Banner trang chủ

Tình trạng gia tăng khí thải các bon toàn cầu

30/01/2019

     Theo Báo cáo đánh giá hàng năm của Dự án các bon toàn cầu (GCP) - một Dự án nghiên cứu quốc tề về tính bền vững toàn cầu có trụ sở tại Canberra, Ôxtrâylia,gồm một nhóm 76 nhà khoa học ở 15 quốc gia cho thấy, lượng phát thải khíC02từ nhiên liệu hóa thạch đã tăng 1,7% trong năm 2017; năm 2018 đạt 37,1 tỷ tấnC02, tăng 2,7%.

     Gia tăng nguồn phát thải

     Đây là năm thứ 2 liên tiếp phát thảikhí C02tăng mạnh kể từ thời kì 2014 - 2016, thời kì mà phát thải đã giữ ở mức ổn định để hướng đến các mục tiêu của Thỏa thuận Pari, một thỏa thuận nhằm mục đích không để gia tăng lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, năm 2019 được dự báo là phát thải khí CO₂ từ sử dụng than, dầu và khí tự nhiên sẽ còn tiếp tục tăng.

 

Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng BĐKH trên toàn cầu sẽ ngày càng nghiêm trọng

 

     Bản báo cáo cho biết, lượng phát thảiCO₂ từ nhiên liệu hóa thạch cao kỷ lục trong năm nay phần lớn là do tăng sử dụng than đá toàn cầu. Bên cạnh đó, lượng phát thảiCO₂ cũng gia tăng từ hoạt động vận tải, bao gồm cả hàng không.Bản báo cáo chỉ ra Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Đức, Iran, Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc và Canađa là những nước phát thải nhiều nhất. Trung Quốc trong năm 2017 gây ra 27% phát thải toàn cầu tương đương với tăng 1,7% thì trong năm 2018 lại tăng 4,7%. Tương tự như vậy, nước Mỹ gần đây đang trong xu hướng giảm thì cũng xác định sẽ tăng 2,8% trong năm nay do tăng nhu cầu sưởi ấm và làm mát và sử dụng dầu mỏ. Ấn Độ cũng dự kiến tăng 6,3% do tăng sử dụng than. Ôxtrâylia cũng liên tục tăng phát thải khí nhà kính trong vòng 4 năm qua. Trong khi đó, năm nay, mức cắt giảm CO2 của Liên minh châu Âu cũng không được như kỳ vọng, chỉ giảm 0,1% lượng khí CO2, trong khi mục tiêu đặt ra giảm 0,7% so với 1,4% trong năm 2017.

     Trong đó, nhóm 19 nước gây ra 20% phát thải toàn cầu đang có xu hướng giảm trong thập kỉ vừa qua (2008 - 2017) mặc dù, kinh tế của các nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng, đó là: Aruba, Barbados, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Greenland, Iceland, Ireland, Malta, Hà Lan, Rumani, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Trinidad và Tobago, Anh, Mỹ, và Uzbekistan.

     Các nhà khoa học cũng cảnh báo tình trạng gia tăng phát thảikhí CO2 có thể khiến con người phải hứng chịu nắng nóng nghiêm trọng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông. Như vậy,các nước  trên thế giới đều đứng trước thách thức phải loại trừ các bon ra khỏi nền kinh tế, đồng thời vẫn cần thỏa mãn nhu cầu về năng lượng.

     Các nước cần đạt thỏa thuậntăng mức độ cam kết giảm phát thải

     Để giảm phát thải nhà kính, Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH) của Liên hợp quốc (IPCC) đã nêu rõ, nếu các nước thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030 và xuống mức 0% đến năm 2050 cùng cam kết không có thêm khí phát thải mới thì mới có thể kiềm chế được mức tăng nhiệt độ Trái đất ở ngưỡng an toàn 1,5 độ C. Như vậy, các nước phải nỗ lực hơn nữa và tăng mức độ cam kết giảm phát thải nhiều hơn.

     Trong nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu,Hội nghị lần thứ 24 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP24)được tổ chức tại Cộng hòa Ba Lan từ ngày 2 - 14/12/2018,với sự tham dự đại diện của 200 quốc gia. Đây là Hội nghị quan trọng về BĐKH, tổ chức sau Thỏa thuận Pari về BĐKH, trong bối cảnh Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận và hầu hết các nước còn lại hiện vẫn chưa nhất trí về một nỗ lực chung để hạn chế tăng nhiệt độ ở dưới mức 20C.

 

Hội nghị COP 24 tại Katowice (Ba Lan)

 

     Mục tiêu chính của COP24 là việc hoàn tất khung hiện thực hóa Thỏa thuận Pari, với các hướng dẫn và mục tiêu cụ thể cho từng khối quốc gia.Nội dung then chốt của Thỏa thuận Pari lần này là mỗi bên đều phải xây dựng và trình Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), vạch ra những hành động liên quan đến khí hậu của các nước từ năm 2020, nhằm đạt được mục tiêu đã được đặt ra trên quy mô toàn cầu.Những chủ đề được bàn tại Hội nghị bao gồm công nghệ xanh, ngành năng lượng than đá và việc hỗ trợ về mặt tài chính cho các quốc gia đang phát triển. Sau 2 tuần thảo luận, COP24 đã thông qua Bộ quy tắcthực hiệnThỏa thuận Pariquy định chi tiết về cách thức thực hiện Thỏa thuận kể từ năm 2020 trở đi.Trong hướng dẫn vận hành khung minh bạch, Bộ quy tắc thực hiệnThỏa thuận Parinêu ra cách các quốc gia sẽ cung cấp thông tin về NDC, bao gồm các biện pháp giảm thiểu, thích ứng và hỗ trợ tài chính cho hành động khí hậu ở các nước đang phát triển. Việc  thực hiện mục tiêu giảm phát thải trong NDC được các quốc gia cân nhắc rất thận trọng vì liên quan chặt chẽ đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của từng nước.Năm 2015, 18 quốc gia phát triển cam kết gây dựng 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020 để giúp các nước khác thực hiện NDC.

     Tại phiên khai mạc, ông António Guterres, Tổng thư ký LHQ cho biết, thế giới vẫn chưa hành động đủ, chưa đủ nhanh để chống lại những tác động không thể đảo ngược của BĐKH . Ông kêu gọi các bên, cần đảm bảo phát thải khí nhà kính giảm 45% vào năm 2030 so với năm 2010 và đạt phát thải bằng 0 vào năm 2050. Ông hy vọng rằng, Đối thoại Talanoa sẽ thúc đẩy các cam kết cho hành động khí hậu. 

     Như vậy, trong lúc này,thế giới cần một cuộc cách mạng năng lượng chưa từng có đang diễn ra và sẽ tập trung vào sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Trên khắp thế giới, năng lượng tái tạo (mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học) đang phát triển mạnh mẽ, tăng gấp 2 sau 4 năm, mặc dù xuất phát điểm là rất nhỏ so với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Các kịch bản tăng năng lượng tái tạo cần phải đi đôi với giảm nhanh năng lượng hóa thạch, mà điều này thì chúng ta không thấy được theo những số liệu mới nhất.

     Báo cáo đánh giá hàng năm của Dự án Các bon toàn cầu (GCP) vừa được công bố sẽ thúc đẩy các quốc gia hành động. Bởi nếu các quốc gia không nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận Pari, trong 12 năm nữa, Trái đất sẽ nóng lên đến mức kỷ lục không thể cứu vãn.Đồng thời, Bộ quy tắc thực hiện Thỏa thuận Pari được thông qua tại COP 24 lần nàysẽ mang lại lợi ích cho nhiều nước trong mục tiêugiảm phát thải khí nhà kính, tạo nền tảng chung cho các quốc gia trên thế giới, vì một "hành tinh xanh".

 

Dương Văn Mão

Bộ Công Thương

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 1/2019)

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn