Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

CropLife Châu Á hưởng ứng Chiến dịch Phá vỡ định kiến chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ

08/03/2022

    Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2022, CropLife Châu Á kêu gọi các đối tác trong chuỗi nông nghiệp và thực phẩm trên khắp Châu Á cùng tham gia chiến dịch #Phá vỡ định kiến (#BreakTheBias) để truyền thông và chung tay giải quyết các vấn đề về chênh lệch giới tính vẫn tồn tại trong khu vực. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại giữa phụ nữ và nam giới là một trở ngại không chi trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn mà còn đối với mục tiêu đạt được hệ thống lương thực bền vững.

    Trong một nghiên cứu do CropLife Châu Á hỗ trợ và Kynetec - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu về nông nghiệp và sức khỏe động vật  tiến hành trong năm 2021, có hơn 65% nữ nông dân đến từ các quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Á cho biết họ từng trải qua việc bị đối xử bất bình đẳng giới trong nông nghiệp. Tỉ lệ nông dân chia sẻ quan điểm này cao nhất đến từ Thái Lan (87%) và Indonesia (73%). Nông dân nữ tại Thái Lan và Indonesia cũng nhấn mạnh những khía cạnh bất bình đẳng chính mà họ phải đối mặt đó là thiếu khả năng tiếp cận vốn và công cụ sản xuất đầu vào. Ngoài ra, những nông dân ở Indonesia cũng cho rằng thiếu cơ hội tiếp cận công nghệ và đào tạo cũng là những hạn chế khác của phân biệt giới tính.

    Những phát hiện này cũng với các kết quả khác được phát hành trong Nghiên cứu khả năng phục hồi và bền vững của nông dân ASEAN năm 2021 - một sáng kiến ​​nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu nông dân trong khu vực đang đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong sản xuất lương thực như thế nào. Thông qua sáng kiến ​​này, Kynetec đã thực hiện khảo sát với 525 nông dân trồng ngô, lúa, hoa quả và rau màu trên khắp Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

    Tiến sĩ Tan Siang Hee, Giám đốc Điều hành của CropLife Châu Á cho biết: “Nếu không có nữ nông dân, nguồn cung thực phẩm an toàn và bền vững của châu Á sẽ không thể được đảm bảo… Mặc dù những nữ nông dân này đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống lương thực của khu vực, nhưng họ thường gặp bất lợi so với các đồng nghiệp nam về khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ và cơ hội. Việc đảm bảo các nữ nông dân trong khu vực của chúng ta được tạo điều kiện và trao quyền để phát huy hết tiềm năng của họ là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan trong chuỗi nông nghiệp và thực phẩm của Châu Á”.

    Khu vực Đông Nam Á có hơn 100 triệu nông dân canh tác quy mô nhỏ, và ngành nông nghiệp trung bình chiếm khoảng 26,7% lao động nữ trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể đang đánh giá thấp sự đóng góp của phụ nữ trong nông nghiệp vì công việc của họ không phải lúc nào cũng được ghi nhận đầy đủ trong các số liệu thống kê chính thức. Mặc dù phụ nữ được coi là trụ cột của nền kinh tế nông thôn, nhưng họ chỉ nhận được đất đai, tín dụng, các vật liệu sản xuất đầu vào tiên tiến như hạt giống và phân bón, chương trình đào tạo và thông tin ít hơn nhiều so với nam giới. Một trong những trọng tâm của Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) là cần đảm bảo rằng không có phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau, kể cả phụ nữ tại nông thôn, làm nông nghiệp.

    Việc trao quyền và đầu tư cho các nữ nông dân đã được chứng minh là làm tăng năng suất đáng kể, giảm đói và suy dinh dưỡng, đồng thời cải thiện sinh kế ở nông thôn - không chỉ cho phụ nữ mà cho tất cả người dân. Do văn hoá, sự phân biệt đối xử và thiếu sự công nhận vai trò trong sản xuất lương thực, phụ nữ thường không được tập huấn về các dịch vụ khuyến nông cũng như về giống cây trồng và công nghệ mới. Phần lớn các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự khác biệt về năng suất giữa nam giới và phụ nữ không phải do phụ nữ kém kỹ năng hơn mà do họ ít được tiếp cận với các yếu tố đầu vào như hạt giống, phân bón và công cụ canh tác cải tiến hơn. Khoảng cách về năng suất giữa nông dân nam và nữ trung bình khoảng 20 - 30%. Ý nghĩa của mức chênh lệch năng suất này sẽ là rất lớn, bởi nếu có thể cân bằng, tổng sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên 2,5 - 4% và giúp giảm đói cho 100 - 150 triệu người.

    Những kết quả khác trong Nghiên cứu về khả năng phục hồi và bền vững của nông dân ASEAN năm 2021 dự kiến ​​sẽ được công bố trong năm nay.

Phạm Đình

Ý kiến của bạn