Banner trang chủ

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là động lực chính để giải quyết các vấn đề môi trường

12/04/2024

    Ngày 9/4/2024, tại Lausanne, Thụy Sĩ, Tetra Pak đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy cam kết giảm thiểu nhựa của các công ty thực phẩm và đồ uống bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đáp ứng nhu cầu về tính bền vững của người tiêu dùng là đông lực chính giúp giải quyết các vấn đề môi trường được đặt ra.

    Theo Liên hợp quốc, 36% tổng số nhựa sản xuất được sử dụng trong ngành công nghiệp bao bì. Trong những năm trở lại đây, nhựa không còn là vật liệu đóng gói được nhiều công ty thực phẩm và đồ uống ưa chuộng do ảnh hưởng từ các cam kết về việc giảm sự phụ thuộc vào nhựa, giảm giảm nhu cầu sử dụng bao bì nhựa trong vận chuyển thực phẩm; giảm lãng phí thực phẩm tại nhà máy F&B; giảm thiểu rác thải bao bì nhựa trong chuỗi giá trị F&B; cải thiện hậu cần trên toàn chuỗi giá trị.

    Trở lại nghiên cứu của Tetra Pak, một nửa trong số doanh nghiệp được khảo sát đã xác nhận, nhu cầu của người tiêu dùng là chất xúc tác chính thúc đẩy việc triển khai các giải pháp bền vững mới trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy, ý định mua hàng của 74% người tham gia khảo sát sẽ tăng nếu một thương hiệu nói về các chủ đề môi trường. Mặt khác, 42% số người tin rằng một “bao bì thân thiện với môi trường” xứng đáng có một mức giá cao hơn. Điều này đem đến cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống một lập luận đủ thuyết phục để áp dụng “mô hình kinh doanh xanh”, nhằm hạn chế tối đa việc giảm thiểu tác động môi trường.

77% doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững

    Cũng theo nghiên cứu trên, 77% doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận chi trả các chi phí liên quan khi thực hiện các giải pháp sản xuất và chế biến bền vững, bất chấp những thách thức về kinh tế vĩ mô mà ngành đang phải đối mặt. Thay đổi này chịu ảnh hưởng từ Hội nghị COP28, trong đó nhiều bên liên quan trong khu vực tư nhân cam kết thực hiện các mục tiêu và sáng kiến​​bền vững, bao gồm cả cách tiếp cận định hướng hành động của Tetra Pak đối với việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm.

65% công ty đã xácđịnh tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới, khẳng định vai trò quan trọng của sự đổi mới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.

    Bên cạnh đó, theo dự đoán, trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp là áp dụng các biện pháp cắt giảm các-bon trong hệ thống sản xuất thực phẩm sẽ tăng lên là 59%. Dựa trên khảo sát về sự đóng góp của các nhà cung cấp bao bì và chế biên, 65% doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Theo bà Lương Thanh Thư, Giám đốc phụ trách Bền vững tại Tetra Pak Việt Nam, Kết quả từ nghiên cứu này xác nhận sự thay đổi của người tiêu dùng hiện nay khi nói đến vấn đề môi trường. “Họ muốn các thương hiệu thực phẩm và đồ uống phải minh bạch, đáng tin cậy và tạo ra tác động tích cực. Bao bì bền vững không chỉ thân thiện với môi trường mà đó còn là cơ hội để các nhà sản xuất đồ uống kết nối với khách hàng theo những cách có ý nghĩa.”

Bà Lương Thanh Thư, Giám đốc phụ trách Bền vững tại Tetra Pak Việt Nam

    Bằng cách sử dụng vật liệu tái tạo, các thương hiệu có thể trở nên nổi bật trong một thị trường đông đúc và thu hút với những người quan tâm đến môi trường. “Tại Tetra Pak, chúng tôi đam mê tạo ra bao bì thực phẩm bền vững nhất có thể. Đó không chỉ là về kinh doanh; đó là cam kết của chúng tôi về bao bì có nguồn gốc rõ ràng, có thể tái chế và trung hòa carbon”, bà Thư chia sẻ thêm.

Hương Đỗ

Ý kiến của bạn