Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 04/07/2024

Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Hàn Quốc

17/07/2023

    Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một nhân tố cần thiết, quan trọng để thúc đẩy và duy trì nền kinh tế tuần hoàn. Khái niệm này được kỳ vọng sẽ giải pháp quan trọng giúp giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải nhựa hiện nay. EPR được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để kiểm soát chất thải thải ra môi trường. Nói các khác, EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà mở rộng tới cả quản lý c hất thải sau tiêu dùng. Các nhà sản xuất thực hiện trách nhiệm thu hồi, phân loại, tái chế chai, hộp, lọ, túi, bao bì đóng gói sau khi sản phẩm bên trong đã được sử dụng hết. Việc quản lý chất thải sau tiêu dùng thuộc về nơi tạo ra chất thải là hoàn toàn hợp lý, thay vì là việc của Chính phủ như trước đây. Để hiểu rõ những quy định nêu trên tại Hàn Quốc, Tạp chí Môi trường có cuộc phỏng vấn ông Lee Jae Kwon - Trưởng đại diện KEITI tại Việt Nam.

Ông Lee Jae Kwon - Trưởng đại diện KEITI tại Việt Nam

 PV: Xin ông cho biết, EPR được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật của Hàn Quốc trong những năm qua?

Ông Lee Jae Kwon: Tại khoản 1 Điều 16 “Luật Tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy tái chế” của Hàn Quốc nêu rõ “Thông qua việc cải thiện nguyên liệu, cơ cấu và hệ thống thu gom ở giai đoạn sản xuất, giai đoạn lưu thông có thể thúc đẩy việc thu hồi, t ủa Hế; hoặc trong số các sản phẩm, bao bìao b tợng phế thải lớn phát sinh sau quá trình sử dụng thì chế thải ản xuất, nhập khẩu, phải thu hồi, tái chế… Đâ xuấ quy ấịnh này nằm trong danh mục sản phẩm tại pháph ệnh của Tổng thống. Cũng tại khoản 3 của điều luật này quy định những nhà sản xuất có nghĩa vụ tái chế phải nộp tiền phân chia tái chế cho Hiệp hội tương hỗ.

    Tổng hợp các điều khoản trên cho thấy, EPR của Hàn Quốc quy định nhà sản xuất sản phẩm hoặc nhà sản xuất sử dụng bao bì có nghĩa vụ tái chế lượng nhất định rác thải phát sinh do sản phẩm hoặc bao bì và thực hiện tái chế; trường hợp không trực tiếp tái chế thì nhà sản xuất phải đóng góp tài chính, chi phí để thực hiện việc tái chế. Quy  ịnh EPR tại Hàn Quốc được chỉnh sửa, bổ sung từ quy Hịnh ký quỹ tiền gửi được thi hành từ năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2003, với trọng tâm là hệ thống tái chế.

PV: Xin ông cho biết một số quy định cụ thể nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ, quy trình hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tái chế, xử lý chất thải như thế nào tại Hàn Quốc?

Ông Lee Jae Kwon: Hàng năm, Bộ Môi trường Hàn Quốc đều sửa đổi các quy định xử lý công việc, tiền trợ cấp Chính phủ và thực hiện việc hỗ trợ tài chính. Quy định dựa trên những Luật chính trong lĩnh vực quản lý rác thải như “Luật Quản lý rác thải”, “Luật Cơ sở tuần hoàn tài nguyên” và Luật về trợ cấp như “Luật Quản lý tiền trợ cấp”, “Quy định quản lý tổng hợp tiền trợ cấp Chính phủ”, quy định cụ thể về tỷ lệ hỗ trợ giữa ngân sách Chính phủ và ngân sách địa phương cho từng cơ sở xử lý rác thải như cơ sở đốt rác, cơ sở tổng hợp khí biogas từ rác hữu cơ, cơ sở phân loại công cộng thông thường, cơ sở chôn lấp, xây dựng vùng năng lượng thân thiện môi trường, cơ sở xử lý tổng hợp rác vùng nông ngư nghiệp…

    Quy định này không chỉ áp dụng với những dự án được thực hiện từ ngân sách của chính quyền địa phương mà còn áp dụng cho các dự án do tư nhân trực tiếp đầu tư và vận hành các cơ sở. Năm 2023, Quy định được sửa đổi, mở rộng thêm đối tượng được nhận trợ cấp Chính phủ là các cơ sở tiền xử lý để giảm tỷ lệ chôn lấp về 0, cơ sở phân loại rác thải sinh hoạt tái chế tại công trường xây dựng có lượng rác phát sinh dưới 5 tấn để nâng cao việc tái chế rác thải sinh hoạt, quy định thể hiện rõ những nỗ lực không ngừng của chính phủ Hàn Quốc để thúc đẩy việc tuần hoàn tài nguyên.

    Với cơ chế EPR, sẽ có tiền phân chia tái chế được nộp cộng đồng tái chế chất thải. Tiền này khoảng 200 tỷ won mỗi năm thông qua Cơ quan Hỗ trợ Lưu thông tài nguyên tuần hoàn Hàn Quốc và hỗ trợ cho các đơn vị tái chế dựa vào khối lượng tái chế.

PV: Những thuận lợi và khó khăn gì khi bắt tay triển khai nội dung này tại Hàn Quốc?

Ông Lee Jae Kwon: Hàn Quốc khác với các quốc gia châu Âu và Nhật Bản là thi hành quy định thu phí rác thải theo khối lượng từ trước đó, thông qua chế độ trách nhiệm tái chế của người tiêu dùng. Theo đó, chế độ trách nhiệm tái chế của người tiêu dùng, xây dựng hệ thống dễ dàng phân loại các rác thải có thể tái chế. Và để hoàn thiện hơn chế độ này, EPR đã được áp dụng để nâng cao năng lực tái chế từ khâu phân loại cho đến khâu tái chế. Khi thi hành EPR kết hợp với trách nhiệm tái chế của người tiêu dùng triển khai trước đó không chỉ giúp nhà sản xuất tránh được việc phải trả chi phí hai lần cho việc thu gom và xử lý rác thải, tạo sự cân bằng về việc chia sẻ trách nhiệm giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ngoài ra, quy định EPR còn tạo ra những hiệu quả về việc làm, hiệu quả về kinh tế (các khoản tiết kiệm chi phí chôn lấp, chi phí xử lý đốt rác).

    Tuy nhiên, quy định đó không chỉ có những mặt tích cực. Nếu thực thi quy định EPR một cách không triệt để sẽ làm cho tăng trưởng của thị trường tái chế bị kém ổn định, trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và thu hẹp việc phát triển công nghệ của các chủ thể trong thị trường đó. Ngoài ra danh mục thực hiện EPR như bao bì giấy, nhựa tổng hợp, đồ gia dụng, sản phẩm huỳnh quang… cũng có những kết quả thực hiện tái chế với mức chênh nhau khá lớn nên cũng là điểm hạn chế làm gia tăng sự bất ổn định trong thị trường tái chế. Có thể kết luận, để thúc đẩy tăng trưởng tái chế ở đều từng hạng mục, điều quan trọng nhất vẫn là việc hỗ trợ phát triển công nghệ và xây dựng chính sách phù hợp của Chính phủ.

PV: Cơ chế tổ chức vận hành, giám sát thực hiện EPR như thế nào để phát huy hiệu quả, đúng đối tượng và mục đích đặt ra, thưa ông?

Ông Lee Jae Kwon: Để vận hành quy định EPR, cần phân chia vai trò của người tiêu dùng, chính quyền địa phương, nhà sản xuất, Hiệp hội tương hỗ, các Bộ/ngành, cơ quan Chính phủ. Đầu tiên, người tiêu dùng phải thực hiện việc phân loại các sản phẩm tái chế trước khi vứt bỏ, các chính quyền địa phương có hình thức phạt những người vi phạm và giám sát để người dân tuân thủ quy định. Người sản xuất có nghĩa vụ bắt buộc tái chế thì phải thi hành nghĩa vụ thu hồi và tái sử dụng các sản phẩm tái chế theo Điều 16 “Luật Tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy tái chế”. Ngoài ra, các Hiệp hội tương hỗ dự án tái chế theo từng nguyên liệu cũng cần quản lý chặt chẽ nguồn tiền phân chia tái chế để thực hiện cộng đồng chung tái chế theo nghĩa vụ căn cứ vào điều Luật nêu trên.

    Đồng thời, cần có các cơ quan Chính phủ (Hàn Quốc là Cơ quan Môi trường Hàn Quốc) phụ trách hành chính liên quan đến việc tuân thủ quy định như việc nhận các báo cáo nghĩa vụ thu hồi tái chế, kết quả tái chế của từng nhà sản xuất, Bộ Môi trường Hàn Quốc phụ trách về toàn bộ quá trình EPR như việc xây dựng, sửa đổi Luật, thông báo danh sách tái chế, thành lập Hiệp hội tương hỗ…

    Chế độ EPR được tiến hành theo trình tự sau: (1) Thông báo tỷ lệ nghĩa vụ tái sử dụng của từng loại sản phẩm (Bộ Môi trường Hàn Quốc thông báo vào tháng 12 năm trước đó); (2) Nộp và phê duyệt kế hoạch nghĩa vụ thu hồi và tái chế (Tháng 1~2 cùng năm, nhà sản xuất↔Cơ quan Môi trường Hàn Quốc); (3) Thực thi nghĩa vụ tái chế (Từ tháng 1-12 cùng năm, nhà sản xuất); (4) Nộp báo cáo số lượng và kết quả sản phẩm đối tượng nghĩa vụ tái chế (Thực hiện vào tháng 4 năm sau đó); (5) Thông báo tiền phí tái chế (Thực hiện vào tháng 7 năm sau, Hiệp hội tương hỗ); (6) Nộp tiền phí tái chế (Thực hiện vào tháng 8 năm sau). Nhà sản xuất có nghĩa vụ tái chế, Hiệp hội tương hỗ, Cơ quan Môi trường Hàn Quốc phối hợp và giám sát lẫn nhau theo quy trình như trên.

PV: Để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, ông có chia sẻ kinh nghiệm gì của Hàn Quốc để Việt Nam có thể học tập, tham khảo trong thời gian tới?

Ông Lee Jae Kwon: Kinh tế tuần hoàn là khái niệm để thay đổi “Kinh tế tuyến tính” đang sử dụng rất nhiều tài nguyên và tạo ra rác thải. Để tạo ra kinh tế tuần hoàn không bỏ phí tài nguyên và tiếp tục tái sử dụng thì không chỉ dừng lại ở việc tái chế một hai lần. Do đó, cần phải liên tục sử dụng lại nhiều lần nguyên liệu tái sinh. Để làm được như vậy, nguyên liệu tái sinh phải có chất lượng tốt và phải duy trì ổn định chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thu hồi và tái chế, Chính phủ đều phải nỗ lực tham gia để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng kinh tế tuần hoàn không chỉ nên vận hành như một “nguyên lý kinh tế”.

    Mô hình công nghiệp đang dần thay đổi để ứng phó với biến đổi khí hậu đang xảy ra trên toàn thế giới. Việc sử dụng nguyên liệu tái sinh cũng trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp. Trên thực thế châu Âu (EU) đã xây dựng kế hoạch đến năm 2030 thì tỷ lệ sử dụng bắt buộc nguyên liệu tái sinh là 30%. Nó cũng đồng nghĩa với việc nếu các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn xuất khẩu sản phẩm sang các nước EU cũng bắt buộc phải sử dụng 30% nguyên liệu tái sinh. Trong tương lai, việc sử dụng nguyên liệu tái sinh không phải là lựa chọn mà trở thành một điều hiển nhiên. Dù muốn hay không, việc cung cấp ổn định nguyên liệu tái sinh chất lượng tốt sẽ trở thành năng lực cạnh tranh cho nền công nghiệp và trở thành yếu tố quyết định của kinh tế tuần hoàn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, vì thế để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn thì cần thay đổi chính sách và môi trường ngành công nghiệp.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn.

 Nam Hưng (Thực hiện)

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 6/2023)

Ý kiến của bạn