29/09/2016
Phương pháp ủ hiếu khí thụ động với chất độn là cao su phế thải được đề xuất áp dụng cho loại bùn sinh học không chứa các thành phần nguy hại, có hàm lượng hữu cơ cao và dinh dưỡng phù hợp, phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải đô thị, Khu/Cụm công nghiệp (K/CCN), ngành chế biến thực phẩm. Quy trình ủ đơn giản, dễ áp dụng, chi phí đầu tư và vận hành thấp, thực hiện ngay tại nơi phát sinh nên giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm chi phí phân bón cho cây xanh.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ phối trộn cao su/ bùn = 1/16 cho hiệu quả phân hủy tốt nhất: TOC giảm đến 39%, mùn thu được chiếm 32% khối lượng ban đầu, N thất thoát không đáng kể <10%, tuy nhiên, nhiệt độ khối ủ chỉ tăng đến 520C, chưa bảo đảm tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại và thời gian ủ kéo dài đến 35 ngày.
Bổ sung chế phẩm vi sinh BioF giúp tăng số lượng Trichoderma spp. Streptomyces spp. Bacillus spp. với tỷ lệ 1g vi sinh/1kg bùn cho phép rút ngắn thời gian ủ còn 20 ngày, nhiệt độ khối ủ tăng lên trên 550C, bảo đảm tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn có hại.
Kết quả sản xuất thử nghiệm tại Xí nghiệp xử lý nước thải Thủ Dầu Một với 500kg bùn, 32kg chất độn cao su và 0,5 kg chế phẩm BioF, sau 21 ngày ủ thu được 75 kg phân, đáp ứng tiêu chuẩn nguyên liệu về phân bón hữu cơ theo thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
Từ khóa: Bùn sinh học, ủ hiếu khí thụ động, phân bón hữu cơ.
An aerobic passive composting using rubber waste as filler was applied to treat biological sludge. However, the biological sludge should have the following criteria: having no hazardous ingredients, having high organic contents and suitable nutrition, and originating from the domestic wastewater treatment or wastewater treatment plants from the industrial zones and food industry. The process is simple and easy to apply with low investment and operational costs. In particular, being an on site treatment method, it reduces transport and fertilizer costs.
The study has indicated that a rubber/sludge mixing rate of 1/16 provides the most efficient decomposition: TOC reduced by 39%, the initial volume decreased by 32%, and loss of nitrogen less than 10%. However, a drying temperature rose only to 520C which did not ensure an elimination of all pathogens. Another drawback is that a composting period was up to about 35 days.
Adding BioF microbial products helps increasing the number of microbiology organisms such as Trichoderma spp., Streptomyces spp., and Bacillus spp.. A ratio of 1gram/1kilogram sludge enables shortening to 20 days, and changing the drying temperature to above 550C, which ensures elimination of pathogens.
Results of a pilot project at Thu Dau Mot waste water treatment plant show that a mix of 500 kilograms of sewage sludge, 32 kilograms of rubber fillers and 0.5 kilograms of BioF produced 75 kilograms of fertilizers which meet the standards of organic fertilizer in Circular No. 41/2014/TT-BGTVT.
Keywords: Biological sludge, the aerobic passive composting, organic fertilizer.
Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Trần Thu Hiền
Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia TP. HCM
Nguyễn Văn Thiền, Nguyễn Thanh Phong
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương
(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số chuyên đề I năm 2016)