Banner trang chủ

Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, cải thiện chất lượng môi trường

10/03/2020

     Vừa qua, Chương trình “Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường” và trại sáng kiến “Hành động nhỏ - Thay đổi lớn” trong khuôn khổ Dự án Zero Plastic Waste Challenge: Small Action, Big Impact (Dự án Zero Plastic Waste) đãđược tổ chức tại Hạ Longdo Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh  (GreenHub ) thực hiện. Hoạt động nhằm thúc đẩy giới trẻ, thanh niên Việt Nam có những sáng kiến BVMT, như giảm thiểu, tái chế rác thải nhựa, đây cũng là diễn đàn để giới trẻhọc hỏi và trau dồi thêm kiến thức về môi trường; nâng cao các kỹ năng mềm xây dựng dự án BVMT cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về nội dung của Dự án, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với bàNguyễn Thu Hà - Điều phối Dự án Zero Plastic Waste tại miền Bắc.

 

Bà Nguyễn Thu Hà - Điều phối Dự án Zero Plastic Waste tại miền Bắc

 

     PV: Bà có thể cho biết đôi nét về ý tưởng, kế hoạch thực hiệnDự án Zero Plastic Waste?

     Bà Nguyễn Thu Hà: Dự án Zero Plastic Waste Challenge: Small Action, Big Impactcó nghĩa là thử thách không rác thải nhựa: Hành động nhỏ, Thay đổi lớnthuộc Chương trình MDAO, do Vụ Giáo dục và Văn Hóa, Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ. Ý tưởng của Dự án được khởi xướng và đề ra nhiều chương trình thực hiện tại Việt Nam bởi các cựu sinh viên Mỹ. Tại khu vực miền Bắc, Trung tâmGreenhub đã phối hợp cùng với Hội cựu sinh viên Mỹthực hiện Chương trình “Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường”và trại sáng kiến “Hành động nhỏ - Thay đổi lớn” nằm trong khuôn khổ của Dự ánZero Plastic Waste.

      Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia bị ô nhiễm lớn do rác thải nhựa (RTN), với khốilượngtrôi nổi ởđại dượng khoảng 1,8 triệu tấn mỗi năm, các chuyên gia của Dự án nhận thức được “ô nhiễm trắng” đã trở thành một trong những mối quan ngại hàng đầu của đất nước. Vì vậy, đã ấp ủ và xây dựng Dự án,hướng tới mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về RTN trong đời sống thường ngày. Đặc biệt, Dự ánmong muốn gắn kết, hỗ trợ các bạn trẻ phát huy khả năng học hỏi và thúc đẩy vai trò tiên phongtrong mạng lưới hành động chống RTN, đồng thời thúc đẩy nhữngnỗ lực trong công tác BVMT.

     Để thực hiện Chương trình, Dự ánZero Plastic Waste đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Tiếp cận, truyền thông trực tiếp đến 2.000 người,phủ sóng trên các phương tiện truyền thông và tiếp cận online 80.000 người; tổ chức 8 hội thảo lớn về nhựa ở 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh); tổ chức cuộc thi tìm ra 8 sáng kiến khả thi về vấn đề môi trường, xã hội để tài trợ thực hiện.

     Dự án được thực hiện từ tháng 8/2019 tới tháng 8/2020. Tại miền Bắc, Dự án được chia thành 3 hoạt động chính: Đầu tiên là Chiến dịch truyền thông lan tỏa với cuộc thi video “I choose- Tôi chọn không RTN”. Cuộc thi chính thức mở đăng kí và nhận bài thi từ ngày 4/12/2019 và kết thúc vào ngày 25/12/2019, bình chọn trực tuyến từ ngày 26/12/2019, công bố kết quả vào ngày 29/12/2019. Trong khoảng thời gian này, cuộc thi đã thu hút được lượng đông đảo bài dự thi từ 9 tỉnh, thành phố, với độ tuổi tham dự từ 12-25 tuổi. Các video thể hiện sự sáng tạo khi được trình bày dưới nhiều hình thức: phim ngắn, phóng sự, bản tin…với giải pháp khoa họcnhư túi nilông thân thiện làm từ khoai tây hay vỏ tôm.Kết quả, Giải nhất  được trao cho em Đặng Viết Tùng (lớp 11, trường THPT Lương Thế Vinh, TP. Điện Biên); Nguyễn Huy Hoàng (lớp 11, trường THPT Uông Bí, Uông Bí) đạt giải Nhì; Giải thí sinh được yêu thích nhất thuộc về thí sinh Lê Thị Phương Lan (Đại học Hải Phòng). 

     Hoạt động thứ hai là Hội thảo & Trại sáng kiến thanh niên được tổ chức trên 4 tỉnh, thành phố trong thời gian từ tháng 1 - 4/2020. Hội thảo tạo điều kiện giao lưu mở, với số lượng 250 bạn học sinh, sinh viên cho mỗi hội thảo, và trại sáng kiến thanh niên. Đây cũng là nơi quy tụ của 50 trại viên xuất sắc nhất tham dự.Hoạt động thứ 3 là Cuộc thi “Sáng kiến thanh niên”, cơ hội để các bạn trẻ hiện thực hóadự án về xã hội và môi trường còn đang ấp ủ, với nguồn tài trợ lên tới 4.000USD.

     PV: Bà có đánh giá gì về kết quả của Chương trình “Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường” đã được tổ chức ở Hạ Long vừa qua?

     Bà Nguyễn Thu Hà: Có thể nói rằng, Chương trình “Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường là diễn đàn giúp kết nối các bạn trẻ yêu, quan tâm đến những vấn đề về môi trường, đặc biệt là vấn đề về RTN, qua đó khơi dậy những sáng kiến, giải pháp sáng tạo trong việc hạn chế, giảm thiểu, tái sử dụng RTN trong cuộc sống hàng ngày.Đây cũng là cơ hội để các bạn được học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức về nhựa, tác hại của RTN đối với môi trường, đồng thời nâng cao những kỹ năng về làm việc nhóm, xây dựng dự án cộng đồng.

 

Các bạn học sinh ở  TP. Hạ Long tích cực tham gia Chương trình và thuyết trình những sáng kiến BVMT

 

     Chương trình được tổ chức tạitrường Đại học Hạ Long, theo đó Dự án đã mở trang thông tin đăng ký tham gia cho tất cả thanh niên trên địa bàn tỉnh. Chương trình đã thu hút được các bạn học sinh, sinh viên đến từ hơn 7 trường THPT, Đại học trên địa bàn tỉnh Hạ Long, trong đó chủ yếu tập trung là các trường tại Hạ Long và Uông Bí. Đối với trại sáng kiến thanh niên, chúng tôi đã lựa chọn được 40 bạn để chia sẻ, tập huấn sâu vềxây dựng sáng kiến dự án cộng đồng. Đặc biệt, Chương trình “Thúc đẩy vai trò thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường” thu hút hơn 100 sinh viên, học sinh và tại đây, các bạn được hiểu hơn vềdự án do tổ chức môi trường như GreenHub thực hiện, hoạt động của thanh niên thế giới trong công tác BVMT…

     Qua hoạt động lần này, chúng tôi nhận thấyrằng, các bạn trẻ đã có nhận thức rõ, cũng như có mối quan tâm sâu sắc và động lực để giải quyết các vấn đề môi trường. Có nhiều nhóm thanh niên đã đứng lên thành lập các câu lạc bộ về môi trường và hiện đang hoạt động tích cực như trường THPT Uông Bí (CLB UBEC), Hòn Gai (CLB HaL0.w). Phản hồi sau Chương trình, các bạn đều cho rằng mình đã học được kiến thức mới, được mở rộng thêm góc nhìn mới. Và đến cuối ngày, chúng tôi cảm nhận được một sự viên mãn, khi mà các bạn trẻ, không những được học mà còn được vui chơi, giao lưu.

     PV: Sau khi Chương trình kết thúc, theo bà, cần có những  giải pháp gì để những sáng kiến và mô hình giảm thiểu RTN sẽ được ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống và thực tế của địa phương?

     Bà Nguyễn Thu Hà: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình “thúc đẩy vai trò của thanh niên trong sáng kiến cộng đồng cải thiện chất lượng môi trường” tại 3 tỉnh, thành phố tiếp theo là Hà Nội, Bắc Ninh và Thanh Hóa. Sau khi Chương trìnhkết thúc, Dự án sẽ tiếp tục tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến thanh niên”, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2020 để kêu gọi các sáng kiến, giải pháp cộng đồng về BVMT có tính khả thi để tài trợtriển khai.

     Bên cạnh đó, để áp dụng thực tế những sáng kiến của các bạn trẻ,cần có những giải pháp thúc đẩy tinh thần cũng như hướng dẫn và hỗ trợ thêm kiến thức, kinh nghiệm thực hiện dự án cho các bạn trẻ; địa phương cùng chung tay hỗ trợ triển khai Dự án; đặc biệt với vai trò của các tổ chức môi trường như GreenHub, sẽ là cái nôi để giúp đỡ và hỗ trợ các bạn trong việc lên kế hoạch, thực hiện và triển khai Dự án được hiệu quả. Ngoài ra, nguồn lực cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho các bạn trẻ có thể thực hiện được dự án của mình… Chúng tôi hi vọng rằng, dù đây là một dự án nhỏ, nhưng tác động của nó đối với các bạn trẻ sẽ rất lớn và tạo ra một làn sóng với mục tiêu chung là BVMT, giảm thiểu RTN.

     Trân trọng cảm ơn bà!

 

Châu Loan (Thực hiện)

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 2/2020)

 

 

 

Ý kiến của bạn