30/03/2016
Các nhà khoa học đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã thử nghiệm thành công chuyển khí thải từ các nhà máy điện, cán thép và các bãi rác thành nhiên liệu lỏng bằng công nghệ vi sinh.
Rác thải cùng với chất thải nông nghiệp là nguồn cung cấp đầy hứa hẹn cho nhu cầu khí tổng hợp. Hơn nữa, sử dụng khí đốt từ rác thải sẽ giảm được lượng khí thải các-bon của xăng dầu so với khí gas được cung cấp bởi các nhà máy dầu hóa thạch. MIT đã sử dụng vi khuẩn để chuyển khí thải thành axit acetic (dấm công nghiệp), sau đó sử dụng công nghệ men để sản xuất dầu.
Nhiên liệu lỏng rất quan trọng trong giao thông nhưng hiện tại chủ yếu lấy từ dầu, một loại nhiên liệu hóa thạch, và lĩnh vực giao thông đang tạo ra khoảng một phần tư lượng khi thải các-bon làm tăng nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Dầu sinh học cũng có thể thay thế cho dầu hóa thạch nhưng hiện tại dầu sinh học đang cạnh tranh với sản xuất lương thực và bị chỉ trích đã đẩy giá lương thực lên cao. Sử dụng khí thải để tạo ra dầu với hàm lượng các-bon thấp có thể là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự ấm lên của trái đất nếu có thể làm ra với giá thành thấp và trên một quy mô rộng lớn.
Dự án thử nghiệm thành công ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào tháng 9/2015 và một dự án “bán thương mại” với quy mô lớn gấp 20 lần đang được bắt đầu xây dựng.
Châu Long