24/01/2019
Không chỉ ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, sữa Cô gái Hà Lan (thuộc Công ty FrieslandCampina Việt Nam) còn là doanh nghiệp chú trọng đến việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn, nâng cao đời sống cho người nông dân, xây dựng nền tảng phát triển cho thế hệ hôm nay và mai sau. Trong số đó, những quả ngọt mà Cô gái Hà Lan mang đến cho ngành giáo dục và tuyên truyền một lối sống năng động khỏe mạnh cho trẻ em chính là những dấu ấn độc đáo nhất trong hơn 22 năm có mặt tại Việt Nam.
Dấu ấn hành trình mang trường học đến trẻ em vùng sâu
Chắc hẳn cho đến bây giờ, hình ảnh chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm được khởi xướng tại Việt Nam vào năm 2002 vẫn khiến nhiều người thổn thức. Hình ảnh Đèn Đom Đóm tỏa ánh sáng đã trở nên quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ Việt. Điều gì khiến sau 17 năm chương trình vẫn tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ đến thế? Đó có phải là những nụ cười xen giọt nước mắt, những gương mặt rạng ngời của trẻ nghèo ở các xã vùng sâu vùng xa khi có cơ hội được tiếp tục đến trường, khi biết rằng có một tương lai sáng hơn đang chờ đợi?
Từ mục tiêu ban đầu là ngăn dòng bỏ học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nên những ngôi trường mới khang trang nhằm giúp thầy cô và học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện dạy và học tốt hơn, cho đến nay, chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của sữa Cô gái Hà Lan đã trở thành một phong trào xã hội rộng lớn, không ngừng nhân rộng tinh thần sẻ chia là hạnh phúc trong cộng đồng.
Sau hơn 17 năm khởi xướng, Cô gái Hà Lan đã mang đến 22 ngôi trường mới khang trang trên cả nước, trao hơn 25.000 suất học bổng giúp trẻ em những vùng còn nhiều khó khăn có cơ hội được tiếp tục đến trường. Đặc biệt, những ngôi trường mới được xây dựng ở các xã nghèo thuộc tỉnh Bình Phước, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nam, Cà Mau, Kon Tum, Quảng Bình, Lai Châu, …đã một lần nữa cho thấy giá trị nhân văn to lớn mà chương trình đem lại.
Ngôi trường Đèn Đom Đóm thứ 22 đã được khánh thành trong năm 2018
Ghi nhận hành trình miệt mài lan tỏa ánh sáng của tinh thần hiếu học cùng những đóng góp của Cô gái Hà Lan dành cho ngành giáo dục Việt, chương trình Đèn Đom Đóm đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen và đồng thời cũng được đánh giá là một trong những chương trình trách nhiệm xã hội nhân văn điển hình của tập đoàn FrieslandCampina.
Hành trình vì một Việt Nam khỏe mạnh năng động
Theo kết quả khảo sát tình hình dinh dưỡng tại khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) mà công ty phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (thuộc Bộ Y Tế) và đã thực hiện cho thấy thực trạng suy dinh dưỡng vẫn tồn tại ở trẻ em dưới 12 tuổi. Hơn 50% trẻ em thiếu canxi và vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, C và sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là sự thiếu hụt vitamin D mặc dù sống tại khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời. Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm ở nông thôn, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng đáng kể, ít vận động ngoài trời - đặc biệt là ở đô thị. Thôi thúc bởi sự cần thiết hướng đến việc nâng cao dinh dưỡng và lối sống năng động, Cô gái Hà Lan đã triển khai chiến dịch “Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh” dành cho trẻ nhỏ trong nhiều năm qua.
Trong những năm qua, chương trình đã thành công trong việc tiếp cận hàng triệu trẻ em Việt Nam với nhiều hoạt động khác nhau. Một trong những hoạt động nổi bật của chương trình là dự án truyền thông “Giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam” với sự đồng hành của Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thông giáo dục một cách trọn vẹn, lan tỏa tinh thần của chiến dịch “Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh” và góp phần thực hiện các mục tiêu “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam”, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, hạn chế sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường và học đường; cải thiện nhận thức và thói quen về dinh dưỡng và vận động hàng ngày của phụ huynh học sinh, từ đó cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực và trí lực cho học sinh. Sự phát triển tầm vóc của người Việt trong tương lai phải bắt đầu từ việc dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực cho trẻ nhỏ trong hôm nay.
Phạm Đình