07/10/2015
Nghiên cứu đề xuất và triển khai mô hình với tên gọi VACBNXT trên cơ sở khép kín các dòng vật chất và năng lượng của các yếu tố: Vườn (V) - Ao (A) - Chuồng (C) - Biogas/Compost (B) - Nhà (N) - Xưởng (X) - Trạm (T), áp dụng cho 3 làng nghề khác nhau ở khu vực ĐBSCL, có tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên sẵn có tại các làng nghề (V, A), cũng như đặc điểm mặt bằng dùng cho sinh hoạt gia đình (N) và sản xuất nghề (X). Kết quả cho thấy, mô hình giúp giảm chi phí đầu tư và vận hành các công trình xử lý chất thải (T), tăng thu nhập nhờ tận dụng các nguồn vật chất và năng lượng thải cho các quá trình khác, tăng hiệu quả thực tiễn trong quản lý và vận hành tại từng hộ dân, góp phần duy trì và phát triển bền vững làng nghề.
This study proposes and develops an integrated model which provides a closed loop of material and energy flows from Garden - Pond - Stall - Biogas - House - Workshop - Store. This model is tested in three types of craft villages in Mekong Delta, taking into account existing natural conditions and housing and craft village features. The results show that applying this model helps reducing investment and operational costs of waste treatment, increasing household incomes through energy saving, increasing operational efficiency and contributing to sustainable development of craft villages.
Việc duy trì và phát triển bền vững các làng nghề thủ công ở trên toàn quốc, trong đó có khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)rõ ràng là vấn đề rất cần thiết, đã và đang thu hút mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay ĐBSCL có 490 làng nghề và có nghề, được chia thành 12 nhóm.
Trong thời gian qua hoạt động của các làng nghề này đã và đang gây ra những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và đến sức khỏe cộng đồng do hầu hết các nguồn thải tại các làng nghề đều chưa được thu gom, xử lý đúng quy định. Hiện trạng môi trường các làng nghề ĐBSCL cũng tương tự các làng nghề khu vực phía Bắc: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát vượt tiêu chuẩn cho phép; Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm ở mức độ khác nhau; Không khí bị ô nhiễm cục bộ tại nơi sản xuất, đặc biệt là bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu là than, củi...; Môi trường đất đa số làng nghề chưa có biểu hiện ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề.
Lê Thanh Hải, Trần Văn Thanh,
Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Quốc Vĩ
Viện Môi trường và Tài nguyên
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 9 - 2015)