Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

Giải pháp chủ động giảm thiểu xâm nhập mặn, giữ ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long

04/08/2021

Tóm tắt

     Những năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị hạn hán và xâm nhập mặn (XNM) nặng nề và thường xuyên hơn đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống. Theo nhóm nghiên cứu có 4 nguyên nhân chính gồm: Nguồn tiêu thụ nước ngọt tăng đột biến, xây dựng hồ chứa làm giảm nguồn cung cấp nước ngọt tự nhiên, biến đổi của địa hình cửa ra sông về biển Đông và chưa có sự điều phối dòng chảy từ các hồ thủy điện hợp lý. Bài viết đề xuất một số giải pháp chủ động giảm thiểu XNM gồm: Xây dựng bài toán cân bằng nước tổng thể cho khu vực hạ lưu sông Mekong; Điều phối dòng chảy một số hồ trên sông Mekong theo nhu cầu dùng nước hạ lưu sông Mekong và ĐBSCL; Thu hẹp mặt cắt cửa ra các cửa sông Cửu Long hợp lý nhằm giảm thiểu lưu lượng nước phù hợp với khả năng duy trì dòng chảy trên sông Mekong; Tham gia quy hoạch và đầu tư xây dựng một số công trình trên khu vực hạ lưu sông Mekong; Kết hợp hài hòa lợi ích với các quốc gia, chủ đầu tư các hồ thượng lưu; Nghiên cứu một số giải pháp để chủ động hợp tác song phương và đa phương.

Từ khóa: Chủ động, duy trì dòng chảy, thu hẹp mặt cắt, ĐBSCL, Mekong, XNM, hạn hán.

Nhận bài: 21/6/2021; Sửa chữa: 26/6/2021; Duyệt đăng: 29/6/2021.

     1. Đặt vấn đề:

     Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Lưu vực rộng khoảng 795.000 km2, hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m³ nước. Lưu lượng trung bình 13.200 m3/s nhưng do chênh lệch hai mùa lớn. Sông Mê Kông là nguồn nước cấp chính cho toàn bộ ĐBSCL, là châu thổ cuối cùng của sông Mê Kông.

     Những năm gần đây, ĐBSCL bị hạn hán, XNM nặng nề và thường xuyên hơn đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đời sống của gần 20 triệu người ở khu vực. Phương pháp ngăn mặn hiện nay là sử dụng các cống điều tiết để ngăn không cho nước mặn từ biển xâm nhập vào các nhánh sông của hệ thống sông ĐBSCL. Khi XNM càng sâu, thì xây dựng cống ngăn hẳn từng nhánh sông chính. Các công trình ngăn mặn đã được xây dựng ở giai đoạn nhu cầu trước đây thấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho ĐBSCL về lưu lượng và thời gian cấp. Nhờ vậy, việc sử dụng nước sông Mê Kông cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả rõ rệt trong thời kỳ này. Hệ thống cống ngăn mặn đã đóng góp việc đảm bảo sản xuất nông nghiệp, giữ được nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cả châu thổ sông Mê Kông trong hàng chục năm qua, đóng góp đáng kể vào phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

     Một số hạn chế của các phương pháp đang thực thi hiện nay, hoặc đã phê duyệt quy hoạch, trong các đề cương được duyệt hay đã nghiên cứu: Các dự báo nguồn nước về mang tính chất quan trắc ngắn hạn không giúp để điều tiết dòng chảy ở khu vực hạ du theo năm thủy văn; Chưa có giải pháp cụ thể để chủ động điều tiết duy trì nguồn nước đó sử dụng cho ĐBSCL; Chưa có giải pháp đảm bảo nguồn nước một cách có tính toán và kế hoạch để cấp nước ổn định ĐBSCL theo yêu cầu ngăn mặn, giữ ngọt trong từng giai đoạn trước khi kết thúc mùa lũ năm trước.

     Hiện nay, tình hình XNM ngày càng lấn sâu, thời gian càng kéo dài, ngay cả những năm có lượng nước trung bình vẫn xảy ra mặn, hạn là tất yếu. Việc ngăn mặn tạo ra 2 môi trường mặn, ngọt khác nhau không có sự chuyển tiếp bằng nước lợ. Mặt khác, nguồn nước ĐBSCL ngày càng phụ thuộc vào các công trình hồ chứa ở thượng lưu. Trong khi đó, nhu cầu nước cho Nông nghiệp, nước sinh hoạt ngày càng tăng. Đặc biệt là các nước ở thượng lưu sông Cửu Long có nhu cầu lấy nước để mở rộng diện tích nông nghiệp cho xuất khẩu là một yếu tố làm giảm lượng nước ngọt chảy ra biển, nên nước mặn càng dễ xâm nhập vào. Khu vực cửa lấy nước ngọt trên sông chính ngày càng có xu hướng dịch dần về phía thượng lưu các sông, đáy sông chính ngày càng sâu, nên khó dẫn vào các trục cấp nước. Mặt khác, các giải pháp hiện nay đang bị động và ngăn mặn giữ ngọt chưa hiệu quả. Do đó, bài viết đề xuất giải pháp mang tính chiến lược về thủy lợi ĐBSCL và hạ lưu sông Mê Kông bao gồm: (1) Đánh giá mức độ hạn hán và ngập mặn của sông Cửu Long; (2) Phương pháp duy trì lưu lượng dòng chảy trên sông Mê Kông vào mùa kiệt; (3) Phương pháp giữ ngọt ngặn mặn bằng hạn chế lưu lượng thoát ra biển Đông đến mức thấp nhất; và (4) Hiệu quả dự kiến của giải pháp.

        2. Phương pháp nghiên cứu

     Tác giả dựa vào nguyên lý cân bằng nước giữa lượng nước chảy về trên sông Cửu Long từ thượng lưu sông Mê Kông trong cùng một thời đoạn và lượng nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt trong vùng hạ lưu sông Mê Kông (gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam) và ĐBSCL. Có kể đến lưu lượng nền của sông Cửu Long không gây mặn, hạn cho ĐBSCL;

Tần suất đảm bảo cho sử dụng nước 75%, 90%. Giai đoạn nghiên cứu những năm 2020, 2030, 2050.

Tài liệu đo đạc thủy văn của sông Mê Kông những năm 1970 đến 2008.

Tài liệu tính nhu cầu nước các giai đoạn do Viện Quy hoạch Thủy lợi cấp.

Giới hạn mặn, ngọt trên sông Cửu Long dựa vào các số đo thực tế.

Nguyên lý để cho không bị hạn là toàn bộ các sông trên ĐBSCL có thể lấy được nước tưới bằng bơm trực tiếp dưới các nhánh sông.

     Lấy phương pháp duy trì lưu lượng dòng chảy trên sông Mê Kông với điều tiết một số hồ cùng một thời đoạn nhất định làm cơ sở chính và kết hợp thu hẹp cửa ra của các nhánh chính sông Cửu Long hỗ trợ cho giảm thiểu XNM và dâng nước chống hạn.

     Nguyên lý để hạn chế mặn là lấy đường giới hạn tại vị trí dự kiến thu hep mặt cắt sông về hạ lưu là khu vực mặn từ đường giới hạn lên phía thượng lưu trong vòng 20 km là khu nước lợ, khu còn lại ở thượng lưu là khu nước ngọt.

     Thu hẹp mặt cắt ướt khu vực cửa ra các nhánh sông, theo khả năng chống lũ thiết kế, đảm bảo giao thông thủy bình thường theo cấp sông đã quy định.

     3. Mô hình nghiên cứu tính toán và phương pháp suy luận logic

     Bài toán cân bằng nước theo giai đoạn tháng làm cơ sở;

     Dựa vào một số kết quả mô hình tính toán về phân bố dòng chảy của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam;

     Dựa vào bài toán xác định mức độ tác động của biển đổi khí hậu và nước biển dâng những năm 2000 đến 2090 của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;

     Dựa vào quan sát trực quan những yếu tố về diễn biến dòng chảy trên sông Mê Kông, Cửu Long và các đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL;

     Dựa vào chiến lược phát triển hạ lưu ĐBSCL từ năm 2021 đến 2030 của MRC;

     Giá trị của kết quả tính toán mang tính tương đối chính xác, mang giá trị định tính do suy luận từ các giá trị quy hoạch, nghiên cứu và các tài liệu khác.

        4.Kết quả đánh giá, lựa chọn do suy luận khoa học

         4.1.Đánh giá mức độ, nguyên nhân hạn hán, XNM của sông Mê Kông và ĐBSCL

     Để đánh giá mức độ hạn hán và xâm nhập hiện nay, các số đo liệt thủy văn hiện nay, kết hợp sử dụng tài liệu các liệt thủy văn đo đạc trong những năm trước năm 2000; mức độ sử dụng nước các giai đoạn và đặc điểm khác về công trình xây dựng, diễn biến địa hình cửa sông…

Các số liệu đặc trưng thủy văn về nguồn nước:

     Bảng 1. Lưu lượng (m3/s) tháng, (những năm 2020) tại Tân Châu và Châu Đốc

Q m3/s được quy đổi theo diện tích chảy tự do còn lại

TT/Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

QTrung bình

5.392

3.420

2.139

1.805

2.761

6.054

10.665

16.314

18.198

17.478

13.407

8.915

Q75

4.591

2.784

1.763

1.559

2.717

3.955

6.932

10.604

12.739

11.885

9.385

5.795

Q90

3.865

2.213

1.428

1.354

1.750

2.939

6.399

9.788

10.919

10.487

8.044

5.349

Bảng 2. Nhu cầu nước của khu vực hạ lưu những năm 2020

Nước/tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lào

236

213

133

44

48

241

87

17

12

178

369

286

Thái Lan

309

273

163

62

222

332

314

707

951

1090

391

274

Campuchia

630

505

312

334

272

131

216

238

151

344

574

855

Tây Nguyên

120

132

64

17

6

17

11

14

12

5

129

186

ĐBSCL

1.274

1.132

448

858

808

987

916

698

759

638

564

992

Cộng

2569

2255

1120

1315

1356

1708

1544

1674

1885

2255

2027

2593

Giữ ngọt, đẩy mặn

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

2800

Cộng

5369

5055

3920

4115

4156

4508

4344

4474

4685

5055

4827

5393

Qua Bảng 1 so sánh với Bảng 2 tính ra nhu cầu nước hiện nay 7 tháng mùa hạn từ tháng 12 đến tháng 6 với các số liệu các năm:

Tương ứng với năm có lượng nước bằng TBNN: thiếu 5,4 tỷ m3;

Tương ứng với năm có lượng nước bằng tần suất đảm bảo 75%: thiếu 24 tỷ m3;

Tương ứng với năm có lượng nước bằng p đảm bảo 90%: thiếu 34 tỷ m3;

Tương tự tính cho năm 2030 thì tháng giêng đã hoàn toàn thiếu nước, tính toán tương tự thì năm 2050, tháng 12 đã thiếu nước trầm trọng;

Đánh giá nguyên nhân chính gây ra hạn hán và XNM:

+ Nguồn tiêu thụ nước ngọt tăng đột biến sau năm 2000;

+ Nguồn cung cấp nước ngọt tự do bị giảm do thu hẹp diện tích khu giữa:

+ Biến đổi của địa hình đáy cửa ra sông hạ thấp;

+ Chưa có sự điều phối dòng chảy từ các hồ thủy điện hợp lý.

+ Trường hợp biến đổi khí hậu (BĐKH) các trường hợp cực đoan khác.

     4.2.Phương pháp duy trì lưu lượng dòng chảy hợp lý trên sông Mê Kông

     4.2.1Duy trì lưu lượng dòng chảy trên sông Mê Kông hợp lý

Duy trì lưu lượng là một yếu tố cần thiết nhất cho việc ngăn mặn, giữ ngọt cho sông Cửu Long.

  • Nghiên cứu từng bước để duy trì dòng chảy từ bài toán cân bằng nước thời đoạn;

  • Điều tiết một số hồ chứa;

  • Điều tiết các hồ chứa trên cùng một phụ lưu sông Mê Kông;

-Thời gian tập trung nước từ công trình xả thấp nhất đến mặt cắt tính toán;

  • Đơn vị tính lưu lượng để điều phối dòng chảy chuyển sang m3/ngày, đêm;

  • Điều tiết các hồ chảy theo từng thời gian trong năm với các nguyên tắc:

+ Điều tiết dòng chảy không được làm ngập bất cứ khu vực nào thuộc hạ lưu tuyến xả;

+ Lưu lượng điều tiết Max của phụ lưu cần quy đinh cụ thể cho từng nhánh sông;

+Tổng lượng nước điều tiết không vượt quá tổng lượng nước sinh thủy trong năm của hồ và còn có mối liên quan đến dung tích hữu ích của hồ chứa.

Xây dựng chương trình điều phối dòng chảy phải hoàn thiện dần bổ sung điều chỉnh theo khả năng thực tế của các hồ được điều tiết.

     4.2.2. Xây dựng công trình điều tiết trên hồ Tonle’ Sap (Biển Hồ)

Xây dựng công trình điều tiết cho hồ Tonle’ Sap với các nhiệm vụ:

  • Trữ nước cho Việt Nam và Campuchia về mùa khô giảm mặn, chống hạn;

  • Đảm bảo giao thông thủy cho Campuchia và Việt Nam.

  • Giữ nước hồ Tonle’ Sap với cao độ hợp lý theo từng giai đoạn;

  • Đảm bảo giảm thiểu tác động đường đi và sinh sản của cá;

  • Cống điều tiết, nhưng nhiệm vụ trũ lũ cơ bản giữ nguyên;

  • Âu thuyền cho giao thông thủy, đường cá đi kết hợp tàu thuyền nhỏ;

  • Campuchia có đa lợi ích, Việt Nam chủ động an ninh nguồn nước lâu dài.

    4.2.3 Khai thác tiềm năng nguồn nước điều tiết từ sông 3S

     Lưu vực sông Sêkong, Sêsan và Srêpốk (gọi 3S) là ba sông nhánh lớn trong lưu vực sông Mê Kông. Lưu vực 78.645 km2, tổng lượng nước trên 80 tỷ m3/năm. Nghiên cứu xây dựng các nhà máy thủy điện kết hợp hồ trữ nước cho Việt Nam và Campuchia dung tích từ 20 - 40 tỷ m3 với công suất lắp máy của thủy điện mức 2.500 MW trước mắt là trạm điện bù công suất cho các tỉnh Nam bộ, Nam Trung bộ, hạ Lào và cung cấp nước tự chảy cho Campuchia. Vì vậy, nghiên cứu lưu vực sông 3S kết hợp với nghiên cứu hồ Tonle’ Sap và một số hồ khu vực hạ Lào và biên giới Campuchia sẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất cho bảo đảm an ninh nguồn nước, điện và an ninh lương thực cho Việt Nam và Campuchia.

     4.3.Tăng cường khả năng ngăn mặn giữ ngọt của cửa ra sông Cửu Long bằng phương pháp hạn chế lưu lượng thoát ra biển Đông đến mức thấp nhất

     4.3.1. Xác định khả năng giữ ngọt, ngăn mặn của các cửa sông Cửu Long

     Điều kiện để giữ ngọt và chống bị nhiễm mặn của các sông là do thế năng của dòng chảy trên sông đáp ứng hai điều kiện:

     + Điều kiện đẩy mặn: Là điều kiện mực nước, lưu lượng trung bình dòng chảy tạo thế năng không cho mặn xâm nhập sâu.

     + Điều kiện giữ ngọt: Mực nước trên sông tại khu vực nước ngọt có cao độ thích hợp để lấy được nước phát triển sản xuất, đời sống bình thường hầu hết khu vực nhận trực tiếp cấp nước của sông.

     Trường hợp với mặt cắt hiện trạng và từ các số liệu liệt thủy văn dòng chảy, tạm tính lưu lượng nền là 2.800 m3/s cơ bản giữ ổn định theo thời gian.

     Các vị trí khác trên sông với mặt cắt và lưu lượng nhỏ sẽ đáp ứng ngăn mặn giữ ngọt khi các yếu tố của các cửa sông chính đạt yêu cầu ngăn mặn giữ ngọt.

     Khi mặt cắt ướt một dòng chảy bị thu hẹp, thì lưu lượng dẫn qua đây bị giảm, và mực nước thượng lưu sẽ dâng lên, tạo thế năng giữ ngọt và ngăn mặn. Hình thành 3 khu vực: Nước mặn, nước lợ và nước ngọt khá rõ ràng, ổn định trên tất cả nhánh sông.

     Điều kiện bắt buộc: Mức độ đảm bảo an toàn cho thoát lũ mùa lụt với tần suất thiết kế; Đảm bảo giao thông thủy thông suốt trong cả năm. Điều kiện đủ: Đủ cao độ lấy nước cho sản xuất và sinh hoạt cho hầu hết các nhánh sông; Đủ cao độ nước đẩy mặn ra biển. Đây là 4 yêu cầu bắt buộc khi nghiên cứu thu hẹp mặt cắt ướt của cửa ra, với: Bài toán cân bằng nước trong chống hạn và ngăn mặn làm gốc; Bài toán chống lũ và giao thông thủy là bài toán kiểm tra.

     Đưa ra giải pháp ngăn mặn, giữ ngọt hiện tại cho ĐBSCL cùng phối hợp quy trình điều phối dòng chảy thượng lưu, gồm có 2 trường hợp chính là: Giữ nguyên mặt cắt ngang tại các cửa sông hiện trạng; Trường hợp lượng nước để điều phối thượng lưu không đủ theo nhu cầu, theo mặt cắt cửa ra hiện trạng, thì thu hẹp mặt cắt lựa chọn vị trí và kích thước hợp lý.

     4.3.2. Các hình thức thiết kế thu hẹp cửa sông

  • Nâng cao đáy sông.

  • Thu hẹp mặt cắt ngang.

     Hình thức thu hẹp mặt cắt ngang ướt được phân chia ra:

     +Thu hẹp cố định: Giải pháp thu hẹp theo mức độ lũ tần suất thiết kế.

     Bảng 3: Phân định tỷ lệ dòng chảy qua các cửa sông Cửu Long chảy ra biển

TT

Tên cửa sông

Vị trí

B

(m)

Cao độ Tự nhiên

Cao độ đáy sông

Diện tích mặt cắt ướt dưới cao độ 1,5m

Tỷ lệ diện tích MC ướt

TỶ lệ lưu lượng mùa kiệt

1

Vàm Cỏ

Dầu ViệtKhánh

465

4

-9

4.921,88

5,54

0,95

2

Cửa Tiểu

Phà Bình Minh

600

5

-9

6.339,38

7,13

2,36

3

Giữa Cửa Tiểu + Đại

Phà Cồn Tàu

520

-1

-10

6.028,88

6,78

1,42

4

Cửa Đại

Phà Tam Hiệp

800

-4

-9

8.439,38

9,49

4,71

5

Ba Lai

Cống Ba Lai

84

-2

-6

646,88

0,73

-

6

Hàm Luông

Phà Hưng Lễ

- Phú Khánh

1700

2

-9

17.889,38

20,12

13,57

7

Cổ Chiên

Phà Vàm Đồn

1300

5

-8

12.380,88

13,93

22,75

8

Định An

Phà An Thạnh

1800

2

-10

20.748,88

23,34

25,97

9

Trần Đề

Phà Đại Lãi Cù Lao Dung

700

2

-10

8.098,88

9,11

18,44

10

Về Biển Tây

Cộng biển Tây

1702

1,5

-3

3.404,00

3,83

4,71

 

 

 

9.600

 

 

88.898,38

100,00

100,00

     + Thu hẹp theo mùa: Vào mùa kiệt thu hẹp để giữ nước ngọt, mùa lũ tháo đủ thoát lũ.

Các trường hợp bổ sung:

     Trường hợp: Rút ngắn thời gian cấp nước trong cả mùa hạn (cấp luân phiên từng giai đoạn).

     Trường hợp: Thời gian cấp đảm bảo, lượng nước cấp sử dụng đảm bảo, nhưng phải giảm lượng nước đầy mặn. Muốn vậy, tiếp tục thu hẹp mặt cắt để mặt cắt còn lại đủ điều kiện đẩy mặn, giữ ngọt; giảm kích thước cửa thoát nước tối đa bằng kích thước thông thuyền của cấp giao thông thủy của nhánh sông (đủ thông thuyền bình thường).

     Trường hợp mặt cắt để đủ chống lũ nhỏ hơn mặt cắt để đảm bảo giao thông thủy thì chọn mặt cắt tại vị trí thu hẹp bằng diện tích thông thuyền. Như vậy giới hạn tối đa để thu hẹp mặt cắt là bề rộng, chiều sâu, lưu tốc dòng chảy tại mặt cắt đảm bảo thông thuyền.

     Trường hợp diện tích mặt cắt để thoát lũ chính vụ còn lớn hơn diện tích thông thủy cho thuyền bè qua lại. Phần diện tích còn lại giữa mặt cắt chống lũ trừ đi diện tích mặt cắt để thông thủy có thể xây dựng công trình kiên cố có cửa đóng mở với thiết kế cống có chiều cao mực nước khống chế để chống hạn, ngăn mặn trong mùa hạn, mùa lũ mở các cửa cống để thoát lũ.

     4.3.3. Sơ bộ lựa chọn hình thức cấu tạo và các loại kết cấu công trình để đầu tư

     Trường hợp thứ nhất: Đáy sông cửa ra nâng lên cao trình -9,00m hoặc -8m, thảm đá có lưới thép không rỉ, dày 50 cm, có lớp vải lọc. Tổng chiều ngang toàn bộ mặt cắt các cửa ra gia cố 8,5 km, rộng 200m.

     Trường hợp thứ 2.1: Mặt cắt ướt cửa sông được thu hẹp đảm bảo thoát lũ tần suất thiết kế và giao thông thủy. Phần thu hẹp cố định, kết cấu mềm bằng rọ đá thép không rỉ và kết cấu cứng bằng bê tông, cửa thép.

     Trường hợp thứ 2.2: Kết cấu công trình như trường hợp 2.1 nhưng chỉ khác về thời gian điều phối nước và có giai đoạn cần phải giảm lượng nước dùng luân phiên.

     Cần có dung tích để điều tiết 15 tỷ m3/30 tỷ m3 yêu cầu, P=85%, thời đoạn xả phù hợp hạ du.

     Trường hợp thứ 2.3: Phần cố định tương ứng với trường hợp 2.1, có thể chọn kết cấu cứng và hỗn hợp để tiện nối tiếp phần thu hẹp trong mùa hạn, trả lại mặt cắt chống lũ.

     Sử dụng biện pháp nào thu hẹp hạ lưu phụ thuộc vào khả năng duy trì dòng chảy thượng lưu.

          4.4. Hiệu quả khi thực hiện Đề án

  1. Về an ninh bền vững nguồn nước: Lượng nước ngọt được đảm bảo đủ cho sản xuất, sinh hoạt trước mắt và lâu dài; Phát huy mọi lợi thế của từng địa phương ĐBSCL

  2. Môi trường được bảo vệ, không bị tách nươc ngọt nước mặn riêng biệt

  3. Giao thông thủy thuận lợi Việt Nam và quốc tế do thượng lưu gia cố mực nước luôn ổn định mức cao tương ứng với trạng thái giới hạn.

          

▲Tổng thể sông Mekong và các công trình chống hạn         ▲Mặt cắt ngang cửa ra các trường hợp gia cố

  1. Giảm sạt lở các bờ sông do chênh lệch nước ngầm giảm

  2. Giảm sụt lún đất nền do giảm khai thác nước ngầm

  3. Giảm chi phí bơm nước, chuyển nước do mực nước cao đến tận các khu vực sản xuất.

  4. Phát triển điện năng kết hợp đa mục tiêu khi xây dựng bổ sung hồ chứa

  5. Điều kiện khai thác du lịch do thuận lợi giao thông thủy nội bộ.

  6. Bảo tồn và phát triển sinh vật nước lợ

  7. Nếu được thông qua đề án có thể tiến hành ngay từng phần

  8. Hiệu quả được phát huy ngay từng bước đầu tư

  9. Thực hiện từng bước, lâu dài do có chiến lược an ninh nước

  10. Quản lý và điều hành thống nhất toàn khu vực sông Cửu Long

  11. Tăng cường hợp tác đầu tư hài hòa lợi ích quốc tế

  12. Kinh tế phát triển, ổn định dân cư, uy tín quốc gia tăng.

  13. Kinh phí đầu tư hợp lý thấp hơn nhiều giải pháp cống ngăn mặn.

  14. Có điều kiện hiện thực hóa được quy hoạch tổng thể ĐBSCL do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được dự thảo, mà trọng tâm là quy hoạch thủy lợi, phân ra 3 vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Các quy hoạch và các nghiên cứu thủy lợi về ĐBSCL, cho đến nay không thể thực hiện phân chia 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn được theo quy hoạch tổng thể dự kiến.

     5. Kết quả và bàn luận

     Đến nay, ĐBSCL đã bị hạn hán và nhiễm mặn do thiếu hụt lượng nước trong mùa khô một cách liên tục và thường xuyên. Dòng chảy trên sông Mê Kông phụ thuộc hầu hết vào mức độ xả các hồ chứa ở thương lưu và các nước sử dụng trên sông Cửu Long. Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thì tác động của BĐKH và mực nước biển dâng đến ĐBSCL trong vòng 90 năm từ 2000 đến năm 2090 cũng chỉ XNM tăng lên khoảng 10 km từ cửa sông và không tác động đến mức độ hạn hán. Như vậy, đánh giá nguyên nhân XNM và hạn hán như tác giả là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

     Các giải pháp đang sử dụng, đề cương quy hoạch, nghiên cứu đã được phê duyệt chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và chưa đảm bảo an ninh nguồn nước cho sông Cửu Long. Đặc biệt, công tác trữ ngọt vào mùa hạn do thiếu hàng chục tỷ m3 nước và ngày càng thiếu do nhu cầu nước sử dụng tăng, khả năng tạo dòng chảy tự do giảm. Không có khả năng xây dựng hồ lớn để trữ nước trong ĐBSCL,

     không thể ngăn chặn các nhánh sông để giữ nước như hiện nay vì hiệu quả thấp. Muốn trữ nước không thể có phương pháp nào tốt hơn, hiệu quả hơn hợp tác khu vực thượng lưu, đặc biệt với Lào và Campuchia là đầu tư đa lợi ích cho cả các bên.

     Khả năng có thể để tìm được những giải pháp cụ thể, thiết thực, cùng chia sẻ nguồn lợi từ việc dùng nước trong lưu vực, sẽ giúp các nước hạ lưu Mê Kông đảm bảo nguồn nước là yếu tố cần thiết nhất. Đồng thời, Việt Nam vừa giảm thiểu ngập mặn, giữ ngọt cho ĐBSCL phát triển hết lợi thế của mỗi địa phương một cách bền vững.

     Việt Nam cần chủ động tổ chức nghiên cứu giải pháp “chủ động giảm XNM giữ ngọt” trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước sông Cửu Long một cách thấu đáo. Việt Nam là quốc gia nằm dưới cùng của sông Mê Kông, không những phụ thuộc vào các tác động của BĐKH mà phụ thuộc hoàn toàn vào tất cả những hoạt động về sử dụng nước sông Mê Kông của các quốc gia ở khu vực phía trên lưu vực sông.

     Việc đổ lỗi tình trạng hạn hán và XNM do BĐKH và mực nước biển dâng là chưa thật chính xác và nếu không nghiên cứu đầu tư thích đáng sẽ hết cơ hội đảm bảo an ninh nguồn nước trước mắt, lâu dài cho thế hệ sau là có lỗi với đất nước.

     Thời điểm này thích hợp để tập trung nghiên cứu, bởi càng ngày nạn hạn hán XNM càng diễn biến phức tạp hơn cả về mức độ nghiêm trọng thiếu nước và thời gian kéo dài các tác động đó. Cần tập hợp được nhiều ý kiến để nghiên cứu, hợp tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình trước mắt, hoạch định chiến lược lâu dài, nhưng phải cụ thể là yêu cầu vô cùng cấp thiết cho ĐBSCL. Vì vậy, cần tổ chức thi tuyển đề án để khai thác các tiềm năng vô giá của sông Mê Kông là các giải pháp an toàn điện năng, an toàn lương thực được kết hợp lấy đảm bảo nguồn nước bền vững muôn đời cho ĐBSCL làm cơ sở trụ cột. Bộ TN&MT có thể chủ trì chương trình nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp để báo cáo Chính phủ lập Chương trình quốc gia về an ninh nguồn nước sông Cửu Long để bổ sung điều chỉnh các chủ trương chưa đề cập nội dung vừa nêu trên.

     Do thời gian, tài liệu và năng lực chuyên môn và kinh phí để nghiên cứu sơ bộ hoàn toàn của tác giả nên chưa thể chính xác. Trên đây là một đề xuất cá nhân cho các nhà chuyên môn, quản lý tham khảo. Nhóm nghiên cứu xin được hợp tác cùng nghiên cứu để giải quyết các đề xuất trên.

Trần Văn Minh

Hội Tưới tiêu Việt Nam

Trần Hương Cẩm

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt II/2021

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam

  2. Nghị  quyết  số  120/NQ-CP  Về  Phát  triển  bền  vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH.

  3. Báo TN&MT 7/5/2020, ý kiến các chuyên gia về măn, hạn sông Cửu Long

  4. Báo Nông Nghiệp ngày 14/5/2020, Ngăn sông trữ ngọt cho ĐBSCL

  5. Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH- NBD – Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, năm 2012.

  6. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 11/03/2020, hạn, mặn tại ĐBSCL

  7. Cục KH và Thông tin bộ KH & CN tháng 2/2016, XNM ĐBSCL

  8. Nguyên nhân XNM tăng cao ở ĐBSCL và giải pháp quản lý

  9. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 11/03/2020, hạn, mặn tại ĐBSCL

  10. Nguyễn Ngọc Anh - nguyên Viện trưởng viện quy hoạch Miền Nam. Nguyên nhân XNM tăng cao ở ĐBSCL và giải pháp quản lý.

  11. Văn bản số 220/QHTLMN ngày 20/07/2020 của Viên QHTLMN  về  báo  cáo  chuyển  nước,  kết  nối  nguồn nước ĐBSCL.

Research on solutions to minimum depreciation and keeping fresh water in Cuu Long river delta

Tran Van Minh

Vietnam National Commision on Irrigation and Drainage - VNCID

Tran Huong Cam

Vietnam Academy for Water Resources

     ABSTRACT

     In recent years, the Mekong Delta has suffered from severe and frequent drought and saltwater intrusion, causing great damage to production and life. According to the author, there are 4 main reasons: The sudden increase in fresh water consumption, the construction of reservoirs that reduce the natural fresh water supply, The change of the estuary topography to the East Sea, and the lack of flow coordination. flows from hydropower reservoirs according to downstream water demand. The article proposes a number of proactive solutions to reduce saltwater intrusion, including: Developing the overall water balance problem for the lower Mekong region; Coordinating the flow of a number of lakes on the Mekong River according to the water demand of the lower Mekong River and the Mekong Delta; narrowing the cross-sections of the mouths of the Mekong estuaries reasonably in order to minimize the water flow in accordance with the ability to maintain the flow on the Mekong River; Participating in planning and investing in the construction of a number of works in the lower Mekong region, Harmonizing interests with other countries and investors of upstream lakes; It is necessary to actively develop a program to study some solutions to proactively cooperate bilaterally and multilaterally.

     Key word: Proactive, maintaining flow, narrowing cross section, Mekong river.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn