Banner trang chủ

Chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ nhằm giảm khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á

27/02/2018

     Từ ngày 26/2 - 3/3/2018, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Đánh giá nhu cầu công nghệ giảm khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Đông Nam Á: Chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ. Tham dự Hội thảo gồm đại diện các nhà khoa học đến từ các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Inđônêxia, Maylaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam, Philippine…

 

Toàn cảnh Hội thảo

     Hội thảo nhằm giới thiệu tới các nhà khoa học Quỹ APN hợp tác khu vực trong nghiên cứu BĐKH và tăng cường năng lực giữa các nước thành viên của APN, phát triển đề xuất theo lời mời đề xuất dự án cho các hoạt động trọng tâm của APN; Tạo cơ hội hợp tác trực tiếp giữa các nhà khoa học trẻ và các nhà nghiên cứu của các nước trong khu vực; Cùng phát triển và viết đề xuất dự án trong thời gian tập huấn…

 

PGS. TS. Ngô Kim Chi phát biểu tại Hội thảo

     Hội thảo tập trung các chuyên đề: Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH: Chia sẻ kinh nghiệm (từ các chuyên gia ở các nước và tổ chức khác); Đánh giá công nghệ giảm nhẹ BĐKH và thích ứng trong quản lý chất thải tích hợp và kinh tế các bon thấp bao gồm chất thải từ nông nghiệp (cà phê, chè, gia súc...); ngành xử lý chất thải, cấp nước và mạng lưới carbon thấp; năng lượng sạch, sản xuất sạch và cập nhật nhu cầu công nghệ từ các nước thành viên; Nhu cầu công nghệ: Phát triển chính sách; GHG trong các lĩnh vực kinh tế; Công nghệ phù hợp để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

      Sau phần báo cáo chuyên đề, Hội thảo chia thành 3 nhóm để thảo luận với các chủ đề: Chính sách phát triển; GHG với các thành phần kinh tế; Công nghệ phù hợp để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Qua đó, các đại biểu đi đến thống nhất thực hiện các kế hoạch hành động công nghệ như: xác định, phân tích, giải quyết các rào cản đối với việc triển khai, phổ biến các công nghệ ưu tiên; Xây dựng tiêu chí/chỉ số để lựa chọn công nghệ phù hợp để giảm thiểu GHG; Chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ…

     Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu tham có chuyến thực địa tại Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) và làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

Nam Hưng

 

     Đông Nam Á có số dân lên đến 563 triệu người (bằng 8,5% dân số thế giới) dân số tập trung dọc theo khu vực bờ biển dài 173.251 km, nơi mực nước biển dâng cao do ảnh hưởng của BĐKH. Năm 2015, khu vực Đông Nam Á đã có tăng trưởng kinh tế trên 2,8 nghìn tỷ đô la và được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, nhưng cũng là khu vực các nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất. Tuy nhiên, đây cũng là vùng dễ bị tổn thương nhất đối với hạn hán, lũ lụt, và lốc xoáy nhiệt đới liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, Đông Nam Á nằm trong số những khu vực có nhu cầu thích ứng cao nhất để giảm tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Đông Nam Á cũng có nhiều tiềm năng giảm thiểu và kinh nghiệm về giảm thiểu thích ứng có thể mang lại lợi ích đáng kể cho việc chuyển giao công nghệ ưu tiên cũng như chia sẻ với các nước thành viên khác.

   Các thành viên của Tiểu ban APN khu vực Đông Nam Á (SEA-SRC) bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và sẽ được mở rộng sang Myanmar. SEA-SRC thúc đẩy hợp tác, đối thoại khoa học-chính sách và các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu trong lĩnh vực thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

Ý kiến của bạn