04/04/2019
Vương Tiến Mạnh - Phó Giám đốc Cơ quan CITES Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam và các nước đã đệ trình đề xuất lên Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) nguy cấp (CITES) lần thứ 18, sẽ diễn ra tại thủ đô Côlômbô của Sri Lanca từ 23/5 - 3/6/2019. Các đề xuất của Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đấu tranh với nạn buôn bán bất hợp pháp các loài ĐTVHD. Các nước thành viên cũng đệ trình nhiều đề xuất nhằm tăng cường hoặc nới lỏng việc bảo vệ 152 loài ĐTVHD do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động buôn bán thương mại quốc tếvà do quần thể loài được phục hồi.
Trong thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo tồn loài và sẵn sàng hợp tác cùng các nước khác đấu tranh với nạn buôn bán các loài ĐVTVHD thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức. Hội nghị CITEScác nước thành viên lần thứ 16 và 17, Việt Nam đã đề xuất thành công đưa một số loài vào Phu lục I củaCITESnhư rùa đầu to, các loài tê tê. Dự kiến tại Hội nghị lần này, Việt Nam sẽ trình 3 đề xuất, bao gồm: Đưa ba loài từ phụ lục II sang phụ lục I gồm: Rùa hộp Việt Nam, rùa Trung Bộ và rùa hộp buarê (rùa hộp trán vàng). Đồng thời, Việt Nam cùng với Trung Quốc và Liên minh châu Âu có ba đề xuất chung đề nghị đưa những loài sau vào phụ lục II của CITES: 13 loài Thạch sùng chiphân bố tại Việt Nam và Trung Quốc trong đó có 3 loài đặc hữu của Việt Nam: thạch sùng mí Cát Bà; thạch sùng mí Hữu liên và thạch sùng mí lichtenfer; 13 loài cá cócphân bố ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có loài cá cóc Tam Đảo; Cá cóc sầngồm nhiều loài phân bố trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có các loài đặc hữu của Việt Nam là cá cóc sần.
Rùa đầu to được Việt Nam đề xuất thành công đưa vào Phụ lục I CITES tại COP17
Theo Công ước CITES, có 3 cấp độ bảo vệ cho các loài chịu ảnh hưởng của buôn bán quốc tế, bao gồm: Phụ lục I (những loài bị đe dọa tuyệt chủng hoặc do buôn bán. Việc buôn bán mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không đe dọa sự sinh tồn của chúng trong tự nhiên và chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện chặt chẽ); Phụ lục II (những loài mặc dù hiện chưa bịđe dọa tuyệt chủng nhưng có thể bị nguy cấp nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó được kiểm soát; Phụ lục III (các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán).
Đại diện 64/183 quốc gia là thành viên của Công ước CITES, cùng với Liên minh châu Âu (với 28 quốc gia) đề xuất tăng cường bảo vệ 574 phân loài theoCông ước CITES, bao gồm: 17 động vật có vú, 4 loài chim, 51 loài bò sát, 57 loài lưỡng cư, 18 loài cá, 20 loài động vật không xương sống và 407 loài thực vật. Sau đây là một số đề xuất của các nước về những loài ĐTVHD quý hiếm:
Voi Châu Phi: Các quốc gia gồm Burkina Faso, Bờ biển Ngà, Cộng hòa Ga bông, Kênia, Libêria, Nigêria, Xuđăng, Syria và Toga đã đề xuất chuyển các quần thể voi Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe từ Phụ lục II lên Phụ lục I để được bảo vệ nghiêm ngặt nhất theo trước mối đe dọa hiện hành do nhu cầu không bền vững từ việc buôn bán ngà voi; tác động nghiêm trọng đến quần thể nguồn tại các nước mà voi phân bố vàsự không nhất quán trong việc thực thi pháp luật giữa các nước và giữa các lục địa. Trong đó, Zambia đề xuất đưa quần thể voi của họ từ phụ lục I sang phụ lục II và cho phép buôn bán quốc tế ngà voi thô vì mục đích thương mại. Bên cạnh đó, Botswana, Namibia và Zimbabwecũng đề xuất cho phép không giới hạn số lượng ngà voi thô được đăng ký tại các kho của nhà nước, được phép bán cho các thành viên nhập khẩu khác, Ban thư ký sẽ kiểm soát bằng một số biện pháp nhất định nhằm ngăn chặn quá trình tái xuất.
Voi ma mút: Israel đề xuất đưa voi ma mút vào Phụ lục II nhằmđấu tranh với một số “thủ đoạn” mới để tráo đổi ngà voi bất hợp pháp trong bối cảnh nạn buôn bán ngà voi ma mút tăng nhanh.
Cá mập Mako, cá guitar khổng lồ và cá đuối:Nhiều quốc gia đề xuất bảo vệ cá mập Mako vây dài và vây ngắn, sáu loài cá guitar khổng lồ, 10 loài cá đuối đã được đề xuất đưa vào Phụ lục II Công ước CITES. Tất cả những loài này đang bị suy giảm trong tự nhiên, chủ yếu do nạn đánh bắt quá mức.
Loài thạch sùng mí Việt Nam có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng
Tê giác trắng Phương Nam: Namibia đề xuất chuyển quần thể tê giác trắng của họ từ phụ lục I sang Phụ lục II và Eswatina cũng đề xuất một biện pháp cho phép buôn bán quốc tế sừng tê giác với mục đích thương mại.
Hươu cao cổ:Cộng hòa Trung Phi, Chad,Kenya, Mali, Niger và Senegal đã đề xuất đưa hươu cao cổ vào Phụ lục II của công ước CITES, do quần thể tự nhiên của loài đã giảm khoảng 36% đến 40% trong 30 năm qua. Theo Sách đỏ của Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) mới nhất, phân loài Kordofan và Nubian của hươu cao cổ đã phải xếp hạng mức “Rất nguy cấp”, với số lượng quần thể dưới 4.650 cá thể còn tồn tại. Các phân loài hươu cao cổ, Thomicroft và Tây Phi cũng được xếp hạng ở mức “Nguy cấp” hoặc “sẽ nguy cấp”.
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 3/2019)