Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

15/09/2015

Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát tại những hộ nông dân có hầm ủ biogas ở ba tỉnh vùng ĐBSCL gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp. Kết quả phỏng vấn ghi nhận thành công nhiều mặt của hầm ủ từ việc xử lý chất thải chăn nuôi (XLCTCN) và chất thải sinh hoạt (CTSH), sản xuất nhiên liệu phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người dân, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp... Tuy nhiên kết quả cũng ghi nhận một số hạn chế như khả năng duy trì quy mô chăn nuôi của hộ gia đình kém, giá thành xây dựng hầm ủ khá cao so với thu nhập của người dân, hạn chế khai thác tiềm năng phân bón và nhiên liệu từ khí gas... Kết quả khảo sát là tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng hầm ủ biogas tại vùng ĐBSCL, góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của mô hình. Kể từ khi bắt đầu ứng dụng ở ĐBSCL từ những năm 1990, công nghệ khí sinh học (biogas) đã phát huy được hiệu quả trong việc XLCTCN và CTSH, cung cấp nguồn khí gas phục vụ đun nấu và các nhu cầu sử dụng năng lượng khác. Ngoài ra chất thải đầu ra hầm ủ biogas còn có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản. Tại ĐBSCL, các khảo sát về ứng dụng hầm biogas quy mô nông hộ còn khiêm tốn. Năm 2003 có một khảo sát hộ dân có hầm biogas ở Hậu Giang và Cần Thơ về góc độ kinh tế xã hội. Trong khuôn khổ Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam đã có một số khảo sát tại Tiền Giang (năm 2005), Trà Vinh (năm 2008), Bến Tre (năm 2009), Bến Tre và Kiên Giang (năm 2011). Trong khuôn khổ dự án VIE020 - bèo lục bình đã thực hiện một khảo sát về khả năng chấp nhận của người dân đối với mô hình hầm ủ EQ. Để triển khai rộng rãi hầm ủ biogas ở ĐBSCL, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ CTCN, rất cần những nghiên cứu đánh giá về khả năng ứng dụng của hầm ủ biogas và mức độ hài lòng người dân đối với những hầm ủ hiện có. Nguyễn Võ Châu Ngân  Nguyễn Thị Việt An Nguyễn Thị Thùy Duyên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Đại học Cần Thơ (Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 7/2013)
Ý kiến của bạn