Banner trang chủ

Tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường nước

20/03/2017

     Ngày nay, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh cùng sự gia tăng dân số ngày càng gây áp lực đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ như ở các ngành công nghiệp dệt may giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần; H2S vượt 4,2 lần; NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nặng các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.

 

 

     Ở các TP lớn, đông dân cư, chất thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong TP không thu gom hết được… là những nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.

     Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

     Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như: Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Song, đáng chú ý nhất vẫn là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về BVMT nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

     Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

     Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

     Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm amoni, nitrat, nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, tim mạch; Lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá; Kali, cadimi gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lung; Hợp chất hữu cơ, các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng, bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa; Chất tẩy trắng xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp; Oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật;  Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán; Kim loại nặng các loại như titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu… Nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.

     Chiến lược lâu dài để bảo vệ nguồn nước là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.

     Hiện nay, máy lọc nước là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, chúng ta có thể lọc nước phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế chất độc hại, bảo vệ sức khỏe cho gia đình mà không tốn quá nhiều thời gian, chi phí và công sức.

 

Hồng Nhự

Ý kiến của bạn