Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

Nghiên cứu phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và tính trọng số để xác định chỉ số đánh giá khu công nghiệp các bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam

06/08/2020

TÓM TẮT

     Công thức được sử dụng để tính toán các tiêu chí và chỉ số để đánh giá Khu công nghiệp (KCN) các bon thấp (ILC) là tổng giá trị của các chỉ số của từng tiêu chí đánh giá (chỉ số của từng tiêu chí đánh giá là điểm của từng tiêu chí thành phần nhân với trọng số của nó). Độ chính xác của các tiêu chí và chỉ số không chỉ phụ thuộc vào giá trị biến mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị trọng số của nó. Vì vậy, việc lựa chọn và áp dụng phương pháp tính trọng số phù hợp sẽ làm tăng độ chính xác của chỉ số. Nghiên cứu này sẽ tính toán theo phương pháp trọng số thứ bậc AHP, từ đó đề xuất các bước xây dựng chỉ số đánh giá KCN các bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

     Từ khóa: Developing Method for Calculating Weights to Determine Low Carbon Industrial Zone Index  according to VietNam’s condition

     Nhận bài: 27/4/2020; Sửa chữa:16/5/2020; Duyệt đăng: 20/5/2020

     1. Đặt vấn đề

     Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính (KNK) nhằm làm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu, việc phát triển KCN theo mô hình giảm phát thải KNK là một trong những yêu cầu bắt buộc hiện nay. Trên thế giới, mô hình KCN các bon thấp không phải là mới, nhiều nước đã áp dụng mô hình và chứng minh được hiệu quả giảm phát thải bằng cách thúc đẩy tiết kiệm, sử dụng năng lượng có hiệu quả và tái chế chất thải.

     Xét về gốc độ nền kinh tế ít các bon, sự xuất hiện mô hình KCN các bon thấp là một trong những xu hướng để giải quyết 2 mâu thuẫn do việc sử dụng nguyên nhiên liệu quá mức (như điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt..) và thải một lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển KCN. Mục tiêu mà KCN các bon thấp hướng tới là giảm thiểu CO2 thải vào khí quyển thông qua các hoạt động sử dụng, tiêu thụ năng lượng. Do đó, cấu trúc của một KCN các bon thấp sẽ được phát triển theo nguyên tắc giảm sử dụng nguồn tài nguyên; nguồn tài nguyên tái sinh; tái sử dụng nguồn chất thải; năng lượng xanh, sử dụng  hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

     Có thể thấy, mô hình phát triển KCN của Việt Nam hiện nay đang thiếu bền vững, đặc biệt là phát thải khí nhà kính (KNK), là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu mô hình KCN các bon thấp là một trong những tiền đề kiểm soát KNK hướng tới nền kinh tế các bon thấp. Đây là mô hình phù hợp đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và có thể triển khai áp dụng phù hợp ở Việt Nam nếu được nghiên cứu chuyên sâu với những điều kiện cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp xây dựng trọng số để xác định tiêu chí và chỉ số đánh giá KCN các bon thấp là cần thiết. Vấn đề gặp phải khi đánh giá KCN các bon thấp bằng bộ tiêu chí là tính trọng số cho các tiêu chí như thế nào? Có nhiều phương pháp tính trọng số được đề xuất và áp dụng hiện nay, trên cơ sở phân tích đặc trưng các phương pháp, khả năng ứng dụng vào thực tế nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu trong tính toán, đánh giá KCN các bon thấp. Từ đó, nghiên cứu lựa chọn phương pháp phù hợp nhất phục vụ tính toán, đánh giá KCN các bon thấp là phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP). 

     2. Phương pháp nghiên cứu

     2.1 Phương pháp phân tích thứ bậc - AHP (Analytic Hierarchy Process)

     Phương pháp phân tích đa tiêu chí được áp dụng rộng rãi để đánh giá hiện trạng một cách toàn diện. Điều kiện cơ bản để áp dụng phương pháp này là sử dụng một hệ thống tiêu chí phù hợp dùng để đánh giá đối tượng nghiên cứu, phải định lượng và định tính cho từng tiêu chí, xác định tầm quan trọng của từng tiêu chí và cuối cùng đánh giá tổng quát về mức độ xác định của bộ tiêu chí. Phương pháp AHP được đề xất bởi Thomas L.Saaty trong những năm 1970 và được mở rộng và bổ sung đến nay. Phương pháp AHP được áp dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực. AHP tạo ra ma trận các tỷ số so sánh, trên cơ sở đó tính toán các trọng số. AHP là phương pháp luận toàn diện, logic và có cấu trúc cho phép hiểu biết về các quyết định phức tạo bằng cách phân rã vấn đề thành các cấp bậc. Ưu điểm của phương pháp này, được sử dụng cho các tiêu chí định tính và định lượng, kiểm định sự nhất quán khi đánh giá; dễ sử dụng làm công cụ ra quyết định, không cần các kỹ thuật phức tạp, tận dụng các thông tin thống kê sẵn có. Quá trình AHP bao gồm 4 bước chính:

     (1). Phân rã vấn đề thành các phần nhỏ, từ đó, xây dựng cây phân cấp AHP: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cấp bậc để đánh giá, gồm các cấp: Mục tiêu → Chỉ tiêu → Chỉ tiêu nhánh → Phương án. Sau khi qua bước này, phân rã vấn đề thành các thành phần nhỏ, cây phân cấp AHP sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí và các khả năng lựa chọn.

     (2). Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu: So sánh cặp đôi chỉ tiêu ở từng cấp theo mức độ quan trọng bằng phỏng vấn chuyên gia. Thiết lập ma trận so sánh cặp: So sánh A1 của cột bên trái với A2, A3, A4… của cột bên phải. Để so sách các tiêu chí cần phải xác định A1 có lợi hơn, thỏa mãn hơn, đóng góp nhiều hơn, vượt hơn so với A2, A3… bao nhiêu lần? Mức độ đánh giá 2 tiêu chí được xác định bằng thang đánh giá từ 1 - 9. Từ đó, xác định giá trị so sánh cặp cho n tiêu chí và các giá trị aijk được xác định theo bảng dưới đây:

Bảng 1. Giá trị so sánh cặp các tiêu chí của các chuyên gia

So sánh

Kết quả đánh giá của Chuyên gia thứ

Aij

i

j

1

2

3

k

TC1

TC2

a121

a122

a123

a12k

A12

TC3

a131

a132

a133

a13k

A13

TCn

a1n1

a1n2

a1n3

a1nk

A1n

TC2

TC3

a231

a232

a233

a23k

A23

TCn

a2n1

a2n2

a2n3

a2nk

A2n

TCn-1

TCn

an-1n1

an-1n2

an-1n3

an-1nk

An-1n

 

     Ma trận so sánh tổng hợp các chuyên gia Aij được tính theo công thức sau:

(3).Tính toán trọng số của các chỉ tiêu: Sau khi xác định ma trận so sánh tổng hợp các chuyên gia, trên cơ sở đó tính trọng số các yếu tố theo phương pháp vector riêng.

Bảng 2. Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố

Tiêu chuẩn

TC1

TC2

TC3

TCn

Aij

Trọng số
chung

 

TC1

1

A12

A13

A1n

X1

W’1

 

TC2

1/A12

1

A23

A2n

X2

W’2

 

TC3

1/A13

1/A23

1

An-1n

X3

W’3

 

1

 

TCn

1/A1n

1/A2n

1/An-1n

1

Xn

W’n

 

Tổng

∑X

1

 

     Kết quả được vector trọng số: [W’1; W’2; W’3; W’n]

     Trong đó:  X1 = (1 x A12x A13 x …..x A1n)1/n

                         X2, X3, ..., Xn được tính toán tương tự;

              

             giá trị trọng số chung W’2, W’3….   W’n được tính toán tương tự.

        (4). Kiểm tra tính nhất quán: Sự nhất quán, thống nhất ý kiến của các chuyên gia tham gia thảo luận được đánh giá thông qua chỉ số CR:

  • Nếu CR < 0.1 cho thấy các chuyên gia tương đối thống nhất với nhau. Do đó kết quả chấp nhận được.
  • Nếu CR > 0.1 cho thấy các chuyên gia không thống nhất với nhau. Do đó, kết quả không được chấp nhận.

     Chỉ số CR được tính theo công thức như sau:

CR = CI/RI

Trong đó:

              CI (consistency index) là chỉ số nhất quán

              RI (Random index) là chỉ số ngẫu nhiên.

    CI được xác định bằng:

      

     Trong đó:  là giá trị riêng của ma trận so sánh; n là số chỉ tiêu.  được xác định theo công thức:

Bảng 3. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)

N

1

2

3

4

5

6

7

8

RI

0

0

0.52

0.89

1.11

1.25

1.35

1.4

N

9

10

11

12

13

14

15

 

RI

1.45

1.49

1.52

1.54

1.56

1.58

1.59

 

(Nguồn: Saaty, 2008)

     2.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp áp dụng cho các KCN ở Việt Nam

     Trong quá trình nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam và đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chí này vào thực tế, nhóm tác giả đề xuất thực hiện theo quy trình sau:

     * Bước 1: Lựa chọn tiêu chí sơ bộ:

     Dựa vào các cơ sở dự liệu trong nước và các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp, tiêu chí thành phố các bon thấp trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, để đưa ra các tiêu chí sơ bộ cho KCN các bon thấp tại Việt Nam. Theo UNDP (2010), việc lựa chọn tiêu chí cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu: (1) thông tin định lượng tổng quát và đơn giản; (2) Phản ánh đúng lĩnh vực quan tâm; (3) Khả năng truyền đạt thông tin. 

     * Bước 2: Sàng lọc thứ cấp:

     Từ các tiêu chí sơ bộ đã đưa ra. Căn cứ vào tình hình thực tế của các KCN, tiến hành điều chỉnh, loại bỏ và bổ sung các tiêu chí sao cho phù hợp với thực tiển bằng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, sau đó số liệu thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp phân tích thứ bậc AHP kết hợp với phương trình hồi quy tuyến tính đa biến. Từ đó loại bỏ những tiêu chí không phù hợp. Việc xác định điểm kết luận để lựa chọn tiêu chí = điểm đánh giá các tiêu chí × trọng số tiêu chí.

     - Xác định điểm đánh giá các tiêu chí: sử dụng phương pháp lựa chọn yếu tố và phương pháp chuyên gia.

     + Sử dụng phương pháp lựa chọn yếu tố để đánh giá tiêu chí KCN các bon thấp. Việc lựa chọn các tiêu chí để đánh giá KCN các bon thấp là một bước quan trọng. trong nghiên cứu này, các tiêu chí lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của các nghiên cứu quốc tế và xem xét đến tính phù hợp với điều kiện Việt Nam dựa trên bộ chỉ tiêu gồm 7 yếu tố như: (1) Phù hợp với chính sách - pháp luật Việt Nam; (2) Phù hợp với mục tiêu KCN các bon thấp; (3) Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; (4) Phù hợp với cơ sở hạ tầng; (5) Hiệu quả giảm lượng phát thải; (6) Hiệu quả kinh tế; (7) Tính khả thi.

     + Sau khi xây dựng bộ chỉ tiêu lựa chon tiêu chí, tiến hành xây dựng thang điểm đánh giá chỉ tiêu để thực hiện tham vấn ý kiến chuyên gia trong ngành. Đối với từng chỉ tiêu, các chuyên gia cho điểm căn cứ trên mức độ phù hợp với mục tiêu bộ tiêu chí KCN các bon thấp tương ứng với 5 mức: (1 điểm) chứng tỏ các thông số không đáp ứng được chỉ tiêu; (2 điểm) đáp ứng chỉ tiêu mức thấp; (3 điểm) đáp ứng chỉ tiêu mức trung bình; (4 điểm); đáp ứng chỉ tiêu mức khá (5 điểm) hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu.

     - Xác định trọng số chỉ tiêu: sử dụng phương pháp trọng số AHP và phương pháp chuyên gia: sau khi xác định trọng số cho các yếu tố đánh giá bằng phương pháp AHP, các tiêu chí KCN carbon thấp được tính điểm đánh giá bằng cách khảo sát ý kiến của các chuyên gia và được tính điểm tổng hợp bằng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến. Các ý kiến chuyên gia được đánh giá theo thang điểm như sau: không phù hợp tương ứng với điểm -1; phù hợp tương ứng với điểm +1.

     * Bước 3: Xử lý số liệu và đưa ra bộ tiêu chí cuối cùng:

     Bộ tiêu chí sau khi sàng lọc được đánh giá theo phương pháp ý kiến chuyên gia và phương pháp phân tích thứ bậc AHP lần 2 để đánh giá thứ bậc (tầm quan trọng) của các tiêu chí với nhau. Từ đó đưa ra trọng số cho từng tiêu chí của bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp.

     3. Kết quả và thảo  luận

     3.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam

     3.1.1 Tổng hợp các tiêu chí sơ bộ sử dụng để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp

     Qua tổng quan các nghiên cứu, kết hợp đánh giá việc phát triển các mô hình KCN ở Việt Nam. Tác giả đề xuất  hệ thống tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp là một tập hợp các tiêu chí, chỉ tiêu quan trọng phản ánh các vấn đề về phát triển KCN theo hướng giảm phát thải các bon ở mức thấp nhất. Bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp được thiết kế dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nước ban hành, các bộ tiêu chí về phát triển bền vững về KCN, KCN sinh thái, KCN thân thiện môi trường trong và ngoài nước. Bộ tiêu chí sơ bộ đánh giá KCN các bon thấp bao gồm 66 tiêu chí.

     3.1.2 Lựa chọn và sàng lọc tiêu chí để đánh giá KCN các bon thấp

     Việc sử dụng bộ tiêu chí sơ bộ trên để đánh giá KCN các bon thấp ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn và hạn chế do một số tiêu chí không có số liệu thống kê để đánh giá do thực tế ở Việt Nam chưa ban hành bộ chỉ thị cơ bản phục vụ công tác quản lý môi trường đối với các KCN. Do đó, phải sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để lựa chọn bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện phát triển các KCN ở Việt Nam. Tác giả sử dụng 7 chỉ tiêu gồm: Phù hợp với chính sách - pháp luật Việt Nam; Phù hợp với mục tiêu KCN các bon thấp; Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội (KT - XH); Phù hợp với cơ sở hạ tầng; Hiệu quả giảm lượng phát thải; Hiệu quả kinh tế; Tính khả thi. Mỗi chỉ tiêu có mức độ quan trọng khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp AHP thông qua tham vấn ý kiến của 9 chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Các chuyên gia sẽ cho điểm 7 chỉ tiêu với thang điểm từ 1-5. Kết quả điển đánh giá của chuyên gia cho các tiêu chí thông qua các chỉ tiêu sẽ được lấy trung bình.

Bảng 4.  Ma trận so sánh tầm quan trọng 7 yếu tố đánh giá tiêu chí

STT

So sánh

Kết quả đánh giá của chuyên gia

Aij

i

j

01

02

03

04

05

06

07

08

09

1

Phù hợp với chính sách - pháp luật Việt Nam (1)

Phù hợp với mục tiêu KCN Low Cacbon (2)

2

1

2

1

1

2

2

2

2

1.59

Phù hợp điều kiện KT-XH (3)

6

5

5

5

6

6

6

6

7

5.74

Phù hợp cơ sở hạ tầng (4)

7

8

7

8

7

7

7

7

7

7.21

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

4

3

4

3

3

4

4

4

4

3.63

Hiệu quả kinh tế (6)

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5.00

Tính khả thi (7)

3

2

3

2

2

2

1

2

3

2.12

2

Phù hợp với mục tiêu KCN Low các bon (2)

Phù hợp điều kiện KT-XH (3)

6

6

5

5

5

5

6

5

5

5.31

Phù hợp cơ sở hạ tầng (4)

7

7

6

6

7

6

6

7

6

6.43

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

3

2

2

2

2

3

3

2

3

2.39

Hiệu quả kinh tế (6)

4

3

4

3

3

4

4

3

3

3.41

Tính khả thi (7)

1

2

1

2

2

1

2

1

2

1.47

3

Phù hợp điều kiện KT-XH (3)

Phù hợp cơ sở hạ tầng (4)

1

2

1

1

2

1

1

2

2

1.36

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

1/3

1/2

1/3

1/3

1/3

1/2

1/3

1/3

1/3

0.36

Hiệu quả kinh tế (6)

1/2

1/3

1/2

1/3

1/2

1/2

1/2

1/3

1/2

0.44

Tính khả thi (7)

1/6

1/5

1/5

1/5

1/5

1/8

1/5

1/6

1/5

0.18

4

Phù hợp cơ sở hạ tầng (4)

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

1/5

1/7

1/5

1/5

1/6

1/5

1/6

1/5

1/5

0.19

Hiệu quả kinh tế (6)

1/3

1/4

1/3

1/4

1/5

1/4

1/4

1/3

1/4

0.27

Tính khả thi (7)

1/6

1/6

1/6

1/6

1/6

1/6

1/6

1/6

1/6

0.17

5

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

Hiệu quả kinh tế (6)

2

1

2

1

1

2

1

1

2

1.36

Tính khả thi (7)

1/3

1/2

1/3

1/2

1/3

1/3

1/3

1/3

1/3

0.36

6

Hiệu quả kinh tế (6)

Tính khả thi (7)

1/4

1/4

1/5

1/5

1/4

1/4

1/4

1/3

1/4

0.25

 

     Sau khi xác định ma trận so sánh tổng hợp các chuyên gia, trên cơ sở đó tính trọng số các yếu tố theo phương pháp vector riêng, ta có bảng ma trận trọng số cho các chỉ tiêu như sau:

Bảng 5. Ma trận tính trọng số 7 yếu tố đánh giá các tiêu chí

Ma Trận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Trung bình nhân

Trọng số
(Wi)

Phù hợp với chính sách - pháp luật Việt Nam (1)

1.00

1.59

5.74

7.21

3.63

5.00

2.12

3.0635

0.3190

Phù hợp với mục tiêu KCN Low cácbon (2)

0.63

1.00

5.31

6.43

2.39

3.41

1.47

2.2107

0.2302

Phù hợp điều kiện KT-XH (3)

0.17

0.19

1.00

1.36

0.36

0.44

0.18

0.3868

0.0403

Phù hợp cơ sở hạ tầng (4)

0.14

0.16

0.73

1.00

0.19

0.27

0.17

0.2789

0.0290

Hiệu quả giảm lượng phát thải (5)

0.28

0.42

2.74

5.41

1.00

1.36

0.36

0.9762

0.1017

Hiệu quả kinh tế (6)

0.20

0.29

2.29

3.73

0.73

1.00

0.25

0.7093

0.0739

Tính khả thi (7)

0.47

0.68

5.49

6.00

2.74

4.07

1.00

1.9767

0.2059

Tổng

9.6022

1.0000

 

     Các giá trị trọng số có ý nghĩa khi các ý kiến chuyên gia thống nhất. Tính thống nhất của các chuyên gia được kiểm tra bằng cách tính chỉ số nhất quán CR. Chỉ số nhất quán CR của ma trận ở bảng 5 là 0.0267. Do CR <0.1 nên ý kiến của chuyên gia trong đánh giá trọng số cho 7 yếu tố sàng lọc các tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp là nhất quán.

     Sau khi có trọng số cho các yếu tố đánh giá, các tiêu chí được tính điểm đánh giá bằng cách khảo sát ý kiến của các chuyên gia và được tính điểm tổng hợp bằng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến. Các ý kiến chuyên gia được đánh giá theo thang điểm: Không phù hợp tương ứng với điểm -1; phù hợp tương ứng với điểm +1.

     Để đạt được sự đánh giá thống nhất cao của các chuyên gia điểm đánh giá tổng hợp phải lớn hơn 7. Do đó, các tiêu chí được chọn khi điểm đánh giá tổng hợp lớn hơn 7 và trên 50% ý kiến chuyên gia đồng ý với mỗi yếu tố đánh giá tiêu chí. Kết quả sàng lọc các tiêu chí được trình bày ở bảng 6 như sau:

Bảng 6. Bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp chính thức

STT

Tiêu chí

Điểm đánh giá tổng hợp

01

TC 01: Mật độ xây dựng

9.00

02

TC 02: Tỷ lệ sử dụng dất

9.00

03

TC 03: Tỷ lệ che phủ cây xanh

9.00

04

TC 04: Tỷ suất đầu tư

7.26

05

TC 05: Tỷ lệ công trình xanh

9.00

06

TC 06: Tỷ lệ bê tông hóa

8.23

07

TC 07: Tỷ lệ thực hiện quy định tiết kiệm năng lượng

9.00

08

TC 08: Mức tiêu thụ năng lượng trên một giá trị gia tăng công nghiệp

8.18

09

TC 09: Hệ số co giãn năng lượng

8.59

10

TC 10: Tỷ lệ cơ sở đã đạt chứng nhận ISO14001

9.00

11

TC 11: Ứng dụng các công cụ thống kê năng lượng cho từng cơ sở

7.29

12

TC 12: Tỷ lệ thi công xây dựng theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng

7.35

13

TC 13: Tiêu thụ năng lượng trên mỗi m3 nước thải xử lý

9.00

14

TC 14: Tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng

9.00

15

TC 15: Tỷ lệ sử dụng phương tiện dùng năng lượng xanh

9.00

16

TC 16: Mật độ mạng lưới giao thông.

8.18

17

TC 17: Xây dựng chiến lược vận chuyển cacbon thấp 

8.18

18

TC 18: Tỉ lệ sử dụng năng lượng điện xanh trên tổng lượng điện tiêu dùng  

7.76

19

TC 19: Tỷ lệ năng lượng tái tạo

8.18

20

TC 20: Mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP

9.00

21

TC 21: Tỉ lệ giảm tiêu thụ năng lượng trên một dơn vị GDP

9.00

22

TC 22: Lượng phát thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP

9.00

23

TC 23: Tỷ lệ giảm phát thải CO2 trên mỗi vị GDP

9.00

24

TC 24: Tỷ lệ cơ sở tuân thủ đúng quy định phát thải khí thải

8.36

25

TC 25: Lượng khí thải các bon trên 1 tấn than tiêu thụ

8.42

26

TC 26: Thiết lập hệ thống quan trắc khí thải tự động

8.18

27

TC 27: Tỷ lệ tái sử dung chất thải rắn công nghiệp

7.65

28

TC 28: Tỷ lệ phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt

8.83

29

TC 29: Tốc độ tăng trưởng sản xuất trên 1 đơn vị chất thải rắn

9.00

30

TC 30: Sản lượng sản xuất trên 1 đơn vị chất thải rắn

7.60

31

TC 31: Tỷ lệ nước thải tái sử dụng

9.00

32

TC 32: Tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung

9.00

33

TC 33: Tỷ lệ sử dụng nước ngầm

9.00

34

TC 34: Tốc độ tăng trưởng sản xuất trên 1 đơn vị nước thải

9.00

35

TC 35: Sản lượng sản xuất trên 1 đơn vị nước thải

9.00

36

TC 36: Thiết lập cơ chế quản lý và vận hành KCN các bon thấp

9.00

37

TC 37: Thống kê và công bố lượng các bon phát thải

7.16

38

TC 38: Quy hoạch KCN cácbon thấp

9.00

39

TC 39: Khuyến khích sử dụng năng lượng phi thương mại

9.00

40

TC 40: Thực hiện quy định đánh giá tác động môi trường

9.00

41

TC 41: Tỷ lệ chi tiêu trên đầu tư carbon thấp

9.00

42

TC 42: Thành lập quỹ riêng để phát triển cácbon thấp

7.26

43

TC 43: Khuyến khích sử dụng năng lượng phi thương mại

9.00

 

     3.1.3 Phân nhóm chủ đề bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp

     Sau khi sàng lọc, chọn được 43 tiêu chí đáp ứng được mục tiêu phát triển KCN các bon thấp. Do việc xây dựng tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp phải đáp ứng được các yêu cầu của phát triển bền vững, bậc thang quản lý chất thải và phát thải các bon. Tác giả tiến hành phân chia hệ thống tiêu chí thành 3 cấp độ như sau:

  • Cấp 1 (Tiêu chí sơ cấp) gồm 4 tiêu chí: Bố trí quy hoạch và sử dụng đất; Sử dụng tài nguyên và quản lý KNK; Nền kinh tế tuần hoàn và BVMT; Cơ chế chính sách và quản lý.
  • Cấp 2 (Tiêu chí thứ cấp) gồm 10 tiêu chí: Hiệu quả sử dụng đất (4 tiêu chí); Hiệu quả năng lượng đối với công trình xây dựng (3 tiêu chí); Hiệu quả năng lượng đối với công nghiệp sản xuất (6 tiêu chí); Hiệu quả năng lượng đối với giao thông (4 tiêu chí); Tận dụng nguồn tài nguyên (4 tiêu chí); Quản lý KNK (5 tiêu chí); Chất thải rắn (4 tiêu chí);  Nước (5 tiêu chí); Cơ chế bảo đảm về chính sách quản lý (6 tiêu chí); Cơ chế bảo đảm tài chính (1 tiêu chí).
  • Cấp 3 (Tiêu chí đánh giá) gồm các tiêu chí đã sàng lọc, gồm 43 tiêu chí.

     3.2. Thiết lập trọng số bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp

     Xác định trọng số cho các tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp: Mỗi tiêu chí có vai trò nhất định trong việc xác định giá trị chỉ số đánh giá KCN các bon thấp. Việc xác định trọng số Wi của tiêu chí đánh giá i trong bộ tiêu chí thứ cấp j và trọng số Wj của tiêu chí thứ cấp j được thực hiện theo các bước của phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp trọng số thứ bậc AHP. Dựa vào các trọng số Wi, Wj để tiếp tục xác định trọng số theo phương pháp thứ tự nhằm tính toán trọng số cho từng tiêu chí đánh giá các bon thấp hỗ trợ việc đánh giá KCN các bon thấp. Trọng số của bộ tiêu chí được tính như sau:

      Wij = Wi × Wj

     Trong đó: Wij là trọng số của chỉ số i. Wi là trọng số của chỉ số i trong bộ chỉ số thứ cấp j.          Wj là trọng số của chỉ số chứ cấp j

Bảng 7. Kết quả tính trọng số của bộ tiêu chí  đánh giá KCN các bon thấp

Tiêu chí/trọng số

Tiêu chí thành phần

Trọng số tiêu chí thành phần (wi)

Trọng số tiêu chí đánh giá

Wij = wi* wj

 

Thuộc tính

Thứ cấp

Trọng số thứ cấp (wj)

 

Hiệu quả sử dụng đất

0.0209

Mật độ xây dựng

0.1551

0.0032

+

Tỷ lệ sử dụng dất

0.2308

0.0048

+

Tỷ lệ che phủ cây xanh

0.5282

0.0111

+

Cường độ đầu tư

0.0859

0.0018

+

Hiệu quả năng lượng đối với công trình giao thông

 

0.1017

Tỷ lệ công trình xanh

0.2197

 

0.0224

+

Tỷ lệ bê tông hóa

0.1171

 

0.0119

-

Tỷ lệ thực hiện tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng

0.6632

 

0.0675

+

Hiệu quả năng lượng đối với công nghiệp sản xuất

 

 

0.2112

Mức tiêu thụ năng lượng trên một giá trị gia tăng công nghiệp

0.2484

 

0.0525

+

Hệ số co giãn năng lượng

0.4132

 

0.0873

 

+

Tỷ lệ doanh nghiệp đã đạt chứng nhận ISO14001

0.1552

 

 

0.0328

 

+

 

Ứng dụng các công cụ thống kê năng lượng cho từng doanh nghiệp

0.0562

 

 

0.0119

 

+

 

Tỷ lệ thi công xây dựng theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng

 

0.0911

 

 

 

0.0192

 

 

+

 

Tiêu thụ năng lượng trên mỗi m3 nước thải xử lý

0.0358

 

 

 

0.0076

 

-

 

Hiệu quả năng lượng đối với giao thông

 

 

0.1028

Tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng

0.1200

 

0.0123

 

+

Tỷ lệ sử dụng phương tiện dùng năng lượng xanh

0.0904

 

0.0093

+

Mật độ mạng lưới giao thông

0.2776

 

0.0285

+

Xây dựng chiến lượt vận chuyển cacbon thấp 

0.5119

 

 

0.0526

 

+

 

 

 

 

 

Tận dụng nguồn tài nguyên

 

 

 

 

 

0.1698

Tỷ lệ sử dụng năng lượng điện xanh trên tổng lượng điện tiêu dùng

0.0814

 

 

 

0.0138

 

+

Tỷ lệ năng lượng tái tạo

0.2737

 

 

0.0465

-

Mức tiêu thụ năng lượng trêm một đơn vị GDP

Tỷ lệ giảm tiêu thụ năng lượng trên một dơn vị GDP

0.1504

 

 

0.4945

 

0.0256

 

0.0840

+

 

-

 

 

 

 

 

Quản lý khí nhà kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.2417

 

 

 

Lượng phát thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP

0.652

0.0158

+

Tỷ lệ giảm phát thải CO2 trên mỗi vị GDP

0.0973

0.0235

+

Tỷ lệ doanh nghiệp trong KCN tuân thủ đúng quy định phát thải khí thải

0.2768

 

0.0669

-

Lượng khí thải các bon trên 1 tấn than tiêu thụ

0.0467

 

0.0113

+

Thiết lập hệ thống quan trắc khí thải tự động

 

0.5139

 

 

0.1242

+

Chất thải rắn

 

 

 

 

0.0383

Tỷ lệ sử dụng hoàn toàn chất thải rắn công nghiệp

0.072

 

0.0028

+

Tỷ lệ phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt

0.1286

 

0.0049

+

Tốc độ tăng trưởng sản xuất trên 1 đơn vị chất thải rắn

0.4054

 

0.0155

+

Sản lượng sản xuất trên 1 đơn vị chất thải rắn

0.3917

 

0.0150

+

Nước

 

 

 

 

 

 

 

0.0381

Tỷ lệ nước thải tái sử dụng

0.2551

 

0.0097

+

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung

0.4027

 

0.0153

-

Tỷ lệ sử dụng nước ngầm

0.0659

 

0.0025

 

+

Tốc độ tăng trưởng sản xuất trên 1 đơn vị nước thải

 

0.1405

 

 

0.0053

+

Sản lượng sản xuất trên 1 đơn vị nước thải

 

0.1358

 

0.0052

+

Cơ chế bảo đảm về chính sách quản lý

 

0.0561

Thiết lập cơ chế lãnh đạo và vận hành KCN các bon thấp

0.0890

 

0.0050

+

Thống kê và công bố lượng các bon phát thải

0.0703

 

0.0039

+

Quy hoạch KCN các bon thấp

0.1502

 

0.0084

+

Khuyến khích sử dụng năng lượng phi thương mại

0.2432

 

0.0136

+

Thực hiện đánh giá tác động môi trường

0.4091

 

0.0229

 

+

Tỷ lệ chi tiêu trên đầu tư

0.0382

0.0021

+

Cơ chế bảo đảm tài chính

0.0193

Thành lập quỹ riêng để phát triển các bon thấp

1

 

0.0193

 

 

+

Tổng

1

 

 

1

 

 

Ghi chú: Thuộc tính (-) mang tính chất tiêu cực; Thuộc tính (+) mang tính chất tích cực.

     4. Kết luận

     Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các bon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển KT - XH của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần xây dựng một mô hình KCN mới, một mô hình chuyển tiếp từ mức độ phát thải các bon cao lên mức độ phát thải các bon thấp. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất ban đầu về bộ tiêu chí và trọng số bộ tiêu chí đánh giá KCN các bon thấp. Việc xây dựng bộ tiêu chí và trọng số bộ tiêu chí để đánh giá KCN các bon thấp là tiền đề để xây dựng một mô hình KCN các bon thấp phù hợp với điều kiện thực tế phát triển KCN Việt Nam nhằm định hướng phát triển bền vững, giảm thiểu phát thải KNK từ KCN.

Vương Thị Mai Thi1

1Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh

Trần Hậu Vương2

2Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt 2/2020)

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Bình, 2011. “Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tại các KCN Đồng Nai”. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm TP. HCM, số 26.

[2] Lê Ngọc Hiền và Đỗ Thị Thu Huyền, 2015. “Nghiên cứu đề xuất mô hình KCN bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ”, Tạp chí phát triển KH & CN, số 2, tập 18.

[3] Phùng Chí Sỹ, 2015. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hàng hóa các bon thấp tại Việt Nam”. Tạp Chí Môi Trường, số 5.

[4] Phùng Chí Sỹ, 2015. “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình chuyển đổi từ khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.” Tạp Chí khoa học và phát triển, số

[5] Jun Liu, 2015, “Construction and Empirical Research on measurement Index System   of Low carbon City in Guizhou Province.” International Forum on Energy, Environment Science an Material (IFEESM).

[6] Jianfang Zong, Liang Chen, Liang Sun, Huiting Gao, 2018, “ Discussion on the Construction of Low carbon Industrial Park.” E3S Web of Conferences 53, 03007.

[7] Yanyan Huang, Jingjing Wang, 2015 “Research  on Establishment of an Index System for the Low carbon industrial  Park in Wuhan city.” International Symbosium on Material, Energy and Environment Engineering (ISM3E).

Developing Method for Calculating Weights to Determine Low Carbon Industrial Zone Index  according to VietNam’s condition

Vương Thị Mai Thi

 Tay Ninh Economic Zone Authority

Trần Hậu Vương

University of Natural Resources and Environment HCM

     Abstract

   The formula is used to calculate the criteria and indicators to evaluate Low Carbon Industrial Park (ILC) is the total value of the indicators of each evaluation criteria (the index of each evaluation criterion is the score. of each component criterion multiplied with its weight). The accuracy of criteria and indicators not only depends on the variable value but also depends on its weight value. Therefore, selecting and applying appropriate weighting methods will increase the accuracy of the index. This study will calculate according to the AHP hierarchical method, thereby proposing steps to develop a low-carbon industrial zone evaluation index suitable to the conditions of Vietnam.

     Key world: Low carbon industrial, low carbon industrial index, low carbon industrial zones assessment criteria.

 

Ý kiến của bạn