19/01/2016
Từ kết quả nghiên cứu đề xuất phương pháp lượng giá thiệt hại tài nguyên rừng (cây gỗ) do CDC của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam của Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình 33/11-15. Để có cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện phương pháp, đề tài tiến hành áp dụng phương pháp tính toán cho khu vực cụ thể. Kết quả áp dụng mô hình tính toán thí điểm cho A Lưới, Thừa Thiên - Huế một trong những vùng bị phun rải CDC của Mỹ cho thấy thiệt hại tính được cho cây gỗ là khoảng 5,6 triệu m3, thiệt hại các bon khoảng 12 triệu tấn và xói mòn đất trong giai đoạn 1965-1990 là khoảng 10 triệu m3. Từ kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá mô hình, phương pháp thấy phù hợp cho việc tính toán thiệt hại rừng do CDC và làm cơ sở tính toán tổng thể cho các vùng bị phun CDC của Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam.
This study applied methods for assessing forest resource (timber) damage by the herbicides sprayed by the US Army in the Vietnam War proposed under Research program 33/11-15. The method was applied for a specific area to provide a scientific basis for improving assessment methods. Applying a computational model pilot at A Luoi, Thua Thien - Hue, one of sprayed areas, the timber damage is estimated at about 5.6 million m3, damage of carbon is about 12 million tones and damage of soil erosion in the period of 1965- 1990 is 10 million m3. Based on these results, it is suggested that the methods are consistent with the calculation of forest damage caused by herbicides and can be applicable.
1. Mở đầu
Sau chiến tranh, chất diệt cỏ (CDC) do Mỹ sử dụng tại Việt Nam đã gây nhiều thiệt hại về môi trường và con người. Việc phục hồi các vùng đất và rừng bị ảnh hưởng CDC vẫn đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm, đặc biệt tại các điểm nóng, nhằm hạn chế ảnh hưởng và tác hại của CDC. Xác định, tính toán mức độ thiệt hại của CDC đối với rừng và đất rừng cũng được quan tâm nghiên cứu để từ đó xây dựng các biện pháp khắc phục, phục hồi rừng và đất rừng.
Có một số nghiên cứu trong nước về ô nhiễm đất, thiệt hại về rừng do CDC, tuy nhiên chỉ tập trung xác định giá trị gỗ cho một vài điểm nghiên cứu với phạm vi hẹp, còn các giá trị gián tiếp gần như chưa được tính toán. Để góp phần xây dựng phương pháp và bước đầu lượng giá thiệt hại về giá trị trực tiếp và gián tiếp cho một số điểm nghiên cứu và làm cơ sở đánh giá thiệt hại cho toàn bộ diện tích rừng và đất rừng bị ô nhiễm CDC. Trong chuyên đề này, chúng tôi tiến hành áp dụng phương pháp đánh giá thiệt hại đối với tài nguyên rừng do CDC của Mỹ đã đề xuất để đánh giá thiệt hại cho rừng khu vực A Lưới, Thừa Thiên - Huế, bị phun rải CDC. Với mục tiêu nghiên cứu đánh giá tổng thể thiệt hại gỗ rừng tại A Lưới bị ô nhiễm CDC của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương pháp tính toán nhằm áp dụng suy rộng tính toán cho toàn miền Nam Việt Nam.
Phạm Văn Lợi, Bùi Hoài Nam
Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường
Nguyễn Huy Dũng, Trần Văn Châu
Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ NN&PTNT
(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 12 - 2015)