14/12/2015
Trong những năm chiến tranh tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn các chất diệt cỏ (CDC) gây hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường. Để xây dựng phương pháp đánh giá ảnh hưởng của CDC đối với TNR (cây gỗ) cần phải kế thừa và vận dụng hệ thống các phương pháp thích hợp và các kết quả nghiên cứu đã có và tiếp cận theo đa ngành, đa lĩnh vực: lâm nghiệp, sinh thái, kinh tế môi trường, thủy văn... trong việc xác định ảnh hưởng và xác định giá trị thiệt hại. Kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp tính giá trị thiệt hại đối với TNR góp phần làm cơ sở để xây dựng phương pháp tính thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường do CDC của Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam.
During the war in Viet Nam, the American army used a large volume of herbicides that have caused serious impacts to human and the environment. To develop a method for evaluation of the impacts of herbicides on forest resources (timber trees) it is necessary to inherit and apply the system of appropriate methods and existing research results and to follow inter-sectoral and multi-sectoral approaches: forestry, ecology, environmental economics, hydrology, etc in identifying impacts and damage values. The study results in development of the evaluation method for forest resource damages will contribute to develop the method for evaluating economic, social and environmental impacts of herbicides used by the American during the war in Viet Nam.
I. Mở đầu
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn các chất diệt cỏ (CDC) gây hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường ở Việt Nam. Để có cơ sở khoa học tính toán và lượng giá thiệt hại tài nguyên rừng (TNR) do CDC, các tác giả đã nghiên cứu mô hình và phương pháp tính toán, lượng giá thiệt hại rừng do CDC trong bối cảnh sự việc đã xảy ra cách đây hơn 40 năm. Do hạn chế về thông tin, dữ liệu và khuôn khổ đề tài, việc nghiên cứu và đề xuất phương pháp phù hợp tính toán thiệt hại TNR do CDC của Mỹ chỉ mới giới hạn đối với thiệt hại cây gỗ, cácbon và đất rừng (do xói mòn). Kết quả này sẽ làm cơ sở cho bước nghiên cứu tiếp theo để tính toán thiệt hại môi trường tại các vùng bị phun rải CDC.
Phạm Văn Lợi, Bùi Hoài Nam
Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường
Nguyễn Huy Dũng, Trần Văn Châu
Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ NN&PTNT
(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 11 - 2015)