Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 25/04/2024

Tác động của vận chuyển trầm tích đến tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long

15/09/2015

   Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, với tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới. ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành, có diện tích đất liền 39.712 km2 (chiếm 12,1% diện tích cả nước), có hải phận rộng trên 360 nghìn km2, dân số năm 2011 khoảng 17,4 triệu người (bằng 21% dân số cả nước).    Trong những năm gần đây, việc phát triển các nguồn năng lượng thủy điện trên các chi lưu, dòng chính của sông Mê Công và phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của các nước tiểu vùng sông Mê Công đã làm thay đổi trầm tích gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và các tài nguyên của ĐBSCL. Vì vậy, sử dụng bền vững và BVMT đối với ĐBSCL là nhiệm vụ cần được đặt ra và ưu tiên hàng đầu. Huỳnh Thị Mai, Trần Ngọc Cường và cộng sự Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 7 - 2015)
Ý kiến của bạn