Giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở khai thác chế biến đá vừa và nhỏ
15/09/2015
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì vậy, ngành khai thác, chế biến đá dân dụng và công nghiệp khai thác chế biến ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung ở những vùng có nguồn tài nguyên phong phú như: Hải Phòng, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa… Các mỏ khai thác chế biến đá tập trung chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, theo thống kê của Bộ LĐ, TB&XH, các cơ sở DN khai thác đá chủ yếu là quy mô nhỏ, loại hình DN tư nhân, hộ gia đình, công nghệ khai thác thủ công kết hợp cơ giới ở mức độ thấp.
Ngành khai thác chế biến đá là ngành có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), luôn đứng tốp đầu trong ngành về số vụ TNLĐ. Số vụ TNLĐ gây chết người nghiêm trọng và số người bị mắc BNN trong lĩnh vực khai thác đá chiếm 5 - 6% tổng số BNN của cả nước, [5] đây là một trong những ngành có số BNN cao.
Với đặc thù riêng biệt, các quá trình khai thác và chế biến ở ngoài trời, ở các vùng địa lý khác nhau, công cụ lao động đơn giản, ngoài việc đảm bảo tiến độ của công việc thì việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, phòng tránh các nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN là một mục tiêu được đặt ra thường xuyên. Người lao động thường xuyên gặp nguy hiểm khi tiến hành các hoạt động khai thác ở trên cao, vách thẳng đứng với những tư thế gò bó, không thoải mái, vệ sinh không đảm bảo, ô nhiễm môi trường.[1][5][6]
Riêng khu vực khai thác chế biến đá, ngay cả các DN, cơ sở khai thác chế biến đá được cấp phép khai thác cũng có trên 50% số DN vi phạm các quy định về ATVSLĐ, ở đây chưa tính đến các cơ sở khai thác đá không được cấp phép.
Nghiên cứu đã đề ra các giải pháp ATVSLĐ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu TNLĐ và BNN trong ngành khai thác chế biến đá tại Việt Nam.
Đặng Thìn Hùng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Đặng Kim Chi
Viện Khoa học và Công nghệ, Môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội
(Toàn văn đang trên Tạp chí Môi trường, số 9/2014)