Banner trang chủ

Kết quả khảo sát hiện trạng khu vực dự kiến nhận chìm bùn nạo vét tại vùng biển xã Vĩnh Tân

31/07/2017

     Từ ngày 18 – 21/7/2017, theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành đánh giá hiện trạng khu vực dự kiến nhận chìm bùn nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, tại vùng biển xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).

     Các khảo sát được tiến hành trong khu vực quy hoạch nhận chìm với tọa độ:

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108030’, múi 30

Kinh độ (độ)

Vĩ độ (độ)

X (m)

Y (m)

Tên điểm

108.905037

11.248514

1243975.43

544029.24

1

108.909224

11.245001

1243587.52

544486.97

2

108.906257

11.241554

1243205.88

544163.55

3

108.902072

11.245074

1243594.52

543705.98

4

 

 

Sơ đồ địa hình khu vực dự kiến nhận chìm

 

     Kết quả:

     Về địa hình đáy biển

     Phương pháp đo sâu hồi âm bằng máy Lowrance 526 và định vị vệ tinh được sử dụng với các tuyến đo như sau:

 

Vị trí khảo sát

 

     Kết quả cho thấy địa hình đáy khu vực dự kiến nhận chìm (30 ha) khá bằng phẳng với độ sâu từ -35 m đến -36.8 m.

 

Ảnh trích từ băng đo sâu tại vị trí 11.241994880, 108.903451270, độ sâu 34.42 m chưa hiệu chỉnh

 

 

Ảnh trích từ băng đo sâu tại vị trí 11.244213820, 108.908994490, độ sâu 34.65 m chưa hiệu chỉnh

 

     Về trầm tích đáy

     Mẫu trầm tích thu bằng cuốc lấy mẫu “petite ponar” của Mỹ tại 9 điểm. Các mẫu thu được mô tả tại chỗ về các đặc điểm như màu sắc, mùi, kiểu trầm tích, thành phần vật liệu và độ sâu thu mẫu, sau đó được mang về phòng thí nghiệm để xử lý, phân tích các chỉ tiêu cơ học trầm tích.

     Kết quả phân tích cho thấy thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, màu xám đen, rất ít vỏ vụn xác sinh vật, độ chọn lọc tốt.

 

  

                                                               Ảnh trầm tích đáy ở điểm 5                                                   Ảnh cát mịn ở điểm 8     

 

    Về sinh cảnh đáy

     Hai chuyên gia với sự hỗ trợ của thiết bị lặn SCUBA đã lặn quay phim nền đáy. Tại 5 khu vực, các thợ lặn bơi chậm cách đáy khoảng 1 m theo 4 cạnh hình vuông với mỗi cạnh khoảng 10 m, vừa di chuyển vừa quay phim nền đáy. Tổng diện tích đánh giá tại mỗi điểm khoảng 80 m2

     Xử lý tư liệu cho thấy đây là sinh cảnh đáy mềm, khá nghèo sinh vật đáy có kích thước lớn, có một số ít bụi rong, cua ký cư, ốc, huệ biển và không phát hiện san hô và cỏ biển.

     Về sinh vật đáy nhỏ trong trầm tích

     Mẫu sinh vật đáy được thu bằng cuốc trầm tích tại 5 điểm gồm điểm 1, 2, 3, 4, 5 (có tọa độ như tại bảng nêu trên). Tại mỗi điểm đã thu 3 mẫu và mỗi mẫu thu một cuốc. Mẫu được rây qua lưới có kích thước mắt lưới là 0,5 x 0,5 mm để thu tất cả các nhóm sinh vật. Sau đó, mẫu được cố định bằng formalin 5% và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

     Như vậy, kết quả phân tích sơ bộ sinh vật đáy nhỏ có trong mẫu trầm tích cho thấy có sự hiện diện của cả 4 nhóm động vật đáy chính gồm giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác và da gai. Trong nhóm thân mềm đã ghi nhận một mẫu với kích thước nhỏ của loài móng tay - là đối tượng được khai thác làm thực phẩm.

 

Trần Hương (Theo Vea)

Ý kiến của bạn