10/12/2015
Cây kèo nèo (Limnocharis flava) được xem là thực vật siêu tích lũy kim loại (metal hyperaccumulator). Thí nghiệm gây ô nhiễm Zn, Pb trong đất trồng cây kèo nèo đang ở giai đoạn trưởng thành (2 tháng tuổi, trung bình có 5-7 lá, chiều cao 30,11- 30,68 cm), bao gồm công thức CT0 (đối chứng không bổ sung Zn, Pb), CT1 (80ppm Zn và 80ppm Pb) và CT2 (240ppm Zn và 240ppm Pb). Sau khi gây ô nhiễm 10, 20, 30, 40, 45 ngày thì số lá của cây thí nghiệm giảm so với đối chứng; từ 30 đến 45 ngày Pb, Zn trong đất ô nhiễm đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Thời điểm 45 ngày, chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất ở CT2 45,26 cm, thấp nhất ở CT0 37,18 cm, số lá thật nhiều nhất CT0 5-8 lá và thấp nhất ở CT2 4-6 lá; tổng lượng Zn tích lũy trong sinh khối cây cao hơn 50 lần so với tổng lượng Pb tích lũy, cụ thể là ở CT2 13,58ppm Pb và 770,08ppm Zn > CT1 10,19ppm Pb và 511,40ppm Zn > CT0 2,54ppm Pb và 196,92ppm Zn. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự tích lũy Pb, Zn trong rễ nhiều hơn thân lá, tổng lượng tích lũy trong toàn bộ sinh khối tỷ lệ thuận với lượng Pb, Zn được bổ sung vào đất.
Limnocharis flava is considered as one of the heavy metal hyper accumulating plants. Mature plants (2 months old, 5 - 7 leaves, 30.11 to 30.68 cm height) were grown in Zn and Pb contaminated soil in which the experimental took place for formula CT0 (control, no additional Zn, Pb), CT1 (added 80 ppm Zn and 80 ppm Pb) and CT2 (added 240 ppm Zn and 240 ppm Pb) and harvested after 15, 30 and 45 days. Observations at 0, 10th , 20th , 30th , 40th and 45th day showed that Zn and Pb throughout the leaves of the experiments decreased compared to the control, and then affected adversely on the growth at both contents of 80 and 240 ppm. After 45 days, the heights of plants varied from 37.18 cm (CT0) up to 45.26 cm (in CT2), the highest real leaves at the control formula CT0 5-8 leaves. After 45 days, Zn and Pb accumulated in the plant tissues showed a high correlation with the additive amounts, and they tend to translocate in roots rather than leaves and shoots. Specifically, the total amount of accumulated zinc were 50 times higher than the amount of lead in biomass including roots, leaves and shoots. The total of the zinc content was the highest in CT2 770.08 ppm, the following in CT1 511.40 ppm and the lowest in CT0 196.92 ppm, the total of the lead content was only the highest in CT2 13.58 ppm, following in CT1 10.19 ppm and the lowest CT0 2.54 ppm.
Cây kèo nèo (Limnocharis flava) được xem là thực vật siêu tích lũy kim loại (metal hyperaccumulator). Thí nghiệm gây ô nhiễm Zn, Pb trong đất trồng cây kèo nèo đang ở giai đoạn trưởng thành (2 tháng tuổi, trung bình có 5-7 lá, chiều cao 30,11- 30,68 cm), bao gồm công thức CT0 (đối chứng không bổ sung Zn, Pb), CT1 (80ppm Zn và 80ppm Pb)và CT2 (240ppm Zn và 240ppm Pb). Sau khi gây ô nhiễm 10, 20, 30, 40, 45 ngày thì số lá của cây thí nghiệm giảm so với đối chứng; từ 30 - 45 ngày Pb, Zn trong đất ô nhiễm đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Thời điểm 45 ngày, chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất ở CT2 45,26 cm, thấp nhất ở CT0 37,18 cm, số lá thật nhiều nhất CT0 5-8 lá và thấp nhất ở CT2 4-6 lá; tổng lượng Zn tích lũy trong sinh khối cây cao hơn 50 lần so với tổng lượng Pb tích lũy, cụ thể là ở CT2 13,58ppm Pb và 770,08ppm Zn > CT1 10,19ppm Pb và 511,40ppm Zn > CT0 2,54ppm Pb và 196,92ppm Zn. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự tích lũy Pb, Zn trong rễ nhiều hơn thân lá, tổng lượng tích lũy trong toàn bộ sinh khối tỷ lệ thuận với lượng Pb, Zn được bổ sung vào đất.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây kèo nèo (Limnocharis flava) mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở đất ngập nước, bán ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thân và lá kèo nèo non được sử dụng làm rau ăn hằng ngày và là rau đặc sản không thể thiếu trong món lẩu cá kèo của người dân Nam Bộ.
Hiện nay trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng loại cây này để xử lý nước thải hoặc đất bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN). Theo Smith Chadran và cộng sự (2009), khi thực vật phát triển trên đất ô nhiễm Pb thì hàm lượng Pb tích lũy trong cây tăng lên theo lượng bổ sung và thời gian gây nhiễm, tập trung nhiều ở rễ > cuống > lá. Theo Ain Nihla Kamarudzaman và cộng sự (2005), khi trồng cây kèo nèo để xử lý nước thải ô nhiễm Fe và Mn theo công nghệ dòng chảy ngang có thể loại bỏ 91,5-99,2% và 94,7-99,8% Fe và Mn trong nước rỉ rác ở Malaysia. Còn theo Abhilash và cộng sự (2009), cây kèo nèo có thể loại 93-95% lượng Cd trong vùng đất ngập nước ở Ấn Độ bị ô nhiễm ở hàm lượng 0,5-4ppm Cd. Nghiên cứu của Alexander và cộng sự (2013), sau 12 tuần trồng cây kèo nèo trên đất ngập nước ô nhiễm KLN cũng đã chỉ ra sự tích lũy Fe, Cu, Zn, Pb, Hg tăng dần theo thời gian, hiệu quả tích lũy khoảng 20 - 77% và tập trung chủ yếu trong rễ > thân lá. Trong đó, Fe tích lũy nhiều nhất ở phần rễ khoảng 456 - 1.549ppm và Pb khoảng 1,2 - 7,6 ppm.
Đến nay Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của KLN đến sự tích lũy chúng trong cây kèo nèo. Vì vậy nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở khoa học để có thể khuyến cáo việc trồng kèo nèo sử dụng làm rau ăn hoặc nghiên cứu sử dụng cây trong xử lý đất ô nhiễm KLN.
Trần Thị Tuyết Thu
Nguyễn Thị Lan Anh
Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
Nguyễn Viết Hiệp
Viện Thổ nhưỡng nông hóa
(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 10 -2015)