Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 04/07/2024

Thành phần loài động vật phù du vịnh Đà Nẵng

28/12/2023

Tóm tắt:

    Tại vùng biển vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 53 loài thuộc 31 chi, 24 họ, 10 bộ, 7 lớp và 4 ngành, trong đó, ngành Chân khớp (Athropoda) có số loài nhiều nhất với 46 loài chiếm tỷ lệ 86,79%, tiếp đến là ngành Hàm tơ (Chaetonatha) có 4 loài chiếm tỷ lệ 7,55%, ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 loài chiếm tỷ lệ 3,77% và ngành Giun đốt (Annelida) có 01 loài, chiếm tỷ lệ 1,89%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 36 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 185 có 53 loài, tiếp đến là trạm ĐVPD 182 có 52 loài; tiếp đến là trạm ĐVPD 188 có số lượng 51 loài, các trạm có số lượng 50 loài là trạm ĐVPD 193 và trạm ĐVPD 204; số lượng loài thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 24 có 21 loài, tiếp theo là các trạm ĐVPD 26, ĐVPD 32, ĐVPD 47, ĐVPD 51, ĐVPD 129 có 22 loài, các trạm ĐVPD 7, ĐVPD 13, ĐVPD 31, ĐVPD 40, ĐVPD 41, ĐVPD 50 có 23 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 24 - 49 loài. Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Evadne nordmani (Loven, 1836) có tần suất xuất hiện cao nhất là 216/250, tiếp đến là loài Conchoecia imbricata (Brady, 1880) có tần suất xuất hiện là 214/250; thấp nhất là loài Sagitta minima (Grassi, 1881) có tần suất xuất hiện là 66/250 và loài Sagitta neglecta (Aida, 1897) có tần suất xuất hiện là 85/250; tần suất xuất hiện trung bình là 172/250. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này có mức độ đa dạng sinh học thấp, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H’ = 1,9).

Từ khóa: Động vật phù du, đa dạng sinh học, vịnh Đà Nẵng.

Ngày nhận: 1/11/2023; Sửa chữa: 19/12/2023; Duyệt đăng: 21/12/2023.

 

Species composition of zooplankton of Da Nang Bay

Abstract:

    In Da Nang Bay area, a total of 53 species belonging to 31 genera, 24 families, 10 orders, 7 classes and 4 phyla have been identified, of which, Athropoda has the largest number of species with 46 species accounting for 86.79%, followed by Chaetonatha with 4 species accounting for 7.55%, the molluscum phylum (Mollusca) has 2 species accounting for 3.77% and the phylum Annelida has 01 species, accounting for 1.89%. In terms of distribution, on average, each station appears more than 36 species, of which the most is at the ĐVPD 185 sample station with 53 species, followed by the ĐVPD 182 with 52 species; followed by ĐVPD 188 with the number of 51 species, the stations with the number of 50 species are ĐVPD 193 and ĐVPD 204; ; the lowest number of species is at ĐVPD 24 with 21 species, followed by ĐVPD 26, ĐVPD 32, ĐVPD 47, ĐVPD 51, ĐVPD 129 with 22 species, sample stations ĐVPD 7, ĐVPD 13, ĐVPD 31, ĐVPD 40, ĐVPD 41, ĐVPD 50 with 23 species, the rest of the stations mostly appear from 24-49 species. Evadne nordmani (Loven, 1836) had the highest occurrence frequency of 216/250, followed by Conchoecia imbricata (Brady, 1880) with an occurrence frequency of 214/250; the lowest are Sagitta minima (Grassi, 1881) with an occurrence frequency of 66/250 and Sagitta neglecta (Aida, 1897) with an occurrence frequency of 85/250; The average occurrence frequency was 172/250. The results of the biodiversity index calculation show that this area has a low level of biodiversity, less diverse and rich species composition (H' = 1.9).

Keywords: Zooplanton, biodiversity, Da Nang Bay.

JEL Classifications: O13, Q57, P48.

1. Mở đầu

    Động vật phù du (ĐVPD) là những động vật sống trôi nổi và có khả năng bơi kém, có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc dạng đa bào với kích thước từ vài micron đến và centimet [1]. ĐVPD đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học động vật của hệ sinh thái biển, chúng bao gồm hầu hết các đại diện của các nhóm động vật ở các bậc phân loại (taxon) của giới động vật và xuất hiện hầu như ở tất cả các loại môi trường sống ở nước dưới 2 dạng: Sinh vật có vòng đời sống hoàn toàn trong cột nước (holoplankton) và sinh vật chỉ có một giai đoạn nào đó trong vòng đời sống trôi nổi trong cột nước (meroplankton). Với sự phong phú và đa dạng của động vật phù du trong cột nước, chúng đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển năng lượng từ các sinh vật sản xuất (tảo, rong biển…) đến các bậc dinh dưỡng cao hơn trong hệ sinh thái biển. Do đó, sự xuất hiện và mật độ của ĐVPD có ảnh hưởng đến nguồn lợi nghề cá ở các thủy vực là nơi mà các loài cá thường chọn để sinh sản - nơi mà con non của chúng có đầy đủ nguồn thức ăn để tồn tại và phát triển [2].

    Vùng biển của TP. Đà Nẵng ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du... Thành phần sinh vật đáy rạn san hô đã ghi nhận ở bắc Hải Vân và Hòn Sơn Trà gồm 103 loài rong, 33 loài giun, 60 loài giáp xác, 12 loài da gai [3]. Vịnh Đà Nẵng được bao bọc bởi hai dãy núi Hải Vân và Sơn Trà, thuộc địa phận các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà của TP. Đà Nẵng, có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, có vị thế đặc biệt quan trọng với tài nguyên biển và an ninh quốc phòng trong khu vực [4] [5]. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch, dịch vụ… Tuy nhiên, các hoạt động này cũng xả các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, suy thoái cảnh quan và tài nguyên trong vịnh [6] [7]. Đã có nhiều nghiên cứu về sinh vật biển tại vịnh Đà Nẵng từ trước đến nay như của Nguyễn Thị Tường Vi và cs (2010) nghiên cứu về đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng [3]; của tác giả Nguyễn Đình Tứ và cs (2012) nghiên cứu về đáy không xương sống cỡ trung bình [8]; Trần Thị Lê Vân và cs (2018) tiến hành nghiên cứu về thực vật phù du [9]; Trương Sĩ Hải Trình và cs (2018) nghiên cứu về động vật phù du [10]... Bài báo sẽ góp phần đánh giá đa dạng loài, phân bố, tần suất xuất hiện và chỉ số sinh học của quần xã ĐVPD trong vịnh Đà Nẵng từ số liệu của chuyến khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 8/2022.

2. Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Số liệu sử dụng

    Số liệu sử dụng là kết quả phân tích mẫu nhóm động vật phù du thu được tại vùng biển vịnh Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng vào tháng 8/2022. Sơ đồ tuyến điều tra thu mẫu như Hình 1.

Hình 1: Sơ đồ tuyến thu mẫu động vật phù du

2.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu và xử lý mẫu: Mẫu động vật phù du được thu bằng lưới Juday hình chóp có đường kính miệng lưới 37 cm, đường kính mắt lưới 200 μm. Mẫu được thu bằng cách kéo bằng tay từ cách đáy 1 m đến tầng mặt. Mẫu thu được đựng trong lọ nhựa 500 ml và cố định bằng folmadehyd 5% [11].

+ Phương pháp phân tích định tính: Trong phòng thí nghiệm mẫu đƣợc rửa sạch bằng nước ngọt và loại bỏ rác bẩn. Mẫu được lọc qua rây có kích thước mắt lưới 500 µm và được chia làm hai phần: Phần mẫu nằm trên rây được chia thành các mẫu phụ tùy theo số lượng mẫu nhiều hay ít bằng bộ chia mẫu, phần mẫu phụ được đếm toàn bộ để phân loại và đếm số lượng cá thể. Toàn bộ quá trình đếm và phân tích mẫu động vật phù du sử dụng buồng đếm và kính hiển vi soi nổi MBC-1 [12].

+ Phương pháp định loại: Động vật phù du được định loại bằng phương pháp so sánh hình thái theo các tài liệu của [11,12,13].

    Xử lý số liệu định tính ĐVĐ được xử lý bằng phần mềm Excel Microsoft Office.

    Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon (H’): 

Trong đó:

    H’: Chỉ số đa dạng sinh học.

    ni: Là số lượng cá thể loài i trong ô nghiên cứu.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Thành phần loài, cấu trúc khu hệ động vật phù du      

    Trong đợt khảo sát thu mẫu vào tháng 8/2022 tại vịnh Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đã xác định được tổng số có 4 ngành, 7 lớp, 10 bộ, 24 họ, 31 chi và 53 loài [11], cụ thể như trong Bảng 1.

Bảng 1: Thành phần loài động vật phù du khu vực vịnh Đà Nẵng

TT

Ngành Annelida

ĐT

TSXH

1

Tomopteris elegans (Chun, 1887)

*

116

 

Ngành Chaetonatha

   

2

Sagitta crassa (Tokioka, 1938)

*

156

3

Sagitta minima (Grassi, 1881)

*

66

4

Sagitta neglecta (Aida, 1897 )

*

85

5

Sagitta robusta (Doncaster, 1902)

*

142

 

Ngành Athropoda

   

6

Acartia erythraea (Giesbrecht, 1889)

*

167

7

Acartia negligens (Dana, 1849)

*

159

8

Acetes chinensis (Hansen, 1919)

*

185

9

Acrocalanus gibber (Giesbrecht, 1888)

*

174

10

Acrocalanus gracilis (Giesbrecht, 1888)

*

155

11

Calanopia thompsoni (Scott A., 1909)

*

179

12

Candacia bipinnata (Giesbrecht, 1889)

*

170

13

Candacia brady (Scott A., 1902)

*

162

14

Candacia truncata (Dana, 1849)

*

173

15

Centropages furcatus (Dana, 1849)

*

195

16

Centropages orsini (Giesbrecht, 1889)

*

145

17

Clausocalanus arcuicornis (Dana, 1849)

*

139

18

Clausocalanus furcatus (Brady, 1883)

*

144

19

Clytemnestra scultellata (Dana, 1847)

*

199

20

Conchoecia elegans (G.O.Sars, 1866)

*

183

21

Conchoecia imbricata (Brady, 1880)

*

214

22

Conchoecia procera (Müller, 1894)

*

161

23

Corycaeus asiaticus (Dahl F., 1894)

*

195

24

Corycaeus longistilis (Dana, 1849)

*

187

25

Corycaeus speciosus (Dana, 1849)

*

185

26

Eucalanus pseudodattenuatus (Sewell, 1947)

*

146

27

Eucalanus subcrassus (Giesbrecht, 1888)

*

197

28

Eurytemora pacifica (Sato, 1913)

*

182

29

Evadne nordmani (Loven, 1836)

*

216

30

Labidocera bipinnata (Tanaka, 1936)

*

179

31

Labidocera euchaeta (Giesbrecht, 1889)

*

179

32

Lucifer hanseni (Nobili, 1905)

*

192

33

Lucifer typus (H.Milne Edwards, 1837)

*

197

34

Macrocetella gracilis (Dana, 1847)

*

193

35

Metacalanus aurivillii (Cleve, 1901)

*

197

36

Oithona brevicornis (Giesbrecht, 1891))

*

178

37

Oithona fallax (Farran, 1913)

*

170

38

Oithona nana (Giesbrecht, 1893)

*

175

39

Oithona similis (Claus, 1866)

*

155

40

Oithona simplex (Farran, 1913)

*

165

41

Oncaea conifera (Giesbrecht, 1891))

*

174

42

Oncaea media (Giesbrecht, 1891)

*

176

43

Oncaea ornata (Giesbrecht, 1891))

*

188

44

Paracalanus gracilis (Chen & Zhang, 1965)

*

194

45

Pontella spinicauda (Mori, 1937)

*

188

46

Pontellina plumata (Dana, 1849)

*

191

47

Pontellopsis yamadae (Mori, 1937)

*

137

48

Pseudeuphausia latifrons (G.O.Sars, 1883)

*

204

49

Saphirina intestinata (Giesbrecht, 1891))

*

195

50

Temora stylifera (Dana, 1849)

*

195

51

Tortanus forcipatus (Giesbrecht, 1889)

*

200

 

Ngành Mollusca

   

52

Creseis virgula (Rang, 1828)

*

174

53

Limacina inflata (d’Orbigny, 1834)

*

183

    Qua bảng trên cho thấy, ngành Chân khớp (Athropoda) có số loài nhiều nhất với 46 loài chiếm tỷ lệ 86,79%, tiếp đến là ngành Hàm tơ (Chaetonatha) có 4 loài chiếm tỷ lệ 7,55%, ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 loài chiếm tỷ lệ 3,77% và ngành Giun đốt (Annelida) có 01 loài, chiếm tỷ lệ 1,89%, chi tiết như trong Hình 2.

  

Hình 2: Tỷ lệ các ngành động vật phù du vịnh Đà Nẵng tháng 8/2022

    So sánh với kết quả nghiên cứu của các khu vực khác như vùng biển Khánh Hòa đã ghi nhận được 140 loài thuộc 15 nhóm động vật phù du [11]; vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu đã tìm thấy 246 loài động vật phù du, trong đó: Nhóm giáp xác chân mái chèo (Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%); kế đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) (60 loài, chiếm 24,39%); trùng bánh xe (Rotatoria) (31 loài, chiếm 12,60%); giáp xác râu ngành (Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các Nhóm động vật nổi còn lại có từ 2 - 6 loài, chiếm 0,81-2,44% [12] và đặc biệt là tại vùng biển ven bờ bán đảo Sơn trà, Đà nẵng vào mùa khô năm 2016 đã ghi nhận 112 loài thuộc 11 nhóm động vật phù du [10] cho thấy khu hệ động vật phù du khu vực vịnh Đà Nẵng tại thời điểm tháng 8/2022 có thành phần loài kém phong phú.

    Về cấu trúc khu hệ cho thấy, ngành Chân khớp (Athropoda) có 46 loài thuộc 20 họ, trong đó họ Oithonidae có số loài nhiều nhất là 8 loài chiếm tỷ lệ 17,39%, tiếp đến là họ Pontellidae có số loài là 6 loài chiếm tỷ lệ 13,04%, tiếp theo là họ Corycaeidae có 4 loài chiếm tỷ lệ 8,7 %, còn lại các họ có từ 1-3 loài, cụ thể như hình 3 dưới đây. Trong số 27 chi, chi Oithona có số loài nhiều nhất là 5 loài, tiếp đến là chi Corycaeus có 4 loài, chi Oncaea và chi Candacia có 3 loài, các chi còn lại có từ 1 - 2 loài.

Hình 3: Tỷ lệ các họ trong ngành Chân khớp

    Ngành Hàm tơ (Chaetonatha) có 4 loài thuộc họ Sagittidae và chi Sagitta; ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 loài thuộc 2 họ là họ Limacinidae, Creseidae và 2 chi là Limacina và chi Creseis và ngành Giun đốt (Annelida) có 1 loài thuộc họ Tomopteridae và chi Tomopteris.

3.2. Phân bố và tần suất xuất hiện động vật phù du khu vực nghiên cứu

    Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 36 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 185 có 53 loài, tiếp đến là trạm ĐVPD 182 có 52 loài; tiếp đến là trạm ĐVPD 188 có số lượng 51 loài, các trạm có số lượng 50 loài là trạm ĐVPD 193 và trạm ĐVPD 204; số lượng loài thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 24 có 21 loài, tiếp theo là các trạm ĐVPD 26, ĐVPD 32, ĐVPD 47, ĐVPD 51, ĐVPD 129 có 22 loài, các trạm ĐVPD 07, ĐVPD 13, ĐVPD 31, ĐVPD 40, ĐVPD 41, ĐVPD 50 có 23 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 24-49 loài.

    Về tần suất xuất hiện: Bảng 1 cho thấy loài Evadne nordmani (Loven, 1836) có tần suất xuất hiện cao nhất là 216/250, tiếp đến là loài Conchoecia imbricata (Brady, 1880) có tần suất xuất hiện là 214/250; thấp nhất là loài Sagitta minima (Grassi, 1881) có tần suất xuất hiện là 66/250 và loài Sagitta neglecta (Aida, 1897) có tần suất xuất hiện là 85/250; tần suất xuất hiện trung bình là 172/250.

3.3. Đa dạng sinh học động vật đáy khu vực nghiên cứu

    Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này có mức độ đa dạng sinh học thấp, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H = 1,9).

4. Kết luận

    Tại vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 53 loài thuộc 31 chi, 24 họ, 10 bộ, 7 lớp và 4 ngành, trong đó, ngành Chân khớp (Athropoda) có số loài nhiều nhất với 46 loài chiếm tỷ lệ 86,79%, tiếp đến là ngành Hàm tơ (Chaetonatha) có 4 loài chiếm tỷ lệ 7,55%, ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 loài chiếm tỷ lệ 3,77% và ngành Giun đốt (Annelida) có 1 loài, chiếm tỷ lệ 1,89%.

    Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 36 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 185 có 53 loài, tiếp đến là trạm ĐVPD 182 có 52 loài; tiếp đến là trạm ĐVPD 188 có số lượng 51 loài, các trạm có số lượng 50 loài là trạm ĐVPD 193 và trạm ĐVPD 204; số lượng loài thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 24 có 21 loài, tiếp theo là các trạm ĐVPD 26, ĐVPD 32, ĐVPD 47, ĐVPD 51, ĐVPD 129 có 22 loài, các trạm ĐVPD 07, ĐVPD 13, ĐVPD 31, ĐVPD 40, ĐVPD 41, ĐVPD 50 có 23 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 24 - 49 loài.

    Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Evadne nordmani (Loven, 1836) có tần suất xuất hiện cao nhất là 216/250, tiếp đến là loài Conchoecia imbricata (Brady, 1880) có tần suất xuất hiện là 214/250; thấp nhất là loài Sagitta minima (Grassi, 1881) có tần suất xuất hiện là 66/250 và loài Sagitta neglecta (Aida, 1897) có tần suất xuất hiện là 85/250; tần suất xuất hiện trung bình là 172/250.

    Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này có mức độ đa dạng sinh học thấp, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H = 1,9).

    Để tăng cường tính đa dạng sinh học, cần có biện pháp khoanh vùng bảo vệ, áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT vịnh Đà Nẵng, phân vùng khai thác sử dụng hợp lý.

    Cần nâng cao nhận thức, tuyên truyền thông tin tới cộng đồng dân cư địa phương và các bên liên quan về sự đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tại vịnh Đà Nẵng.

    Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả.

Mai Kiên Định1*, Nguyễn Hải Anh1, Nguyễn Hoàng Anh1, Dư Văn Toán1

1 Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt IV/2023)

Tài liệu tham khảo

1. Lalli, C., and Parsons, T. R., 1997. Biological oceanography: an introduction. Elsevier.

2. Nybakken, J. W., 1997. Plankton and Plankton Communities. In Marine biology: an ecological approach, 4th Edition. (Menlo Park, Calif: Addison Wesley Longman, Inc.), p. 481.

3. Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Văn Minh, Nguyễn Văn Khánh, (2010). Tổng quan về đa dạng sinh học ở TP. Đà Nẵng và một số định hướng bảo tồn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40).2010.

4. https://danang.gov.vn.

5. https://vi.wikipedia.org.

6. Báo cáo 387/BC-UBND Thành phố Đà nẵng ngày 9/12/2022 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

7. Báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng 2016-2020.

8. Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Vũ Thanh. Đa dạng sinh học quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (meiofauna) tại vịnh Đà nẵng và bán đảo Sơn trà. Năm 2012.

9. Trần Thị Lê Vân, Đoàn Như Hải, Phan Tấn Lượm, Nguyễn Thị Mai Anh, Trần Thị Minh Huệ, Huỳnh Thị Ngọc Duyên. Thực vật phù du vùng biển ven bờ Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Năm 2018.

10. Trương Sĩ Hải Trình, Nguyễn Tâm Vinh. Đa dạng sinh học động vật phù du vùng biển ven bờ bán đảo Sơn trà, Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Năm 2018.

11. Harris, R., Wiebe, P., Lenz, J., Skjoldal, H. R., and Huntley, M. (Eds.), 2000. ICES zooplankton methodology manual Elsevier.

12. Goswami, S. C., 2004. Zooplankton methodology, collection and identification.

13. Trương Sĩ Hải Trình, Nguyễn Tâm Vinh. Động vật phù du vùng nước trên các rạn san hô vùng biển Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 4A; 2017: 224-234. DOI: 10.15625/1859-3097/17/4A/13286. http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst.

Ý kiến của bạn