Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 19/11/2024

Đánh giá thực trạng tác động của các loại hình du lịch đến môi trường tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào - Kinh nghiệm cho một số vùng nông thôn của Việt Nam

03/04/2020

     TÓM TẮT
     Văng Viêng là một khu du lịch (KDL) thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng và phiêu lưu mạo hiểm thu hút khá nhiều du khách, đặc biệt là các du khách Châu Âu bởi Văng Viêng hội tụ đủ các yếu tố: du lịch thiên nhiên sinh thái, khám phá gắn liền với truyền thống văn hóa tự nhiên... Bài viết nhằm đánh giá thực trạng tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào và đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển các loại hình du lịch bền vững tại huyện Văng Viêng, Lào.Đây là kinh nghiệm có thể góp phần vào đánh giá tác động tại các huyện vùng nông thôn của Việt Nam, đặc biệt tại các huyện lấy du lịch thiên nhiên môi trường làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hộinhư Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên...
     Từ khóa: Thực trạng, các loại hình du lịch, Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn.
     1. Đặt vấn đề
     Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn nhất toàn cầu và trở thành ngành công nghiệp “không ống khói” với xu hướng phát triển chung là: bùng nổ du lịch sinh thái (DLST), du lịch biển và du lịch văn hóa, trong đó du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên vẫn là một trong những dòng du khách chính trên thế giới. [5].
     Huyện Văng Viêng,tỉnh Viêng Chăn là nơi có nhiều cảnh quan đẹp thiên nhiên và di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm cũng thu hút sự tham gia của nhiều người dân địa phương và du khách. Trong nhiều năm gần đây, nhờ vào những thay đổi tích cực của nền kinh tế và những chính sách du lịch của nhà nước, số lượng du khách đến tham quan tại Văng Viêng tăng lên đáng kể.Hiện nay, ngành du lịch ở Văng Viêng đang tập trung phát triển đa dạng loại hình du lịch như: DLST, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu và khám phá… nhằm phát huy tối đa lợi thế về thiên nhiên và văn hóa của địa phương[8].
     Trong quá trình hoạt động du lịch, địa phương này đã xảy ra nhiều vấn đề môi trường như: rác thải, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường…Sự nảy sinh những vấn đề môi trường này ảnh hưởng đến các giá trị du lịch của địa phương như bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở hạ tầng du lịch, không gian du lịch thiên nhiên và văn hóa, vệ sinh môi trường tại các địa điểm du lịch văn hóa. Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng tác động của các loại hình du lịch đến môi trường tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào”đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Văng Viêng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đối với hoạt động du lịch tại Văng Viêng. 
    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
     2.1. Đối tượng nghiên cứu
     KDL huyện Văng Viêng tỉnh  Viêng Chăn.
     2.2. Phương pháp nghiên cứu
     - Phương pháp thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu thứ cấp về số lượng du khách, tình trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở huyện Văng Viêng giai đoạn 2007- 2018.
     - Phương pháp SWOT: Được thực hiện trong nghiên cứu nhằm tập trung phân tích vấn đề nghiên cứu dưới 4 góc độ: Mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ thách thức trong các loại hình du lịch tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn.
     - Phương pháp tính sức chứa:Trong thực tế đối với một điểm du lịch cụ thể, “sức chứa” thường được xác định dưới góc độ vật lý, đó là lượng khách tối đa mà điểm đến có thể tiếp nhận[11]. Nghiên cứu đã tính toán sức chứa tối đa của các tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng theo công thức của Boullon (1985) [12]:
     3. Kết quả nghiên cứu
     3.1. Tình hình phát triển du lịch của huyện Văng Viêng
Bảng1. Số lượng khách du lịch đến huyện Văng Viêng(2007-2018)(Đơn vị: người)
 

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khách nội địa

31.579

34.596

45.728

45.015

47.205

75.697

58.983

90.593

128.381

123.451

124.826

151.231

Khách quốc tế

30.769

44.583

55.307

65.225

68.250

94.846

78.129

105.513

133.569

151.703

186.819

210.34 9

Tổng cộng

62.348

79.179

101.035

110.240

115.500

170.543

137.122

196.106

261.950

275.154

311.645

361.580

 
 
( Nguồn: Văn phòng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Văng Viêng, 2018)
 
     Hình 2. Biểu đồ số lượng khách du lịch đến huyện Văng Viêng(2007-2018)
 
     Bảng 1 trình bày số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến du lịch tại Văng Viêng trong giai đoạn 2007 – 2018 và đồ thị cho thấy rằng số lượt khách nọi địa và khách du lịch quốc tế đến huyện Văng Viêng ổn định và tăng trưởng về số lượng đều đặn qua các năm, riêng năm 2013 số lượng khách du lịch quốc tế đến huyện Văng Viêng giảm từ 94.864 lượt khách năm 200 xuống còn 78.129 lượt khách; năm 2013 là do ảnh hưởng của dịch cúm gà ở các nước ASEAN[1].
     Cơ sở vật chất ngành du lịch của huyện Văng Viêng đã và đang phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2018,huyệnVăng Viêng có 23 khách sạn, với tổng số 674 phòng và 1.1244 giường; nhà nghỉ có 230 nhà bao gồm 2.002 phòng và 2.748 giường (bảng 2 và bảng 3). Các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao có 81 phòng, 3 sao 25 phòng, 1 sao 42 phòng, 475 phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Trong tổng số các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Văng Viêng, có 35,9% thuộc quyền sở hữu của nhà nước, liên doanh với nước ngoài chiếm 39,6%, các thành phần kinh tế khác chiếm 24,7%.Năng lực nhân viên và chất lượng phục vụ đã được nâng cao và cơ bản đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. [1]
 
Bảng 2. Số lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Văng Viêng (2007-2018) [1]

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Cơ quan du lịch

7

8

10

11

12

13

21

17

17

22

28

30

Khách sạn

10

11

11

12

13

14

12

14

17

18

21

23

Nhà nghỉ

19

33

64

80

100

114

123

125

146

155

203

230

Nhà hàng

22

25

34

43

57

58

65

70

75

104

104

108

Điểm du lịch

29

31

42

42

54

70

70

100

109

110

111

112

 
 
Bảng 3. Số lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Văng Viêng (2007- 2018) [1]
 

Năm

2007

2008

2009

 

 

 

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Kháchsạn

10

11

11

12

13

14

12

14

17

18

21

23

Phòng (KS)

298

313

346

366

446

487

427

499

532

569

624

674

Giường (KS)

447

469

546

628

766

813

758

769

979

950

1047

1124

Nhà nghỉ

19

33

64

80

100

114

123

125

146

155

203

223

Phòng (NN)

159

264

564

661

870

915

987

1003

1167

1243

1538

2002

Giường (NN)

238

396

846

1074

1397

1464

1536

1665

2109

2025

2392

2748

 
     Cùng với sự tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến huyện Văng Viêng nói riêng và đến Lào nói chung, thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số ngày lưu trú trung bình của một khách tại huyện Văng Viêng dao động trong khoảng thời gian từ 2,8 - 3,5 ngày, bằng 1/4 số ngày lưu trú bình quân cả nước. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch, cửa hàng ăn uống và nơi lưu trú của huyện Văng Viêng khá phong phú và các dịch vụ lưu trú khu vực lân cận ngày một phong phú, đa dạng, chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được cải thiện.
     Theo phòng Du lịch huyện Văng Viêng, một khách du lịch quốc tế ở huyện Văng Viêng chi tiêu bình quân 100 USD/ ngày, trong đó dịch vụ vận chuyển 25,71%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 55,34% và dịch vụ bổ sung chiếm khoảng 18,9%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc tịch[1].
     3.2. Đánh giá các loại hình du lịch ở huyện Văng Viêng
     Các loại hình du lịch ở huyện Văng Viêng: Hiện nay, ngành du lịch ở Văng Viêng đang tập trung phát triển đa dạng loại hình du lịch như: DLST, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu và khám phá… nhằm phát huy tối đa lợi thế về thiên nhiên và văn hóa của địa phương.
     Trong thực tế đối với một điểm du lịch cụ thể, “sức chứa” thường được xác định dưới góc độ vật lý, đó là lượng khách tối đa mà điểm đến có thể tiếp nhận. Nghiên cứu đã tính toán sức chứa tối đa của các tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng theo công thức của Boullon (1985) như sau:
- Sức chứa =          (1) 
- Tổng số khách tham quan mỗi ngày: KMN = Sức chứa du lịch × HSLC (2)
Trong đó, hệ số luân chuyển:
     HSLC (
     Hiện nay, ở Lào chưa có tiêu chuẩn có hiệu lực đối với “Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi KDL” cho loại hình DLST nên sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về DLST, các nghiên cứu quốc tế, nhóm tác giả đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn tương tự theo “Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản”, Luật Du lịch của Lào (sửa đổi năm 2013), để tính toán, ước lượng “sức chứa” của huyện Văng Viêng với các tiêu chí cụ thể [4].
     Do đó, vận dụng các công thức (1), (2) của Boullon (1985) [12] để tính sức chứa cho các tuyến du lịch tại huyện Văng Viêng.Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4.
 

Bảng 4. Ước lượng sức chứa du lịch các tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng

Tuyến tham quan

Các thông số của tuyến du lịch

HSLC

Lượng khách (người/

ngày)

Sức chứa (người)

Thời gian mở cửa (h/ngày)

Thời gian TQ (h)

1. Sông Nam Song

150

10

1

10

1500

2. Khu hang động Langoon Poukham

100

10

4

2,5

250

3.Vang Vieng Elephant Sanctuary (Khu bảo tồn Voi Văng Viêng)

177

10

5

2

354

4. Tham Nam (Water cave) (Hang động nước Tham Nam)

125

10

3

3,33

416­­

5. Wat Kang

64

10

1

10

640

Tổng lượng khách có thể tham quan huyện Văng Viêng  (người/ngày)

3.160

     
     Kết quả tính toán cho thấy, hiện nay, mỗi ngày huyện Văng Viêng có khả năng đáp ứng nhu cầu không gian cho tối đa khoảng 3.160 du khách.So với thực tế, ngay cả lượng khách trong dịp cao điểm cũng chưa vượt quá giới hạn. Như vậy, huyện Văng Viêng chưa khai thác hết tiềm năng đang có, cần nắm vững vấn đề “sức chứa” để phát huy những lợi ích du lịch mang lại, tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí tài nguyên.
 
     Bảng 5. Đánh giá tổng hợp hoạt động du lịch các tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng
 

Một số tiêu chí cơ bản

Mức độ phát triển

Đánh giá

Khía cạnh kinh tế đối với 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng

Số lượng khách

Tăng 11,2% khách/năm

So với thời điểm chưa đưa 5 tuyến du lịch  sinh tháivào  hoạt động tại Văng Viêngthì hiện nay đang ở bước đầu phát triển,  doanh thu du lịch tăng dần qua các năm tạo ra giá trị mới đóng góp cho kinh tế địa phương với mức độ tăng trưởng ổn định. Nếu được quy hoạch phát triển tốt, hoạt động du lịch các tuyến tham quan tại huyện Văng Viêngcó tiềm năng đóng góp vào GDP của  huyện Văng Viêng, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh

Giá cá dịch vụ

Rẻ, ít biến động

Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch

Trung bình

Doanh thu du lịch

Tăng 8,7%/năm

Số lượng cơ sở lưu trú/chất lượng dịch vụ

Tăng đều qua các năm, quy mô nhỏ/nghèo nàn

Cơ cấu lao động

Chưa hợp lý

Khía cạnh văn hóa -xã hội đối với 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng

Sự tham gia của người dân

Tỷ lệ lao động địa phương tham gia dịch vụ du lịch cao nhưng chưa được đánh giá tốt về kiến thức, kỹ năng

5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng đã góp phần giải quyết công ăn việc và tăng thu nhập cho lao động địa phương trong khu vựchuyện; hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác. Bên cạnh đó, 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng cũng tác động tới việc xóa đói giảm nghèo của cộng đồng địa phương của các xã lân cận. Tuy nhiên, 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng cũng có khả năng làm suy thoái về văn hóa truyền thống nếu không quản lý tốt.

Tác động lên hoạt động văn hóa -xã hội

Giao thông được cải thiện; có khả năng ảnh hưởng xấu đến lối sống của cộng đồng địa phương

Việc làm lao động địa phương

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo nhưng việc làm mang tính mùa vụ.

Bảo tồn giá trị văn hóa-lịch sử

Chưa được quan tâm, bảo tồn đúng mức

Khía cạnh môi trườngđối với 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng

Môi trường/cảnh quan

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do ý thức của khách du lịch còn vứt rác xuống dòng sông và các khu thăm quan

Lượng khách du lịch tới 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng tăng nhanh nhưng vẫn nằm trong sức chịu tải của huyện; và 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng được giáo dục ý thức BVMT, bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, hoạt động du lịch 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến cảnh quan

Sức chứa du lịch

Chưa vượt giới hạn cho phép

Bảo tồn thiên nhiên

Chịu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch; được Ban quản lýdu lịch huyện Văng Viêng tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo tồn

Công tác giáo dục môi trường

Thực hiện tốt ở khắp các tuyến du lịch

 
 
   3.3. Các vấn đề môi trường trong hoạt động du lịch ở huyện Văng Viêng
     Trên cơ sở định hướng từ công tác các kết quả điều tra kết hợp thảo luận đóng góp ý kiến các vấn đề môi trường hiện tai trong bối cảnh tăng cường phát triển hoạt động du lịch tại huyện Văng Viêng, chính quyền và các cơ quan ban ngành về môi trường, du lịch đã xác định các vấn đề môi trường quan tâm trước mắt là:
     - Sự xuống cấp về vấn đề môi trường trong du lịch: chất lượng môi trường tại Văng Viêng như môi trường không khí, môi trường nước, hệ sinh thái,... hiện đang chịu tác động xấu từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan do các hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ đặc biệt tài các khu du lịch trọng điểm, tại các khu trung tâm cũng như trên sông Mê - kông là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch bền vững.
     -  Vấn đề thoát nước: hiện các khu vực trung tâm có các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đã lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu, nước mưa nước thải sinh hoạt, sản xuất, du lịch, dịch vụ, thương mại được thải trực tiếp ra các hồ, sông Mê - kông. Chính vì thế vào mùa mưa, mực nước mưa lớn lượng nước tiêu thoát ra sông không kịp thành phố xảy ra hiện tượng ngập lụt, làm gián đoạn việc kinh doanh dịch vụ, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân, du khách và làm xáo trộn cuộc sống của cộng đồng địa phương. Hiện tượng này đã được phản ánh rất nhiều qua nhiều năm, đến nhiều các cấp chính quyền nhưng đến nay vẩn chưa được giải quyết hợp lý dẫn đến nhiều bức xúc trong cộng đồng. Từ lý do này chính quyền thành phố đã xác định và chọn lựa đây là một trong những vấn đề hàng đầu cần được quan tâm trong quá trình phát triển du lịch văn hóa bền vững tại thành phố.
     - Chất thải phát sinh đặc biệt là rác thải: các chất thải phát sinh tại các điểm du lịch ở Văng Viêng hiện nay chưa được quan tâm đáng kể, chiếm 75%. Trong tương lai việc đầu tư phát triển du lịch sẽ càng làm phát sinh lượng chất thải lớn, tạo thêm áp lực cho ngành môi trường, ngành du lịch củng như cộng đồng địa phương. Do đó, chính quyền đã lựa chọn việc chất thải phát sinh củng là vấn đề cấp thiết cần quan tâm, đặc biệt là chất thải rắn, nhằm tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề vận chuyển, thải bỏ, xử lý và quản lý chất thải, hướng đến hạn chế và giảm thiểu dần lượng chất thải phát sinh tại đia phương.
      Hoạt động lưu trú du lịch, cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế khác đều có chất thải. Qua tổng hợp nghiên cứu cho thấy chất thải của kinh doanh khách sạn, du lịch rất đa dạng và nhiều gồm chất thải: Rắn, lỏng, khí, nhưng phần lớn là chất thải rắn (rác thải). Chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn tại huyện Văng Vieng gồm: giấy văn phòng, vật tư nguyên liệu, các thiết bị, máy móc, thực phẩm, thưc ăn thừa, bao bì, lon đồ hộp, chai lọ, thùng, lá cây.. Nguồn rác thải chính từ các khách sạn nhà hàng xuất phát từ các bộ phận: từ bếp (rác từ các quá trình chế biến món ăn, thức ăn thừa, bao bì, lon hộp, chai, lọ,...) văn phòng (giấy tờ, bút viết...), từ khách du lịch (sách báo, lon , hộp, rác thải cá nhân,..).Nhìn chung rác thải từ du lịch tại thành phố có các thành phần đặc trưng cơ bản gần giống với chất thải sinh hoạt của dân cư trong địa phương.
     Trong mấy năm gần đây, huyện Văng Viêng là điểm đến an toàn cho khách du lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần, làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong thành phố. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu hành hương, lễ hội, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến các điểm du lịch động Tham Jang, sông Nam Song, chợ Văng Viêng,... Theo thống kê từ sở môi trường huyện Văng Viêngmức trung bình lượng rác thải ra từ hoạt động du lịch tính từ năm 2015 đến nay là:
- Năm 2015: 182.000 kg tương đương với 182 tấn
- Năm 2016: 190.000 kg tương đương với 190 tấn
- Năm 2017: 206.000 kg tương đương với 206 tấn
- Năm 2018: 219.000 kg tương đương với 219 tấn
- Năm 2019: 226.000 kg tương đương với 226 tấn
     Dự báo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Văng Viêng giai đoạn 2015 - 2025, đến năm 2025 lượng khách du lịch có thể lên đến 5 triệu lượt người. Lượng khách tăng dẫn đến rác thải gia tăng tỷ lệ thuận theo từng năm,  sử dụng mức tính trung bình 01 khách du lịch thải ra 0,8 - 1 kg rác/ngày thì lượng rác thải do khách thải ra vào năm 2025 là 480.000kg tương đương với 480 tấn. Trong khi đó, hệ thống xử lý tập trung rác thải trên các khu, điểm du lịch chưa được hoàn chỉnh và chưa được đầu tư. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng từ hoạt động du lịch tại huyện Văng Viêng, đặc biệt là những nơi chưa đủ năng lực quản lý và xử lý chất thải.
     Bảng 6: Thành phần điển hình của rác thải từ kinh doanh khách sạn và các dịch vụ ở các khu du lịch tại huyện Văng Viêng
STT  Thành phần rác thải  Tỉ lệ (%)
1   
Thực phẩm và rác thải không tái sinh 50 - 70
Giấy  10 - 25
Carton (Bìa, giấy dầy, cứng,...)  6 - 12
Nhựa 4 - 7
5   Thủy tinh 2 - 5
Kim loại 2 - 5
 
 
     Khối lượng và thành phần chất thải rắn của khách sạn hoặc các cơ sở lưu trú du lịch phụ thuộc vào quy mô phòng nghỉ, số lượng và chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú.Thực tế, trong tổng lượng chất thải rắn sản sinh từ kinh doanh khách sạn, khoảng 50 - 70% là chất thải hữu cơ, thuận tiện cho việc xử lý (tái xử lý).
Việc vứt rác thãi bừa bãi, thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp tại các cơ sở lưu trú du lịch có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng. Vì vậy hiện nay thành phố đã có rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như: Tổ chức thu gom rác thải từ các điểm du lịch, có quy chế chế tài đối với các cơ sở lưu trú du lịch, quy định các khu đổ rác tập trung, thu gom rác thải vào các ngày cố định hàng tuần từ các bãi rác tập trung về các địa điểm xử lý, xây dựng các khu xử lý rác thải theo chuẩn quốc tế...Đặc biệt vấn đề thu phí vệ sinh môi trường làm nguồn kinh phí phục vụ cho việc BVMT của thành phố đối với người dân (24.000 kíp/tháng), các cơ sở lưu trú khách sạn, nhà nghỉ (áp dụng thu phí dựa trên chất lượng quy mô của từng cơ sở) nhận được sự ủng hộ cao và chấp hành nghiêm túc. Ngoài ra chính quyền tại các địa phương củng vận động người dân tập trung tổ chức thu gom rác thải, dọn vệ sinh, trồng cây xanh tại các điểm du lịch củng như nơi sinh sống vào sáng thứ 7 hàng tuần đang là phong trào được các cơ quan, tổ chức và nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Kết quả đạt được là hiện nay huyện Văng Viêng là một trong những thành phố sạch, trên đường phố rất ít khi có rác thải vứt bừa bãi tạo dựng một môi trường cảnh quan trong sạch thu hút khách du lịch.
     3.3. Những thành tựu và thách thức
     Dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch huyện Văng Viêng đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Huyện Văng Viêng là địa phương đứng thứ hai trong cả nước về lượng khách du lịch quốc tế, song lượng khách quốc tế năm 2018 mới đạt được 311.645 lượt khách. Tỷ trọng khách đến từ các nước trong khu vực đạt thấp. Ngay như thị trường lớn Thái Lan, các hãng lữ hành chỉ đạt được một lượng khách đi đường bộ qua cửa khẩu biên giới. Theo số liệu báo cáo của lữ hành, vận chuyển đường bộ chiếm tỷ trọng 61,7%, đường hàng không chiếm tỷ trọng 33,3%. Trong đó khách đến theo các cơ quan và tổ chức khác ở huyện Văng Viêng chiếm tỷ trọng 18,6%, khách đến theo các hãng lữ hành chiếm tỷ trong 35,5%, khách tự đến chiếm tỷ trọg 45,9%[1].
      Nộp ngân sách: Mặc dù điều kiện kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng tình hình nộp ngân sách của các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung trên địa bàn tỉnh có xu hướng cao hơn năm trước, năm 2018 tăng 8,19% so với năm 2017[2].
     Điểm mạnh
     Lợi thế của địa phương,những năm qua du lịch huyện Văng Viêng có bước phát triển khá nhanh nên bước đầu tạo được sự chú ý và thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư tạo được sự ý thức của toàn xã hội xác định. 

     Điểm yếu

     Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, loại hình du lịch chưa phong phú, xử lý vệ sinh môi trường chưa tốtSự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong một số lĩnh vực quản lý chưa thật sự đồng bộ. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức, các dự án đầu tư chậm.

     Cơ hội
     Một số tỉnh liên kết với tỉnh Văng Viêng để mở tour du, hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt và tăng đầu tư để mở rộng quy mô. Hoạt động du lịch trong tỉnh tiếp tục tăng trưởng và có bước chuyển biến mới, tích cực hơn trong nhiều mặt, các chỉ tiêu kinh tế nhiệm vụ của ngành, tỉnh đã đề ra, cơ bản đã đạt được, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Điểm yếu
     Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, loại hình du lịch chưa phong phú, xử lý vệ sinh môi trường chưa tốtSự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong một số lĩnh vực quản lý chưa thật sự đồng bộ. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức, các dự án đầu tư chậm.
     Thách thức
     Sản phẩm du lịch còn đơn điệu 
     Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chưa theo kịp với trình độ phát triển. 
     Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, nhân viên làm công tác kinh doanh du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn bất cập, chưa chuyên sâu, chưa đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của khách nhất là khách quốc tế. 
     Công tác quản lý nhà nước về du lịch và công tác xúc tiến du lịch được chú trọng đúng mức trong quản lý và tổ chức thực hiện.
    4. Kết luận
     Nghiên cứu đã đánh giá được tình hình phát triển du lịch của huyện Văng Viêng: ở các khía cạnh số lượng khách du lịch đến huyện Văng Viêng,số lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Văng Viêng, số lượng cơ sở lưu trú ở Văng Viêng và đánh giá được các loại hình du lịch ở huyện Văng Viêng ở các khía cạnh: Kinh tế, văn hóa -xã hội, môi trường đối với 5 tuyến tham quan tại huyện Văng Viêng. Từ những kết quả đạt được như trên, chúng tôi đưa ra một số  kiến nghị như sau:
     Thứ nhất, cần thực hiện nghiêm túc luật BVMT và các quy định khác về BVMT. Theo đó, trong khai thác du lịch phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề BVMT và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch. Phải coi BVMT trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, cần dựng các biển báo, pa-nô, áp-phích… xung quanh các điểm du lịch để nhắc nhở và kêu gọi khách du lịch và người dân địa phương cùng chung tay BVMT.
     Thứ hai, cần cải thiện chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư. Theo đó, cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, vùng phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch. Việc quy hoạch và đầu tư đồng bộ cần chú trọng không làm biến đổi nhiều cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Ngoài ra, để tạo điều kiện mời gọi đầu tư, các ban, ngành hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện Văng Viêng cần chủ động phối hợp xây dựng những chính sách kêu gọi đầu tư một cách thống nhất, đơn giản.
     Thứ ba, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Thực hiện nhiều biện pháp, sử dụng nhiều phương tiện tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; xây dựng và nâng cao hình ảnh của du lịch Văng Viêng trong cả nước, khu vực và thế giới, tạo điều kiện thu hút đầu tư và nguồn du khách đến Văng Viêng.
     Thứ tư, cần liên kết với các địa phương khác. Kết hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở và xây dựng các tua về KDL Văng Viêng nhằm tăng lượng khách đến du lịch địa phương. Ngoài ra, cần giới thiệu về mô hình du lịch nổi bật của địa phương nhằm nhấn mạnh yếu tố tạo nên sự khác biệt không trùng lắp với các địa phương khác. Đồng thời, cần phát huy những sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh như: DLST dựa vào cộng đồng với các hoạt động trên đất vuông, đất rừng… để tạo nét khác biệt so với các tỉnh, thành khác, làm cơ sở cho hoạt động liên kết tua tuyến, tạo những trải nghiệm đa dạng cho du khách.
     Thứ năm, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực từ các trường, cần khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương. Bên cạnh đó, cần mở các lớp hướng dẫn người dân tại các điểm du lịch cộng đồng làm du lịch một cách có văn hóa, văn minh, lịch sự, thân thiện và mến khách.
      Những kinh nghiệm đánh giá tác động và đề xuất phát triển bền vững du lịch của huyện Văng Viêng có thể góp phần vào đánh giá tác động tại các huyện vùng nông thôn của Việt Nam, đặc biệt tại các huyện lấy du lịch thiên nhiên môi trường làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng, huyện của Việt Nam cùng nhau trao đổi, học tập về các phương án xây dựng hạ tầng cơ sở du lịch và bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
     Các nhà khoa học trong lĩnh vực du lịch học của Việt Nam và Lào cần tăng cường các hoạt động hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề về lĩnh vực du lịch bền vững  và các chính sách hợp tác cùng nghiên cứu khoa học, xây dựng các tour xuyên quốc gia nhằm đảo bảo phát triển du lịch bền vững.
 
 
Phayvanh Phanthachith, Phạm Thị Thu Hà, Trần Văn Thuỵ
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt 1/2020)
 
     TÀI LIỆU THAM KHẢO
     1. Báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Văn hoá - Thông tin Tỉnh Viêng Chăn năm 2007 – 2018
     2. Báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Viêng Chăn năm 2007 - 20018.
     3. Báo cáo tổng kết hàng năm của Văn phòng Giao Thông Vận tải Đườngbộ - Đường Sông Tỉnh Viêng năm 2007 - 2017.
     4. Luật Du lịch của Lào (sửa đổi năm 2013).
     5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.
     6. Lê Huỳnh Đức, Xây dựng các giải pháp BVMT phục vụ phát triển bền vững làng nghề DLST tại tỉnh Bến Tre.Viện Môi trường và Tài nguyên, 2009.
     7. Tổng Cục Du lịch, (2017), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
     8. Tổng Cục Du lịch, (2016), Đề án phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;’
     9. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2017 của nước CHDCND Lào. 
     10. Lê Văn Thắng (2008), Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
    11. Andy Drumm and Alan Moore, "An Introduction to Ecotourism Planning" in Ecotourism Development - A Manual for Conservation Planner and Managers, Volume 1, The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA, 2002. 
      12. Kazi Mohammad Masum , Abdullah Al Mamun, etc, Ecotourism Carrying Capacity and the Potentiality of the Safari Park of Bangladesh, Journal of Forest Science, 29 (2013), 292.
 
 
Assess the status of the impact of tourism on the environment in Vang Vieng district, Vientiane Province, Laos
 
Phayvanh Phanthachith, Phạm Thị Thu Hà, Trần Văn Thuỵ
Department of Environment, University of Natural Sciences, Vietnam National
 
     Abstract:
   Vang Vieng is a natural tourist area combining convalescence and adventure which attracts quite a lot of tourists, especially European ones because Vang Vieng has enough elements: eco-tourism, discoveries associated with the natural cultural tradition ... The article aims to assess the current situation and tourism activities in Vang Vieng district, Laos and propose some solutions to orient the development of sustainable tourism types. firmly in Vang Vieng district, Laos.
     Key words: Current status, tourist types, Vang Vieng

 

 

 

Ý kiến của bạn