Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Hiệu quả xử lý của bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

14/10/2022

    Tóm tắt

    Dựa vào yêu cầu kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng và thực tiễn kỹ thuật nuôi tuôi thẻ chân trắng mật độ cao, bộ lọc sinh học (biofilter) trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đã được nghiên cứu đề xuất. Các kết quả tính toán đã xác định được các thông số về cân bằng khối lượng tổng ammonia (TAN, total ammonia as nitrogen), chất rắn (TS, total solids), oxy hòa tan, kích thước bộ lọc biofilter và thời gian chảy của nước trong bộ lọc sinh học. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả xử lý là cao như loại bỏ H2S khoảng 97%, loại bỏ ammonia khoảng 86% - 99%, hiệu suất tăng nồng độ oxy hòa tan 70% - 77%.

    Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, nuôi mật độ cao, bộ lọc sinh học, tỉnh Trà Vinh.

    Nhận bài: Ngày 25/9/2022; Sửa chữa: Ngày 27/9/2022; Duyệt đăng: Ngày 29/9/2022

    1. Mở đầu

    Tôm thẻ chân trắng là một loài ngoại lai, chỉ được nuôi trong các hệ thống thâm canh (nuôi công nghiệp) và nếu nuôi tôm bằng mô hình công nghiệp mật độ cao thì mật độ thả có thể lên đến 200 - 500 con/m2 [1]. Ở tỉnh Trà Vinh [2], mật độ thả nuôi trung bình khoảng 227 con/m2, có một số khu vực nuôi với mật độ cao hơn như xã Long Vĩnh (trung bình 298 con/m2), xã Long Hữu và xã Hiệp Mỹ Tây (trung bình khoảng 241 con/m2). Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đòi hỏi phải trao đổi nuớc nhiều hơn so với nuôi tôm sú [1] và đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước quan trọng nhất. Thống kê về hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao [2, 3] đã cho thấy, lưu lượng nước cấp - thải khoảng 20 - 30% lượng nước nuôi/ngày (trung bình khoảng 28,7%). Với ao nuôi 1.000m2 thì lượng nước thải khoảng 200 - 300 m3/ngày. Như vậy, nếu chỉ tính 03 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh thì lượng nước thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao khoảng 659.080 - 988.620 m3/ngày trong thời gian xả thải trung bình 4 giờ/ngày. Để bảo đảm chất lượng nước nuôi tôm được gọi là “sạch” [2], ngoài việc nước được loại bỏ chất rắn lơ lửng (TSS) bằng cách lắng cơ học bằng các ao lắng thì còn được sử dụng một số hóa chất cho xử lý nước như thuốc tím để diệt khuẩn khoảng 4 kg/1.000m3 với tần suất 3 ngày/lần, TCCA diệt khuẩn khoảng 5 kg/1.000m3 với tần suất 5 ngày/lần, chất khoáng khoảng 10 kg/1.000m3 với tần suất 3 ngày/lần, thuốc kháng sinh khoảng 20 g/1.000m3 với tần suất 7 ngày/lần, EDTA khoảng 5 kg/1.000m2 với tần suất 5 ngày/lần. Việc xả thải liên tục nước từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao sẽ làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận và việc khai thác nước cấp liên tục sẽ góp phần làm giảm tài nguyên nước, do đó việc tái sử dụng nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là nhu cầu cần thiết của các trang trại nuôi tôm. Việc tuần hoàn, tái sử dụng nước sẽ giúp họ đảm bảo được nguồn nước, tiết kiệm kinh phí cho xử lý nước cấp ao nuôi và giảm thiểu các tác động môi trường. Một trong những giải pháp tái sử dụng nước hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản được khuyến cáo bởi Tổ chức Lương thực Thực phẩm Thế giới (FAO) [4] là sử dụng hệ thống tuần hoàn nước nuôi thủy sản (Recirculation Aquaculture System, RAS).

    Lợi ích của hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh từ bên ngoài đối với nuôi tôm chân trắng do đây là hệ thống khép kín và giảm lượng nước tiêu thụ. Với mức độ ô nhiễm cao và với thành phần chất ô nhiễm đa dạng trong nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì có thể khẳng định, nguồn ô nhiễm này là quan trọng và cần được xử lý hiệu quả. Một trong những giải pháp kỹ thuật được đề xuất nhằm xử lý hiệu quả và tái sử dụng tài nguyên nước ao nuôi tôm là tuần hoàn nước nuôi theo công nghệ RAS [5, 6], trong đó vai trò của bộ lọc sinh học (biofilter) là quan trọng. Bộ lọc sinh học, góp phần xử lý triệt để các ô nhiễm như hữu cơ (BOD5) và chất gây độc cho tôm (NH4-N, N-NO2). Chính do các chất thải chứa nitơ (ammonium và nitrite) là góp phần gây độc cho thủy sản, do đó việc xử lý các loại chất thải này là cần thiết. RAS nghĩa là sự tái chế, tuần hoàn nước thải từ quá trình nuôi thủy sản được quyết định bởi một chủng vi sinh vật trong nước.

    Mục đích của quy trình RAS là được xác định khá rõ ràng, ít trao đổi hơn có nghĩa là sử dụng nước hiệu quả hơn do đó RAS đang là xu hướng phát triển trong nuôi thủy sản, đặc biệt là tôm, cá. Do đó việc ứng dụng kỹ thuật RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao sẽ góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và giảm ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận.

    2. Vật liệu và phương pháp

    2.1. Vật liệu và mô hình thực nghiệm lọc sinh học

    Bộ lọc sinh học được sử dụng trong hệ thống RAS được nghiên cứu gồm 02 loại là lọc sinh học cố định và lọc sinh học di động. Tất cả các bộ lọc sinh học được thiết kế, lắp đặt và hoạt động chìm dưới nước theo hướng dẫn [4, 7]. Trong bộ lọc sinh học cố định, giá thể nhựa được cố định và nước chạy qua vật liệu lọc như một dòng chảy tầng để tiếp xúc với màng vi khuẩn. Trong bộ lọc sinh học di động, các giá thể nhựa di chuyển xung quanh nước bên trong bộ lọc sinh học bằng dòng điện được tạo ra bằng cách bơm không khí vào. Do sự chuyển động liên tục của giá thể nhựa, các bộ lọc tầng chuyển động có thể được tiếp xúc nhiều hơn so với các bộ lọc tầng cố định, do đó đạt tốc độ luân chuyển trên mỗi m3 bộ lọc sinh học cao hơn.

    Trong môi trường nước, các thành phần nitrogen vô cơ tồn tại ở các dạng NH4+-N và NH3-N (gọi chung là TAN), NO2-N, NO3-N. Các quá trình chuyển hóa chất thải sinh ra từ nuôi tôm diễn ra bao gồm, thành phần sufide được khử chuyển thành sulfate khi bị oxy hóa, quá trình khử Nitơ xảy ra là nhờ các vi khuẩn.

    Vi khuẩn Nitrosomones: Dị hóa amoniac (chưa là ion) thành nitrite.

    2 NH4+ + OH- + 3 O2 ⇒ 2 H+ + 2 NO2- + 4 H2O

    Vi khuẩn Nitrobacter: Oxy hóa nitrite thành nitrate

    2 NO2+ 1 O2 ⇒ 2 NO3

    Vi khuẩn Heterotrophic: Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học.

    Các thông số kỹ thuật của vật liệu lọc sinh học được thể hiện trong Bảng 1, các thông số kỹ thuật và sơ đồ bố trí bộ lọc sinh học trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là được thể hiện trong Bảng 2 và Hình 3.

    Bảng 1. Thông số kỹ thuật của vật liệu lọc sinh học và di động

STT

Thông số

Lọc sinh học cố định

Lọc sinh học di động

1

Xuất xứ

Đài Loan

Việt Nam

2

Vật liệu chế tạo

nylon powder & Polypropylene

Nhựa HDPE trắng

3

Kích thước

2000mm x 200mm

25 x 10mm

4

Số lỗ

-

19

5

Diện tích bề mặt (m2/m3)

250 - 350

450 - 550

6

Trọng lượng (kg/m3)

-

100

7

Độ rỗng xốp (%)

99

93 - 96

8

Áp suất làm việc (bar)

-

1 - 3

9

Nhiệt độ làm việc (0C)

5 - 45

5 - 55


Hình 1. Sơ đồ bố trí bộ lọc sinh học cố định kết hợp với bộ lọc di động

Bảng 2. Một số thông tin về mô hình thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

Độ sâu nước của ao nuôi (m)

1,20

Diện tích ao nuôi (m2)

1.560

Thể tích nước ao nuôi (m3)

1.872

Thời gian xả hàng ngày (giờ)

4

Tỷ lệ xả nước từ ao nuôi tôm (%)

26

Lưu lượng nước cấp-thải (m3/giờ)

122

 

    Các thông số để tính toán cân bằng vật chất liên quan đến thức ăn nuôi tôm trong vận hành bộ lọc sinh học (biofilter) như sau:

P.Oxy = − 0,50 kg mỗi kg thức ăn được tiêu thụ bởi cá, tôm.

P.CO2 = 1.375 gam tạo ra với mỗi gam O2 tiêu thụ.

P.TAN = F × PC × 0,092

P.solids = 0,25 × kg thức ăn cho vào (cơ sở chất khô; khoảng 0,20 đến 0,40).

Vận hành mô hình: sử dụng vi sinh vật hữu hiệu được phân lập từ nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao và hướng dẫn về sử dụng vi sinh vật trong hệ thống RAS [8].

Vi sinh vật cho quá trình oxy hóa ammonia và nitrite: Nitrosomonas Nitrobacter.

`Vi sinh vật xử lý chất hữu cơ: Streptomyces, LactobacillusBacillus, Saccharomyces.

`Cấp và duy trì vi sinh vật: được cấp bởi bộ phận cấp vi sinh vật nhỏ giọt, (mật độ 106 CFU/ml, tỷ lệ 30 lít/tuần).

`Vận hành: 30% được cấp bởi kênh cấp nước 70% nước được bơm từ mương lắng của bộ lọc cơ học. Hỗn hợp nước được trộn chung và cho chảy qua bộ lọc sinh học (biofilter) trước khi vào ao lắng. Tại ao lắng, nước lại được bơm vào mương dẫn và tuần hoàn trở lại bộ lọc sinh học (Hình 1).

`Thời gian vận hành: 2 đợt thử nghiệm liên tục trong 3 ngày, (3 ngày/đợt)

`2.2. Phương pháp tính toán các thông số của bộ lọc sinh học và đánh giá hiệu quả xử lý

`2.2.1. Tính toán các thông số của Biofilter

`Theo tài liệu hướng dẫn về thiết kế hệ thống RAS [9] và thực tế về mô hình thực nghiệm [2], phương pháp tính toán cân bằng khối lượng vật chất trong hệ thống RAS đơn giản được thực hiện như sau.

`a) Kích thước ao nuôi và khối lượng:

    b) Tính toán cân bằng khối lượng TAN:

    Tổng TAN từ quá trình nuôi = 0,05 x Tỷ lệ thức ăn x Hàm lượng protein trong thức ăn

    Nồng độ TAN mong muốn trong nước tuần hoàn:

    Sự Nitrat hóa thụ động (nếu 10% sẽ đạt yêu cầu): Chọn 10%

    TAN tồn tại sau Nitrat hóa thụ động:

    Khử Nitơ thụ động: Chọn 0%

    Nồng độ Nitrate cao nhất mong muốn: 10 mg/L

    Yêu cầu về nước bổ sung để duy trì nồng độ Nitrate:

    Hiệu quả của Biofilter đối với xử lý TAN:

    Chọn 

    Tốc độ dòng chảy để di chuyển TAN đạt nồng độ như mong muốn:

    c) Tính toán kích thước biofilter

    Tỷ lệ khử Nitơ ước lượng: 0,45 TAN/m2/ngày

    Yêu cầu diện tích bề mặt khử nitơ như tỷ lệ:

    Diện tích bề mặt của hệ thống khử nitơ:

    Tổng thể tích của hệ thống khử Nitơ:

    Độ sâu của hệ thống khử nitơ:

 

    Chu vi của Biofilter:

    d) Tính toán cân bằng khối lượng tổng chất rắn (TS):

    Ước lượng tỷ lệ % thức ăn thành chất thải rắn: Chọn 20% - 25% theo FCR.

    Chất rắn từ sản xuất:

    Nồng độ TSS mong muốn (giá trị ấn định): 

    Ước lượng tỷ lệ % thức ăn thành chất thải rắn: Tỷ lệ thức ăn biến thành chất rắn.

    Ước lượng tỷ lệ % được di chuyển bởi bẫy: 50%

    Chất thải rắn còn lại sau bẫy:

    Hiệu suất của hệ thống: được đặt tối thiểu 50%.

    Tỷ lệ dòng chảy để di chuyển SS đạt nồng độ như mong muốn:

    e) Tính toán cân bằng khối lượng oxygen:

    Oxygen được sử dụng/kg thức ăn: 30%

    Oxygen được sử dụng bởi thức ăn cho thêm:

    Nồng độ oxy hòa tan trong ao mong muốn (giá trị ấn định thấp nhất):

    Nồng độ oxy hòa tan được cung cấp cho ao nuôi (giá trị ấn định cao nhất):

    Oxygen sử dụng bởi quá trình khử Nitơ thụ động:

    Tổng oxygen được sử dụng:

    Tốc độ dòng chảy mong muốn:

    2.2.2. Tính toán toán hiệu quả của biofillter

    Hiệu suất của bộ lọc sinh học đối với từng thông số ô nhiễm trong hệ thống xử lý tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao được tính như sau:

    3. Kết quả và thảo luận

    3.1. Tính toán các thông số kỹ thuật của bộ lọc sinh học (biofilter)

    Các tính toán theo đề xuất [9] là được dựa vào thông tin và dữ liệu thực tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao như thể hiện trong Bảng 2 và kết quả khảo sát thực tế [2]. Ngoài ra, những thông tin này cũng được yêu cầu kiến thức thu được từ kinh nghiệm của người nuôi tôm. Kết quả tính toán các các thông số kỹ thuật của bộ lọc sinh học như sau:

    Bảng 3. Kết quả tính toán các thông số kỹ thuật của bộ lọc sinh học (biofilter)

STT

Thông số

Giá trị

Đơn vị

Nguồn dữ liệu

A. Kích thước ao nuôi và khối lượng

 

1

Độ sâu nước của ao nuôi

1,20

m

Kết quả khảo sát thực tế

2

Diện tích ao nuôi

1.560

m2

3

Thể tích nước ao nuôi

1.872

m3

4

Mật độ nuôi tối đa

3,63

kg/m3

5

Khối lượng tôm

6.799

kg/ao nuôi

6

Mật độ nuôi tôm

227

con/m2

7

Cân nặng tôm

29.952

gm/m2

8

Tỷ lệ thức ăn quy về % khối lượng tôm

0,0125

%

9

Tỷ lệ thức ăn

85

kg/ngày

B. Tính toán cân bằng khối lượng TAN

 

10

Hàm lượng protein trong thức ăn

38%

 

Giá trị thực tế

11

Tỷ lệ tổng TAN từ quá trình nuôi

1,61

kg/ngày

Được tính từ tỷ lệ thức ăn và hàm lượng protein trong thức ăn

12

Tỷ lệ % TAN từ thức ăn

0,019

%

Được tính từ tỷ lệ TAN trong quá trình nuôi với tỷ lệ thức ăn

13

Nồng độ TAN mong muốn trong nước tuần hoàn

1,00

mg/L

Mức nồng độ TAN trung bình trong ao nuôi tôm

14

Sự nitrat hóa thụ động

10

%

Giả thiết ở mức thấp nhất

15

TAN tồn tại sau nitrat hóa thụ động

1,45

L/ngày

Được tính từ tổng tỷ lệ TAN nuôi tôm và % nitrat thụ động

16

Khử ni tơ thụ động

0

%

Giả thiết là không xảy ra

17

Nồng độ nitrate cao nhất mong muốn

10

mg/L

QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1)

18

Yêu cầu về nước bổ sung để duy trì nồng độ nitrate

145.331

L/ngày

Tính toán khối lượng nước bổ sung cho phần thải vào kênh.

19

TAN có sẵn đến biofiter sau khi xử lý chất thải

1,31

kg/ngày

Được tính từ TAN tồn tại và TAN bổ sung

20

Hiệu quả của biofilter đối với xử lý TAN

50%

 

Giả thiết ở mức thấp 50%

21

Tốc độ dòng chảy để di chuyển TAN đạt nồng độ mong muốn

2.615.955

L/ngày

Được tính từ hiệu quả xử lý TAN  của biofilter

C. Tính toán kích thước biofilter

 

22

Tỷ lệ khử ni tơ ước lượng

45%

TAN/m2/ngày

Ước lượng 90% của hiệu suất biofilter

23

Yêu cầu diện tích bề mặt khử ni tơ như tỷ lệ

2.907

m2

Được tính từ tỷ lệ khử ni tơ ước lượng với TAN đi đến Biofilter

24

Diện tích bề mặt của hệ thống khử nitơ

300

m2/m3

Số liệu công bố của nhà sản xuất

25

Tổng thể tích của hệ thống khử nitơ

9,69

m3

Được tính từ yêu cầu của diện tích bề mặt với tỷ lệ diện tích bề mặt/thể tích của MBR.

26

Chi phí mỗi đơn vị của hệ thống khử nitơ

 

 

 

27

Chi phí hệ thống khử nitơ

 

 

 

28

Độ sâu của hệ thống khử nitơ

1,08

m

Tính bằng 90% độ sâu của ao nuôi

29

Thể tích/độ sâu ở vùng bề mặt

8,97

m2

 

30

Chu vi của biofilter - cố định.

9,20

m

Tính toán thực tế từ bộ biofilter cố định.

Chưa tính bộ biofilter di động

D. Tính toán cân bằng khối lượng TS

 

31

Ước lượng tỷ lệ % thức ăn thành chất thải rắn

25%

 

Được tính từ tỷ lệ thức ăn thừa đi vào nguồn nước

32

Chất rắn từ sản xuất

21,25

kg/ngày

Được tính từ tỷ lệ thức ăn thành chất rắn với khối lượng thức ăn.

33

Nồng độ TSS mong muốn

10

mg/L

50% giá trị thấp nhất QCVN 08-MT:2015/BTNMT

34

Ước lượng tỷ lệ % thức ăn thành chất thải rắn

50%

 

Giả thiết phân hủy thức ăn 50%

35

Ước lượng khối lượng chất rắn di chuyển bởi biofilter

10,62

kg/ngày

Ước tính từ chất rắn nuôi tôm với tỷ lệ chuyển hóa chất rắn

36

Chất thải rắn còn lại bộ biofilter

9,17

kg/ngày

Tính từ nồng độ TS với lưu lượng nước bổ sung và hiệu quả biofilter

37

Hiệu suất của hệ thống biofilter

50%

 

Giá trị ước lượng cho hiệu quả của hệ thống

38

Tỷ lệ dòng chảy để di chuyển TSS đạt nồng độ như mong muốn

1.834.058

1.274

L/ngày

L/phút

Được tính từ nồng độ TSS mong muốn, hiệu suất biofilter và lượng TS còn lại

E. Tính toán cân bằng khối lượng Oxygen

 

39

Lọc ngập nước (1=yes, 0=no)

0

 

Ao nuôi không sử dụng vùng đất ngập nước

40

Oxygen được sử dụng/kg thức ăn

30%

 

 

41

Oxygen được sử dụng bởi thức ăn cho thêm

25,50

kg/ngày

 

42

Nồng độ oxy hòa tan trong ao mong muốn

5,0

mg/L

 

43

Nồng độ oxy hòa tan được cung cấp cho ao nuôi

18,0

mg/L

 

44

Oxygen sử dụng bởi quá trình khử ni tơ thụ động

0,74

kg/ngày

 

45

Oxygen sử dụng cho khử ni tơ trong biofilter

-  ,00

kg/ngày

 

46

Tổng oxygen được sử dụng

26,2

kg/ngày

 

47

Tốc độ dòng chảy mong muốn

2018046

L/ngày

 

F. Tính toán dòng chảy qua Biofilter

 

1

Dòng chảy (Lít/phút)

1.401

 

2

Diện tích mặt cắt dòng chảy của Biofilter (m2)

4,08

 

3

Lưu lượng nước chảy qua mặt cắt (m3/phút)

1,401

 

4

Lưu lượng nước thải ra hàng ngày (m3/ngày)

513

 

5

Thời gian (X giờ)

2,47

 

    Như vậy: để hiệu suất hệ thống xử lý tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì cần bơm nước tuần hoàn với thời gian là 2,47 giờ.

    Thực tế, ao nuôi tôm luôn vận hành hệ thống bơm nước trong 04 giờ do đó, so với kết quả tính toán lý thuyết thì thời gian vận hành thực tế là đảm bảo.

    3.2. Vận hành mô hình cho ao nuôi tôm thực tế, tái sử dụng nước 70%

    Vận hành: nước kênh được bơm trực tiếp từ kênh cấp nước (30%) và từ bộ lọc cơ học (70%). Hỗn hợp nước được trộn chung tại mương dẫn (Hình 1) và cho chảy qua bộ lọc sinh học (biofilter) trước khi vào ao lắng. Tại ao lắng, nước lại được bơm tuần hoàn trở lại vào mương dẫn đến đến bộ lọc sinh học.

    Thời gian vận hành: 02 đợt thử nghiệm liên tục trong 03 ngày, (03 ngày/đợt)

    Bảng 4. Tổng hợp kết quả trung bình về đánh giá hiệu quả của bộ lọc sinh học (biofilter) trong hệ thống xử lý tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

STT

Thông số

Đơn vị

Vụ nuôi tôm 1

Vụ nuôi tôm 2

Trung bình

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

1

pH

-

7,18

7,33

7,46

7,66

7,41

2

Carbon dioxit (CO2)

mg/L

1,84

1,73

1,63

1,54

1,69

3

Tổng cứng

mgCaCO3/L

90,0

80,6

83,9

91,1

86,4

4

Tổng kiềm

mgCaCO3/L

100,0

87,8

75,6

79,4

85,7

5

Ammonia (dạng N)

mg/L

0,039

0,031

0,022

0,024

0,029

6

Nitrite (NO2-N)

mg/L

0,014

0,021

0,013

0,013

0,015

7

Độ mặn

%

0,097

0,090

0,084

0,076

0,087

8

Oxy hòa tan

mgO2/L

6,96

7,18

7,43

7,50

7,27

    Nhận xét:

    Hiệu quả hoạt động của bộ lọc sinh học trong hệ thống xử lý tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là hiệu quả. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao sau khi được xử lý bởi biofilter là thấp và đều đạt QCVN 02-19:2014/BNNPTNT [10].

    Nồng độ oxy hòa tan là rất cao, trung bình khoảng 7,27 mg/L và đáp ứng tốt cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Giá trị này là cao hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn quy định của QCVN (quy định ≥3,5 mg/L) [10] và hướng dẫn của tỉnh Trà Vinh (quy định ≥4,0 mg/L) [11].

    Các ion có tính độc như TAN, nitrite đều có nồng độ rất thấp và đạt các quy định tương ứng như QCVN (quy định NH3<0,3mg/L) [10].

    So với các hướng dẫn về chất lượng nước nuôi tôm được phổ biến trên thế giới [12] thì chất lượng nước được xử lý bằng bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao của nghiên cứu đều có nồng độ các thông số cơ bản đạt chất lượng như hướng dẫn.

    Bảng 5. Kết quả và hiệu suất vận hành thử nghiệm bộ lọc sinh học (biofilter)

Thông số

Đơn vị

Kết quả phân tích đánh giá thử nghiệm

Hiệu suất % sau 02 ngày

Hiệu suất % sau 04 ngày

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

TSS

mg/L

42

30

9

11

41,67

47,92

Oxy hòa tan (DO)

mg/L

4,5

4,8

6,8

7,1

-97,54

-96,72

NH4-N

mg/L

1,54

1,22

0,03

0,04

-97,06

-97,06

NO2-N

mg/L

0,42

0,34

< 0,01

< 0,01

-76,67

-76,67

H2S

mg/L

0,23

0,12

<0,028

< 0,028

-78,57

-82,14

BOD5

mg/L

36

28

6

5

-4,17

0,00

Độ kiềm

mg/L

110

120

115

120

-70,00

-63,33

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh, tháng 3/2022

        Ghi chú:   Mẫu 1: Đầu ra bộ lắng trọng lực - vào Biofilter

Mẫu 2: Mẫu trộn giữa nước kênh (30%) và đầu ra bộ lắng trọng lực (70%)

Mẫu 3: Đầu ra bộ lọc sinh học Biofilter (Lần 1) - thử nghiệm sau 02 ngày.

Mẫu 4: Đầu ra bộ lọc sinh học Biofilter (Lần 2) - thử nghiệm sau 04 ngày.

    Nhận xét:

    Hiệu suất vận hành bộ lọc sinh học (biofilter) là khá hiệu quả đối với hỗn hợp nước kênh (30%) và nước ao nuôi tôm sau khi được lắng trọng lực (70% được lấy từ mương lắng của bộ lọc cơ học). Mức giảm cao nhất là đối với ammonia và nitrite với mức giảm nồng độ trong nước đầu ra khoảng từ 97,06% (nitrite) đến 97,54% (ammonia). Đây là một hiệu quả khá cao khi kết hợp giữa lọc sinh học cố định với lọc sinh học di động.

    Hiệu suất xử lý tuần hoàn nước đối với TSS và BOD5 cũng khá cao, khoảng 70-82%. Điều này cho thấy, ngoài khả năng khử các chất độc có trong nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì bộ lọc sinh học còn có khả năng lọc các chất lơ lửng, oxy hóa chất hữu cơ một cách rất hiệu quả.

    Nồng độ các chất gây độc đối với sự sống của tôm thẻ chân trắng (nitrite, sulfide) là thấp và ở mức không phát hiện thấy. Như vậy tác dụng của hệ vi sinh vật và cung cấp oxy đối với biofilter là hiệu quả.

    Hệ thống tuần hoàn xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là tác dụng không đáng kể đến lượng chất rắn hòa tan trong môi trường nước do đó để cân bằng độ kiềm trong nước nuôi tôm thẻ chân trắng thì vẫn phải thực hiện công đoạn cân bằng nước bằng khoáng chất.

    3.3. Hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm

    Để đánh giá hiệu quả về loại bỏ chất ô nhiễm trong các nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, gồm:

    Nước được lấy trực tiếp từ kênh, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 30%.

    Nước ao nuôi tôm được lấy từ mương lắng sau khi đã được xử lý bằng lắng trọng lực: chiếm tỷ lệ lớn hơn 70%.

    Nước lấy cho đánh giá hiệu quả của biofilter trong hệ thống tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao được lấy tại đường dẫn nước vào ao lắng.

    Bảng 6. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm của bộ lọc sinh học (biofilter) trong hệ thống tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

Thông số

Đơn vị

Vụ nuôi tôm 1

Vụ nuôi tôm 2

VT1

VT2

VT3

VT1

VT2

VT3

pH

-

7,68

7,72

7,70

7,72

7,73

7,74

Carbon dioxit

mg/L

2,44

2,65

1,07

2,21

2,57

0,90

Tổng cứng

mgCaCO3/L

123

119

98

127

113

85

Tổng kiềm

mgCaCO3/L

112

106

82

114

99

88

Ammonia

mg/L

0,248

1,920

0,034

0,542

1,936

0,028

Nitrite

mg/L

0,608

0,683

0,010

1,049

1,200

0,010

Độ mặn

%

0,113

0,112

0,093

0,107

0,108

0,087

Oxy hòa tan

mgO2/L

4,22

4,14

7,37

4,54

4,27

7,59

Hydrogen sulfide

mg/L

0,494

0,442

0,010

0,353

0,569

0,010

            Ghi chú:  VT1: Mẫu nước kênh

VT2: Mẫu nước sau lắng trọng lực - vào biofilter

VT3: Mẫu nước sau hệ thống tuần hoàn nước - vào ao lắng

    Nhận xét:

    Bộ lọc sinh học trong hệ thống xử lý tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là không ảnh hưởng đến nồng độ các chất rắn hòa tan, tổng kiềm, độ mặn của nước ao nuôi tôm do đó khi nồng độ các thông số này thay đổi từ nước kênh thì cần phải thực hiện việc bổ sung các khoáng chất để cân bằng nước.

    Đối với khí độc H2S, hiệu suất loại bỏ của bộ lọc sinh học là khá cao, trung bình khoảng 97%. Với hiệu suất này, nồng độ H2S trong nước sau khi được xử lý và đưa vào ao lắng là rất thấp, hầu như là không phát hiện thấy (LOD=0,01 mg/L).

    Các chất ô nhiễm dinh dưỡng do phát sinh từ chất thải của tôm (ammonia, nitrite) cũng được loại bỏ với hiệu suất khá cao, trung bình khoảng 86% - 99%. Cả hai thông số chỉ thị cho ô nhiễm dinh dưỡng này được chuyển hóa nhanh thành nitrate (N-NO3, không độc cho tôm) nhờ vào hệ vi sinh vật và bộ lọc sinh học “di động”.

    Nhờ sự cung cấp nano-oxygen tại bộ lọc sinh học “cố định” và cấp khí tại bộ lọc sinh học “di động”, hiệu suất loại bỏ chất hữu cơ là khá tốt thông qua sự gia tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước đầu ra. Kết quả tính toán cho thấy, hiệu suất tăng nồng độ oxy hòa tan trung bình lên đến 70% - 77%.

    Hiệu suất loại bỏ tổng cứng, tổng kiềm của hệ thống tuần hoàn nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là trung bình thấp, hiệu suất trung bình giảm khoảng từ 20% (tổng kiềm) đến 24% (tổng cứng). Yếu tố tạo ra mức giảm này là hiệu quả của hệ thống đã loại bỏ tối đa khí cacbon dioxit trong nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng.

    Kết luận: Kết quả tính toán các thông số kỹ thuật cho bộ lọc sinh học trong tổng thể hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao là có thể chưa được xem như là một mô hình có tính hoàn thiện cao để có thể được sử dụng ngay mà cần phải trải qua áp dụng thực tiễn để xác định các sai số kinh nghiệm. Các kết quả tính toán về vận hành mô hình thử nghiệm cũng cho những số liệu khả quan nhưng mặc dù vậy, việc thiết kế bộ lọc sinh học cũng cần phải có các công cụ tính toán các thông số kỹ thuật tương ứng một cách chi tiết và thực tiễn hơn.

    Khuyến nghị: để áp dụng các tính toán kỹ thuật cho bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao được hiệu quả nên áp dụng trên một hệ thống thực tế và được phát triển, vận hành và điều chỉnh các thông số cho phù hợp nhằm đạt hiệu suất cao.

    Để đánh giá hiệu quả của bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cần dựa vào tiêu chí đánh là là tỷ lệ sống của tôm phải đạt trên 90% và và năng suất nuôi tôm tăng 10% so với mô hình nuôi hiện nay.

Nguyễn Phú Bảo1*, Trần Tuấn Việt1, Trần Ái Quốc1, Tôn Thất Lãng2

1Viện Nhiệt đới Môi trường

2Trường Đại học Tài nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt III/2022)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] Nguyễn Văn Công. Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành thủy sản 2017. (2017) Báo cáo cho Ngân hàng Thế giới (World Bank).

    [2] Viện Nhiệt đới môi trường. Kết quả khảo sát, tham vấn về nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao ở Trà Vinh. (2020).  Trà Vinh, tháng 5/2020.

    [3] Sơn, V. N., T. Tư Nguyễn, và N. T. Phuong. So sánh các đặc tính kỹ thuật và môi trường của hệ thống thâm canh tôm chân trắng ở Sóc Trăng. (2014) Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ. Số đặc biệt về nuôi trồng thủy sản 2, năm 2014, trang 70-78 (bằng tiếng Việt)

    [4] Jacob Bregnballe. A Guide to Recirculation Aquaculture. (2015) Published by the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) and EUROFISH International Organisation. 2015 edition.

    [5] James H. Tidwell. Aquaculture Production Systems. (2012) A John Wiley & Sons, Ltd., Publication.

    [6] Timmons MB, Ebeling JM. Recirculating Aquaculture. (2010) 2nd ed. Ithaca, NY: Northeastern Regional Aquaculture Center.

    [7] Wayne Hutchinson, Mathew Jeffrey, David (Dos) O’Sullivan, Daniel Casement and Steven Clarke. Recirculating Aquaculture Systems: Minimum Standards for Design, Construction and Management. (2004) Inland Aquaculture Association of South Australia Inc.

    [8] James M. Ebeling. Biofiltration‐Nitrification Design Overview. (2013) Aquaculture Systems Technologies, LLC New Orleans, LA

    [9] Thomas M. Losordo, Alexander O. Hobbs. Using computer spreadsheets for water flow and biofilter sizing in recirculating aquaculture production systems Aquacultural. (2000) Engineering 23, page 95–102.

    [10] QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. (2014) Hà Nội, ngày 29  tháng 7  năm 2014.

    [11] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỷnh Trà Vinh, số 03/HD/SNN. Hướng dẫn quy trình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng áp dụng trên địa bàn Tỷnh Trà Vinh. (2018) Trà Vinh, ngày 09 tháng 01 năm 2018.

    [12]. Claude E. Boyd. Water quality for pond aquaculture. Research and development Series No. 43. (August 1998). Department of Fisheries and Allied Aquaculture. Auburn University, Alabama 36848 USA.

Efficiency of biofilter of recycling aculture system of high-density  whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei)

Nguyen Phu Bao1*, Tran Tuan Viet1, Tran Ai Quoc1, Ton That Lang2

1 Viet Nam Institute for Tropical Technology and Environmentalal Protection

2 Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment

    Abstract:

    Based on the technical requirements of white leg shrimp farming and the technical practice of high density whiteleg shrimp culture, a Biofilter in the system High density whiteleg shrimp (RAS, recirculation aquaculture system) has been proposed. The calculation results have determined the parameters of mass balance of total ammonia as nitrogen (TAN), mass balance of solids (TS), mass balance of Oxygen, Biofilter filter size and flow time of shrimp pond water in biofilter. The test results have shown that the treatment efficiency is high such as removing H2S about 97%, removing ammonia about 86% - 99%, increasing dissolved oxygen concentration 70% - 77%.

    Keywords: Whiteleg shirmp, high density shirmp farming, biofilter, Tra Vinh province.

 

 

Ý kiến của bạn