Banner trang chủ

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường

06/11/2014

     Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là tập đoàn kinh tế nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam với nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Vinacomin hiện có gần 80 đơn vị thành viên, trong đó trên 50 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh than và các loại khoáng sản; Sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hóa chất mỏ; Sửa chữa, lắp ráp xe tải, thiết bị mỏ, đóng tàu thủy. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Vinacomin phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung ở Quảng Ninh, vùng núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.

     Từ khi thành lập đến nay, sản xuất, kinh doanh của Vinacomin tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 21,8 %/năm. Năm 2014 doanh thu ước đạt 106.560 tỷ đồng (bằng 4,7 lần so với năm 2005); nộp ngân sách nhà nước đạt 13.000 tỷ đồng (bằng 9,2 lần so với năm 2005); lợi nhuận đạt 2.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 8.040 nghìn đồng/tháng.

 

Bảng 1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Vinacomin những năm gần đây

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị theo năm

2010

2011

2012

2013

Dự kiến 2014

1. Doanh thu

tỷ đồng

84.360

109.330

97.910

102.790

106.560

2. Nộp ngân sách

11.550

16.150

14.030

12.770

13.000

3. Lợi nhuận

8.660

8.630

3.470

3.050

2.000

4. Thu nhập bình quân

ng.đ/thg

7.240

8.220

7.610

7.960

8.040

Bảng 2. Chi phí cho công tác BVMT của Vinacomin những năm gần đây

Khoản mục

Giá trị theo năm (tỷ đồng)

2010

2011

2012

2013

Dự kiến 2014

1. Đầu tư công trình BVMT từ Quỹ Môi trường tập trung

322

494

636

642

662

2. Chi phí BVMT thường xuyên

245

286

282

294

328

Cộng

567

780

918

936

990

(Chi phí trên chưa tính vốn đầu tư các tuyến băng tải, đường sắt)

 

     Cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất, công tác BVMT luôn được Vinacomin quan tâm thực hiện. Tổng chi phí cho công tác BVMT hàng năm khoảng gần 1.000 tỷ đồng, trong đó 70% dành cho đầu tư các công trình BVMT, 30% dành cho các công việc BVMT thường xuyên. Tính đến nay, toàn Vinacomin đã xây dựng và đưa vào vận hành 38 trạm xử lý nước thải (XLNT) mỏ với tổng công suất 60 triệu m3/năm, dự kiến đến hết năm 2015 sẽ có 46 trạm XLNT với tổng công suất 80 triệu m3/năm; Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải nguy hại (CTNH) tại Quảng Ninh, công suất tái chế dầu thải 3.000 tấn/năm, tái chế ắc quy thải 1.000 tấn/năm, tái chế thùng phi chứa dầu 1.500 tấn/năm, đốt CTNH khác 3.500 tấn/năm; Xây dựng 21 tuyến đường vận chuyển chuyên dụng với tổng chiều dài 131 km, 4 tuyến băng tải với tổng chiều dài 15 km, 1 tuyến đường sắt dài 17 km thay thế ô tô vận chuyển than ngoài mỏ, 2 trạm rửa xe ô tô và 2 trạm rửa toa xe, 95 hệ thống phun sương dập bụi. Bên cạnh đó, Vinacomin đã tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trên 800 ha bãi thải, khai trường đã kết thúc; Nạo vét trên 20 hệ thống sông, suối thoát nước với tổng chiều dài 30 km; Xây dựng 12 đập chắn đất đá lớn tại chân các bãi thải.

 

Đập chắn đất đá Khe Rè, Cẩm Phả - Quảng Ninh

 

     Để đạt được những kết quả trên, Vinacomin đã xây dựng và tạo môi trường thuận lợi, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường (DNCNMT) làm lực lượng chủ lực, chuyên nghiệp thực hiện công tác BVMT như: Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin chuyên tư vấn trong lĩnh vực BVMT (quan trắc môi trường, lập ĐMC, ĐTM, Đề án cải thiện, phục hồi môi trường; Tư vấn đầu tư, thiết kế công trình BVMT; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế về BVMT). Doanh thu dịch vụ môi trường của Công ty đạt khoảng 30 tỷ đồng/năm; Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin có nhiệm vụ đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các công trình BVMT. Công ty đã xây dựng và hiện đang quản lý vận hành 38 trạm XLNT mỏ, 1 nhà máy xử lý CTNH, 4 trạm rửa xe ô tô và rửa toa xe… Doanh thu của Công ty đạt khoảng 500 tỷ đồng/năm; Công ty CP xây lắp môi trường Nhân cơ - Vinacomin có nhiệm vụ tương tự như Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin, hoạt động chủ yếu trong khu vực Tây Nguyên. Hiện Công ty đang ổn định tổ chức và thực hiện cải tạo phục hồi môi trường các khu vực khai thác bauxit.

 

Trạm XLNT Vàng Danh, Uông Bí - Quảng Ninh

 

     Bên cạnh đó, Vinacomin đã lập Quỹ Môi trường tập trung từ 1% chi phí sản xuất, tương ứng 600 - 700 tỷ đồng/năm cho đầu tư các công trình BVMT; Cho phép các đơn vị thành viên chi 0,5% chi phí sản xuất, tương ứng 300 - 350 tỷ đồng/năm vào việc thực hiện các công tác BVMT thường xuyên. Qua đó tạo ra nguồn vốn, công việc cho các DNCNMT. Ngoài ra, Vinacomin đã xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các công trình BVMT (ưu tiên sử dụng dịch vụ nội bộ, phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị, giao việc trực tiếp theo năng lực...). Từ đó tạo điều kiện để các DNCNMT phát triển theo hướng chuyên môn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác BVMT.

 

Bảng 3. Dự kiến chi phí BVMT của Vinacomin giai đoạn năm 2015 - 2020

Khoản mục

Giá trị theo năm (tỷ đồng)

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1. Đầu tư công trình BVMT từ Quỹ Môi trường tập trung

750

780

800

830

860

880

2. Chi phí BVMT thường xuyên

380

410

430

450

470

490

Cộng

1.130

1.190

1.230

1.280

1.330

1.370

                                                                                                            

     Có thể nói, việc xây dựng và phát triển DNCNMT đã giúp Vinacomin có lực lượng để chủ động thực hiện các biện pháp BVMT, bước đầu khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường; Chất lượng môi trường, cảnh quan các khu vực có hoạt động khoáng sản của Vinacomin và các khu vực dân cư, đô thị lân cận đã được cải thiện, nâng cao một bước.

     Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng và nguyên vật liệu ngày càng tăng của nền kinh tế, Vinacomin sẽ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với tốc độ cao và để thực hiện tốt công tác BVMT, Vinacomin sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển các DNCNMT theo hướng: Tiếp tục xây dựng, phát triển các DNCNMT đã có trong Vinacomin và mở rộng ra các doanh nghiệp ngoài Vinacomin; Duy trì nguồn vốn cho công tác BVMT, duy trì các cơ chế đặc thù, tạo môi trường bền vững cho các DNCNMT phát triển; Tăng cường nghiên cứu khoa học, hợp tác trong nước và quốc tế để đổi mới công nghệ BVMT, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNCNMT. Đồng thời, cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải, khai trường đã kết thúc; Tiếp nhận quản lý để chuyển đổi sang mục đích kinh doanh khác thân thiện với môi trường (dịch vụ thể thao, nghỉ ngơi, du lịch, trồng rừng, cấp nước); Đầu tư xây dựng, quản lý duy tu, làm công tác vệ minh môi trường các tuyến đường chuyên dụng; Cải tạo, nạo vét hệ thống sông, suối thoát nước, xây dựng đập chắn đất đá...

 

Nguyễn Mạnh Điệp

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 10/2014

 

 

 

Ý kiến của bạn