Banner trang chủ

Giới thiệu công nghệ lò đốt rác phát điện của Nhật Bản

28/03/2017

     Ngày 16/3/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT Nhật Bản, Tổ chức JICA Nhật Bản phối hợp với Bộ TN&MT Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu Công nghệ  lò đốt rác phát điện của Nhật Bản. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Xây dựng, Sở TN&MT Hà Nội, Đà Nẵng, HCM, Cần Thơ và Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam…

     Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý môi trường của Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm và một số công nghệ của Nhật. Có thể nói, công nghệ của Nhật được gọi là tốt theo "thương hiệu quốc gia", nhưng có thực sự tốt và phù hợp với rác thải Việt Nam hay không thì còn phải kiểm chứng. Nhưng có một thực tế là, chi phí để xử lý 1 tấn rác của Nhật Bản rất cao, cao gấp khoảng từ 5 - 7 lần chi phí đốt của Việt Nam hiện tại. Suất đầu tư của họ cũng rất lớn, gấp từ 3 - 5 lần của Việt Nam. Do vậy, với nguồn vốn sự nghiệp môi trường hàng năm của Việt Nam, việc chi trả cho đơn giá đốt rác thải sinh hoạt hiện tại từ 320.000 đồng đến 410.000 đồng/tấn đã là quá sức đối với nhiều địa phương, tỉnh, thành phố hiện nay. Một "khoảng cách quá xa" giữa thực tế của Việt Nam và công nghệ nước ngoài nói chung, công nghệ của Nhật Bản nói riêng trong vấn đề đốt rác. 

 

 

     Đại diện Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Trọng cho rằng, bất cứ một nhà đầu tư nào đầu tư vào lĩnh vực đốt rác thải sinh hoạt có suất đầu tư trên 1,2 triệu đồng/tấn mà không có nguồn thu tái chế thì dự án sẽ lỗ ngay "trên giấy", kể cả khi được Nhà nước hỗ trợ chi phí đốt "kịch trần" là 410.000 đồng/tấn theo quyết định 322/QĐ-BXD ngày 6/4/2012 của Bộ Xây dựng. Do vậy, vấn đề tái chế, tận dụng các nguồn thu tối đa trong rác mà vẫn đảm bảo môi trường là cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ đốt rác, công nghệ xử lý rác trên cả nước hiện nay.

     Quan điểm của T-Tech Việt Nam: Lựa chọn công nghệ đốt <60%; Tái chế Nilon 5%-10%; Sản xuất phân hữu cơ sạch: 20%-30%; Ủ biogas lấy khí đốt: 5%;  Phân loại giấy, bìa carton, củi gỗ làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu tái chế: 3%; Sản xuất gạch không nung để tận dụng tro xỉ, gạch ngói để giảm tỷ lệ chôn lấn; Chôn lấp khoảng 5% (<10%).

 

Châu Loan (Theo moitruong.com.vn)

 

 

Ý kiến của bạn