Banner trang chủ

Phân hữu cơ sinh học VINAXANH - Thành tựu khoa học gắn với thực tế sản xuất

01/04/2016

     Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình khi đã đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều...Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn, nông sản Việt chịu sự cạnh tranh gay gắt khi chất lượng nông sản còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính do chứa nhiều dư lượng hóa chất trong nông sản, sản xuất thiếu bền vững an toàn. Nông dân còn canh tác theo thói quen lạm dụng phân bón hóa học nên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh gây hại hàng loạt cho cây trồng gây thiệt hại nặng nề. Những dịch bệnh gây hại trên cây trồng làm cho sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu chỉ áp dụng thuốc bảo vệ thực vật thôi không giải quyết được hoặc không hiệu quả.

     Trước thực trạng đó, để góp phần xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, Viện Công nghệ hóa học (Viện Hàn lâm KHCNVN) đã hợp tác với công ty Nông Nghiệp Xanh Việt Nam (Hội làm vườn Việt Nam) cùng nghiên cứu sản xuất và ứng dụng thành công dòng phân hữu cơ sinh học thế hệ mới VINAXANH với nhiều ưu điểm vượt trội được nông dân đón nhận. Dòng phân bón này không những được Cục trồng trọt công nhận là phân bón mới, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành trên toàn quốc, được cấp chứng nhận hợp quy, mà mới đây phân hữu cơ sinh học VINAXANH còn được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh là Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2015 tại Hà Nội.

Phân hữu cơ sinh học VINAXANH được tôn vinh Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2015

     Phân hữu cơ sinh học VINAXANH là kết quả nghiên cứu gắn với thực tế sản xuất của nông dân, phù hợp trên từng đối tượng cây trồng cho từng vùng đất và đặc biệt thích hợp để nâng cao chất lượng cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu.

     VINAXANH được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước như cá biển, rong biển, phụ phẩm nông nghiệp với quy trinh công nghệ tiên tiến của các nhà khoa học Việt Nam, đạt hoạt tính sinh học cao. Bên cạnh đó, VINAXANH còn cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng đặc biệt dễ hấp thu và các hoạt chất sinh học cần thiết như các Amino Acid và Peptids, N- P- K dạng hữu cơ và nhiều vi lượng dạng Chelate hữu cơ, Acid Fulvic. Kết quả thực tế chứng minh, các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ VINAXANH đã đạt được 3 điều: Giúp cây trồng đạt năng suất cao và ổn định, có thể thay thế cho phân hóa học; Giúp cây trồng tăng sức đề kháng với sâu bệnh nên không bị dịch bệnh phá hại; Nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa.

     Trên mảnh đất Tây Nguyên, hồ tiêu là cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tất cả các vườn tiêu được sử dụng phân bón hữu cơ VINAXANH đều cho kết quả rất tốt, không những có khả năng phục hồi vườn tiêu suy yếu, cằn cỗi, kém phát triển mà còn giúp cho các vườn tiêu phát triển tốt, tăng cành nhánh, thúc đẩy quá trình ra hoa đồng loạt, hoa ra nhiều, chuỗi hoa dài, sai trái, chống rụng trái non, trái đều, bóng mượt, tăng tỉ trọng hạt. Đặc biệt, VINAXANH giúp cây tiêu chống chịu rất tốt với dịch bệnh, phòng được bệnh chết nhanh, phục hồi bệnh chết chậm, chống chịu với thời tiết bất lợi khi nắng hạn hay mưa dầm.

Hồ tiêu đạt kết quả tốt nhờ dùng phân hữu cơ VINAXANH thay thế phân hóa học

     GS.Nguyễn Thơ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam và GS.Vũ Triệu Mân - Chủ tịch Hội Bệnh cây Việt Nam là hai chuyên gia chuyên ngành virus đã đến thăm mô hình và đánh giá cao tác dụng của phân hữu cơ sinh học VINAXANH đối với việc tăng cường sức đề kháng cho cây hồ tiêu, có tác dụng đào thải dần lượng virus đã nhiễm trong cây. Hiện nay, ở Tây Nguyên có nhiều vườn tiêu đã 3 năm nay bà con dùng VINAXANH thay thế hoàn toàn phân bón hóa học, không phải phun thuốc BVTV vẫn đạt năng suất cao, ổn định và tỉ trọng hạt đều tăng.

     Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài cây lúa, thế mạnh còn là các vườn cây ăn trái trù phú trên đất phù sa, đất cồn với đủ các loại trái cây thơm ngon. Những năm gần đây do chạy theo lợi nhuận, các nhà vườn lạm dụng quá nhiều phân hóa học, hóa chất kích thích sinh trưởng đế ép cây ra trái trái vụ... và chính các nhà vườn đã phải trả giá cho sự lạm dụng này, nhiều vườn cây ăn trái các nơi đã bị chết vì dịch bệnh.

     Phân bón hữu cơ sinh học VINAXANH đã giúp nhiều vườn cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) phục hồi được bệnh vàng lá thối rễ; chanh ứng dụng phân VINAXANH ít bệnh ghẻ trái, khô cành và trái bóng, nhiều nước, dưa lê ứng dụng phân bón này rất ít bị bệnh chết dây (đã giảm từ 35% xuống còn 5%), trái to và chắc, ăn ngọt và mẫu mã đẹp. Trên cây thanh long, điều để lại ấn tượng tốt đẹp mà các nhà vườn đang quan tâm đó là giúp khắc phục được bệnh đốm nâu. Từ mô hình một số vườn thanh long ở huyện Châu Thành mạnh dạn giảm phân hóa học, ứng dụng phân hữu cơ sinh học VINAXANH tưới gốc và phun cành, phun trái dần dần vườn thanh long khỏe mạnh, sạch bệnh, trái to, mẫu mã đẹp, tai trái tươi lâu.

     Đối với cây ớt tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, trong mùa mưa người trồng ớt cũng thấp thỏm lo âu cây ớt bị bệnh thán thư gây hại, tốn nhiều tiền thuốc mà có khi không bảo vệ được. Sau khi giúp người nông dân làm mô hình trình diễn phân bón hữu cơ sinh học VINAXANH trên cây ớt mùa mưa đã khẳng định kết quả vượt hơn sự mong đợi. Cây ớt sạch bệnh, đạt năng suất cao gấp 2-3 lần bón phân hóa học, được thương lái thu mua giá cao hơn.  

Vườn ớt sử dụng VINAXANH thu được 7,1 tấn / 2.200m2 (32,27 tấn/ha)

     Với những ưu điểm vượt trội, sản phẩm phân bón hữu cơ VINAXANH sẽ ngày càng được bà con nông dân tin dùng và sử dụng rộng rãi. Từ những kết quả đạt được với sản phẩm VINAXANH, Viện Công nghệ Hóa học sẽ luôn xác định hướng nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt để đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững và vì sức khỏe cộng đồng.

Gia Linh (Theo: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN)

Ý kiến của bạn