thể tham khảo Bảng tra cứu tại Mục C dưới đây để xác định nhóm của dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường, trong đó cần lưu ý áp dụng các nguyên tắc tại Mục A để xác định cho từng trường hợp cụ thể.
C. BẢNG THAM KHẢO TRA CỨU, PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG
|
|
Có yếu tố nhạy cảm về môi trường |
Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường |
||||||
|
|
Nằm trong nội thành, nội thị của đô thị |
Có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt |
Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: (1) khu bảo tồn thiên; (2) rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; (3) khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; (4) vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; (5) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh |
|
Có yêu cầu: (1) chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; (2) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ |
|
Có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng[1] |
|
|
|
|
|
Mức độ nhạy cảm cao[2] |
Mức độ nhạy cảm thấp[3] |
Mức độ nhạy cảm cao[4] |
Mức độ nhạy cảm thấp[5] |
|
|
|
|
(i) |
(ii) |
(iii) |
(iv) |
(v) |
(vi) |
(vii) |
(viii) |
Thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Lớn[6] |
I |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trung bình[7] |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
II(B) |
|
Nhỏ[8] |
II(B) |
II(B) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
III |
Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời có cấu phần xây dựng |
Nhóm A[9] |
Được phân loại như không có yếu tố nhạy cảm về môi trường tại cột (viii) |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
II(B) |
|
Nhóm B[10] |
|
II(B) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(B) |
|
Nhóm C[11] |
|
II(B) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
III[12] |
Sử dụng đất, đất có mặt nước |
Lớn (≥100 ha) |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
|
Trung bình (Từ 50 đến dưới 100ha |
II(A) |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
Sử dụng khu vực biển |
TTgCP, Bộ TNMT[13] |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
|
UBND tỉnh[14] |
II(A) |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
Khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước |
Bộ TNMT[15] |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
|
UBND tỉnh[16] |
II(A) |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư |
Quy mô lớn[17] |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
I |
|
Quy mô trung bình[18] |
II(A) |
II(A) |
I |
II(A) |
I |
II(A) |
- |
II(A) |
Một số dự án cụ thể quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật BVMT[19] |
I |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: II(A) là trường hợp phải thực hiện ĐTM; II(B) là trường hợp không phải thực hiện ĐTM.
[1] Cụ thể: từ 10.000 người ở miền núi hoặc từ 20.000 người ở các vùng khác trở lên.
[2] Cụ thể: (1) Từ 01 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên, từ 01 ha vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc từ 20 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; từ 20 ha đối với rừng tự nhiên hoặc từ 50 ha rừng phòng hộ trở lên; (2) Từ 02 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; từ 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt.
[3] Cụ thể: (1) Dưới 01 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên, dưới 01 ha vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc dưới 20 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 20 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 50 ha rừng phòng hộ; (2) Dưới 02 ha của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; dưới 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt.
[4] Cụ thể: (1) Tất cả đối với khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển; từ 5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; từ 03 ha đối với rừng tự nhiên hoặc từ 20 ha rừng phòng hộ trở lên; (3) Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai (từ 10 ha trở lên, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013).
[5] Cụ thể: (1) Dưới 05 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 03 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 20 ha rừng phòng hộ; (2) Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai (dưới 10 ha, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013).
[6] Cột 3 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
[7] Cột 4 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
[8] Cột 5 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
[9] Xác định theo Điều 8 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
[10] Xác định theo Điều 9 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
[11] Xác định theo Điều 10 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
[12] Áp dụng cho tất cả các dự án nhóm C (có hoặc không có cấu phần xây dựng) có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
[13] Bao gồm: (1) Đối với việc giao khu vực biển được xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ; (2) Đối với hoạt động nhận chìm ở biển được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo.
[14] Bao gồm: (1) Đối với việc giao khu vực biển được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ; (2) Đối với hoạt động nhận chìm ở biển được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo.
[15] Bao gồm: (1) Đối với khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Khoáng sản; (2) Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
[16] Bao gồm: (1) Đối với khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản; (2 Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
[17] Cụ thể: từ 10.000 người ở miền núi hoặc từ 20.000 người ở các vùng khác trở lên.
[18] Cụ thể: từ 1.000 người đến dưới 10.000 người ở miền núi; từ 2.000 người đến dưới 20.000 người đối với vùng khác.
[19] Bao gồm: (1) Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (trừ dự án: kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; kinh doanh đặt cược, casino; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng; xuất bản; báo chí); (2) Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (3) Dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; (4) Dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; (5) Dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; (6) Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân, điện hạt nhân.
Xem và tải chi tiết nội dung Hướng dẫn thực hiện Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT tại đây Huong dan LuatBVMT-ND08-TT02.pdf