07/12/2017
Dãy Trường Sơn được ví như bức bình phong khổng lồ, vững chắc, không chỉ có giá trị to lớn về mặt an ninh quốc phòng mà còn là một vùng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn dãy Trường Sơn nói chung, các loài quý hiếm, đặc thù nói riêng phục vụ phát triển bền vững dãy Trường Sơn đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
1. Đặt vấn đề
Dãy Trường Sơn tính từ thượng nguồn sông Cả (tỉnh Nghệ An) đến giáp miền Đông Nam bộ (tỉnh Đồng Nai) dài 1.100km, với vị trí địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu, sự gặp gỡ giao thoa của các luồng sinh vật (chủ yếu là thực vật) từ phía Nam, Tây Bắc và phía Tây - Tây Nam là những nhân tố quyết định tính đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn. Nơi đây từng được Hiệp hội Bảo vệ chim quốc tế (Bird Life Intertional) công nhận là vùng chim đặc hữu (EBAs) và là 1 trong 221 Trung tâm các loài chim đặc hữu của thế giới. Riêng khu vực Bắc Trường Sơn đã thống kê được 45 loài động vật đặc hữu từ giun tròn đến khỉ hầu.
Về thực vật, đã thống kê được 902 loài đặc hữu Trung bộ (chủ yếu phân bố ở dãy Trường Sơn), chiếm 40,6% tổng số loài đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam. Như vậy, dãy Trường Sơn không chỉ có số lượng lớn các loài động vật đặc hữu mà còn có tỉ trọng lớn các loài thực vật đặc hữu Trung bộ, tức là những loài chỉ phân bố trong phạm vi dãy Trường Sơn, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất.
Tuy nhiên, các loài đặc hữu, quý hiếm ở dãy Trường Sơn đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm, thậm chí có thể bị tuyệt chủng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu ở dãy Trường Sơn nhằm góp phần phát triển bền vững cho cả nước là hết sức cần thiết.
2. Một số dẫn liệu về các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu của dãy Trường Sơn
Trong khoảng vài thập niên gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã phát hiện một số loài động vật quý hiếm, đặc hữu ở dãy Trường Sơn. Đây là những đóng góp to lớn không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Sau đây là một số dẫn liệu cụ thể:
Bảng 1: Danh sách các loài chim đặc hữu ở vùng Bắc Trường Sơn
Số TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
1 |
Arborophila merlini |
Gà so Trung Bộ |
2 |
Lophura edwardsi |
Gà lôi lam mào trắng |
3 |
Lophura imperialis |
Gà lôi lam mào đen |
4 |
Lophura hatinhensis |
Gà lôi lam đuôi trắng |
5 |
Rheinardia ocellata |
Trĩ sao |
6 |
Jabouilleia danjoui |
Khướu mỏ dài |
7 |
Macronous kellegi |
Chích chạch má xám |
8 |
Stachyris herberty |
Khướu mun |
Nguồn: TS. Nguyễn Cử, 1995
Bảng 2: Danh sách các loài động vật đặc hữu ở vùng Bắc Trường Sơn
Số TT |
Tên loài |
Nhóm động vật |
Phân bố |
1 |
Monopetalonema angustispicylum |
Giun tròn |
Hà Tĩnh |
2 |
Pheritima tripidoporophorata Thai et Nguyen, 1993 |
Gium đất |
Thừa Thiên – Huế |
3 |
P. namdongensis Thai et Nguyen, 1993 |
" |
" |
4 |
P. parataprobaea Thai et Nguyen, 1993 |
" |
" |
5 |
P. bachmaensis Thai et Nguyen, 1993 |
" |
" |
6 |
P. muonglongensis Thai et Tran |
" |
Hà Tĩnh |
7 |
Vietdiaptomus hatinhensis Dang, 1997 |
Giáp xác |
Nam Thanh Hóa |
8 |
Orientalia tonkinensis Dang et Tran, 1992 |
Cua |
Hà Tĩnh |
9 |
Carassioides cantoniensis melanes Yen, 1978 |
Cá chép |
Quảng Bình |
10 |
Lisochilus krempfi Pell. et Chev, 1936 |
" |
Nghệ An |
11 |
L. lamensis, Yen, 1978 |
" |
" |
12 |
L. macrosquamatus Yen, 1978 |
" |
" |
13 |
Opsarichthys vuquangensis Tu, 1973 |
" |
Hà Tĩnh |
14 |
O. hieni Tu, 1978 |
" |
" |
15 |
O. bea Tu, 1978 |
" |
" |
16 |
Rasborinus hautus Tu, 1991 |
" |
Nghệ An |
17 |
R. albus Tu, 1991 |
" |
" |
18 |
Acanthorhodeus tonkinensis lamensis Tu,1983 |
" |
" |
19 |
Leptobarbus hoveni Blecker |
" |
Thừa Thiên - Huế |
20 |
Cobitis yeni Tu, 1983 |
Cá chạch |
Hà Tĩnh |
21 |
Hemibagrus centralus Yen, 1978 |
Cá nheo |
Quảng Bình – Hà Tĩnh |
22 |
Pseudobagrus virgatus vinhensis Tu, 1983 |
" |
Hà Tĩnh |
23 |
Coreo violietensis Tu, 1983 |
Gà lôi |
Hà Tĩnh |
24 |
Rhinogobius nganphoensis Tu, 1983 |
Cá bống |
Hà Tĩnh |
25 |
R. vinhensis Tu, 1983 |
" |
" |
26 |
Lophura nycthemera berliozi Delacour et Jabouille, 1928 |
Gà lôi |
Hà Tĩnh |
27 |
L. n. beli (Oustales), 1898 |
" |
Quảng Trị đến Quảng Ngãi |
28 |
L. edwardsi (Oustales), 1896 |
" |
Quảng Trị - Quảng Nam |
29 |
L. imperialis (Del. et Jab), 1924 |
" |
Hà Tĩnh đến Quảng Trị |
30 |
L. hatinhensis Vo and Do, 1975 |
" |
Kỳ Anh (Hà Tĩnh) |
31 |
Rheinartia ocellata (Elliot), 1871 |
Trĩ sao |
Hà Tĩnh – Tây Nguyên |
32 |
Tropicorerdix chloropus vivida Del, 1926 |
Gà so |
Trị - Thiên |
33 |
Treron apicauda lowei (De.et.Ja.) |
Cu xanh |
Trị - Thiên |
34 |
Cynocephalus variegatus Dao, 1985 |
Chồn dơi |
Hà Tĩnh |
35 |
Eonycteris spelaea (Dobson), 1871 |
Dơi |
Quảng Bình |
36 |
Paracoelops megalotis Dorst |
" |
Nghệ An |
37 |
Pygathrix nemacus nemacus (L.) |
Voọc |
Hà Tĩnh |
38 |
Trachipithecus francoisi hatinhensis Dao, 1970 |
" |
" |
39 |
Hylobates concolor siki Del, 1951 |
Vượn |
Nghệ An |
40 |
Lepus nigricollis vassali Thomas, 1960 |
Thỏ |
Quảng Bình – Nha Trang |
41 |
Callosciurus flavimanus pirata Thomas,1929 |
Sóc |
Quảng Bình – Hà Tĩnh |
42 |
Tamiops rodolphei(Milne – Edwards), 1827 |
" |
Hà Tĩnh - Quảng Bình |
43 |
Rattus bowersi totipes Dao, 1966 |
Chuột |
Hà Tĩnh |
44 |
R. surifer finis (Kloss), 1961 |
" |
Thanh Hóa đến Hà Tĩnh |
45 |
Pseudoryx nghetinhensis Vu,1993 |
Dê |
Nghệ An – Hà Tĩnh |
Nguồn: TS. Nguyễn Thái Tự, 1995
Bảng 3: Một số loài thú mới phát hiện được trên dãy Trường Sơn
Số TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Địa điểm |
Nguồn – Thời gian |
1 |
Psensdoryx nghetinhensis |
Sao la |
Vũ Quang, Hà Tĩnh |
Vũ Văn Dũng et al. 1992 |
2 |
Megamuntiacus vuquangensis |
Mang lớn |
Vũ Quang – Pù Mát |
FIPI,1993 |
3 |
Muntiacus truongsonensis |
Mang Trường Sơn |
Tây Quảng Nam |
Cục Kiểm lâm 1997 |
4 |
Muntiacus phuhoattensis |
Mang Phù Hoạt |
Nghệ An |
FIPI,1997 |
5 |
Nesolagus tmeminsii |
Thỏ Vằn |
VQG Phong Nha – Quảng Bình |
Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng,2000 |
6 |
Sus bucculentus |
Lợn Chà vao |
Quảng Bình |
Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng Tord of,2002 |
Từ những dẫn liệu nêu trên cho thấy, hệ động vật dãy Trường Sơn có đóng góp quan trọng các loài quý hiếm, đặc hữu đối với hệ động vật Việt Nam. Còn về thực vật, đóng góp hơn 40% tổng số loài đặc hữu của cả nước. Như vậy, dãy Trường Sơn xứng đáng được quan tâm, đặc biệt trong việc bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu phục vụ phát triển bền vững.
3. Bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu từ góc độ cộng đồng
Từ kết quả thực hiện thành công Dự án "Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây quý hiếm trên hệ sinh thái núi đá vôi ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tài trợ đã tổng kết các bài học về vai trò của cộng đồng trong nhiệm vụ bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu, cụ thể:
Thứ nhất, gắn nhiệm vụ bảo tồn cây quý hiếm với việc nâng cao đời sống, tăng thu nhập, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, tạo sinh kế cho người dân, phát triển chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi bò). Giúp người dân trồng cỏ voi, cỏ goatemala, những giống cỏ thích nghi với điều kiện khô hạn của vùng cao nguyên đá. Nhờ việc trồng cỏ (trồng ở ven đường đi, vách núi đá hoặc bất kỳ nơi nào có thể trồng được) giúp người dân xã Thài Phìn Tủng thoát khỏi cảnh “nuôi bò trên lưng” nghĩa là đi lên núi, cắt lá cây, gùi trên lưng về cho bò ăn, vì bò quanh năm nhốt trong chuồng.
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu biết giá trị những đối tượng cần bảo tồn, nhận dạng các đối tượng quý hiếm cần bảo tồn để hạn chế việc xâm hại.
Thứ ba, cần có được sự đồng thuận, tạo điều kiện giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ khó khăn, chỉ đạo kịp thời để giải quyết mọi khó khăn khi thực thi nhiệm vụ của cấp chính quyền cơ sở.
Thứ tư, ngoài chính quyền địa phương, Đảng ủy cơ sở cần chỉ đạo các đoàn thể ở địa phương như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân...cùng vào cuộc đồng hành với người dân.
Nhờ làm tốt những bài học nêu trên, Dự án đã góp phần lập lại màu xanh trên cao nguyên đá ở xã Thài Phìn Tủng. Đặc biệt, trong năm 2017, UBND tỉnh Hà Giang quyết định thực hiện Dự án trồng 100.000 loài cây quý hiếm trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Hy vọng, những bài học thu được từ việc bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu nhìn từ góc độ cộng đồng ở xã Thài Phìn Tủng sẽ góp phần to lớn trong việc bảo tồn các loài quý hiếm, đặc hữu phục vụ phát triển bền vững dãy Trường Sơn.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Đình Hòe, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình Quyền (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam); Lê Thanh Bình, Dương Thanh An (Cục Bảo tồn ĐDSH), 2010. Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn - Phối hợp hành động vì an ninh môi trường và phát triển bền vững.
2. Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Anh, Đặng Huy Phương, 2010. Dãy Trường Sơn – Bức bình phong ứng phó biến đổi khí hậu của các loài thú bị đe dọa.
3. Lê Trần Chấn (chủ biên), Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân, 1999. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
4. Nguyễn Thái Tự, 1995. Bắc Trường Sơn – Một khu địa động vật đặc biệt.
5. Nguyễn Cử, Jonathan C.Eames, 1995. Một khu bảo tồn thiên nhiên mới cần được xây dựng ở vùng Bắc Trường Sơn.
TS. Lê Trần Chấn
(Tạp chí Môi trường số chuyên đề III năm 2017)