Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Phần mềm ứng dụng GIS mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông

10/07/2017

     TÓM TẮT

     Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác. Hiện nay vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn do giao thông ít được quan tâm và cũng có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này so với các vấn đề ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Các nghiên cứu này chủ yếu là đánh giá hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn từ các kết quả đo đạc thực nghiệm, và từ đó sử dụng phần mềm GIS để thành lập ra các bản đồ ô nhiễm. Tuy nhiên hầu như không có các nghiên cứu về vấn đề mô hình hóa ô nhiễm tiếng ồn trong không gian, cũng như xây dựng một phần mềm chuyên dụng cho vấn đề này. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng phần mềm mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông bằng mô hình toán và ứng dụng công nghệ GIS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần mềm có khả năng mô phỏng tiếng ồn do các phương tiện giao thông di chuyển trong đoạn đường gây ra, và mô phỏng việc suy giảm cường độ ồn trong do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.

     Từ khóa: Tiếng ồn, mô hình hóa, GIS, tin học môi trường, giao thông.

     GIS APPLICATION SOFTWARE SIMULATES NOISE POLLUTION DUE TO TRAFFIC

Cao Duy Trường

Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment

     Abstract

     Noise pollution is considered as one of the major hazards to human health, as dangerous as the other pollution types. Currently the issue of noise pollution, especially traffic noise is paid insignificant attention. There are few researches on this issue compared to other pollution problems such as air pollution, water source pollution. These studies mainly assess the noise pollution from experimental measurements, and then use GIS software to develop pollution maps. However, there are hardly any studies on spatial modeling of noise pollution as well as on development of specific softwares for this topic. This paper presents the results of the study on developing a software to simulate noise pollution due to traffic by using mathematical model and applying GIS technology. The results show that the software has the ability to simulate the noise caused by moving vehicles on the road. It also can simulate the noise intensity decline due to the impacts of different factors.

     Keywords: Noise, simulation, GIS, environmental informatics, traffic.

     1. Giới thiệu

     Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, hỗn loạn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, có ảnh hưởng xấu đến làm việc và nghỉ ngơi của con người. Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác. Tiếng ồn gây ra những ảnh hưởng bất lợi về tâm sinh lý. Sự phơi nhiễm với tiếng ồn trong thời gian dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm khả năng nghe, gây phiền phức, làm tăng stress, tăng huyết áp...

     Tiếng ồn là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở các đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80 %. Ô nhiễm tiếng ồn tỷ lệ thuận với sự phát triển của đô thị. Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ “chóng mặt”. Theo số liệu thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến năm 2016 cả nước hiện có hơn 2,7 triệu xe ôtô và gần 45 triệu môtô. Các đô thị càng phát triển, mức ô nhiễm tiếng ồn càng cao. Nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cho thấy mức ồn LAeq, 24h tại các tuyến đường khảo sát ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh dao động từ 70 đến 77 dB và khoảng 95% người dân cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn này.

     Từ các vấn đề nêu trên, nghiên cứu này đặt ra mục tiêu là xây dựng phần mềm mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông đô thị gây ra, việc mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn có xét đến các yêu tố làm suy giảm cường đồ ồn trong không gian, như suy giảm do khoảng cách, do dải cây xanh, do màn chắn...Trong đó cường độ ô nhiễm tiếng ồn tại một điểm trong không là giá trí ô nhiễm tích hợp từ nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau.

     2. Nghiên cứu có liên quan

     Trên thế giới, một số nước như Mỹ, Nhật, Đức, Ấn Độ đã xây dựng bản đồ tiếng ồn. Các dạng bản đồ tiếng ồn khá phong phú: bản đồ tiếng ồn cho khu vực xung quanh khu sản xuất, trong xưởng sản xuất và bản đồ tiếng ồn do giao thông. Bản đồ tiếng ồn cung cấp thông tin về mức độ tiếng ồn trên toàn bộ khu vực. Bản đồ tiếng ồn giúp thiết lập các hiện có cơ sở để kiểm soát tiếng ồn và thể hiện trực quan tiếng ồn lan truyền từ đường và vào khu dân cư. [5][7]

     Tại Việt Nam cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn là một trong những nguồn ô nhiễm có tác động mạnh tới cuộc sống người dân đô thị, nhất là những đô thị lớn, có các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải sôi động như TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu về tiếng ồn ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng chưa tương xứng với mức độ cần thiết phải có. Các nghiên cứu về tiếng ồn đã được tiến hành tại một số Trường Đại học và Viện nghiên cứu nhưng chủ yếu mới tập trung vào một số vấn đề đáng chú ý như :

     Xây dựng bản đồ tiếng ồn và giải pháp giảm thiểu cho cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng do Cục Hàng không Việt Nam, 2008 [9]. Bản đồ được xây dựng trên cơ sở mô hình lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách do hoạt động cất hạ cánh của máy bay, thể hiện được giá trị mức ồn trong khu vực sân bay và vùng lân cận bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn máy bay.

     Khảo sát, đánh giá, xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông tại các đoạn tuyến giao thông trọng yếu trong khu vực Hà Nội, 2014 [10]. Bản đồ tiếng ồn được xây dựng trên cơ sở mô hình lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách, chưa tính đến lan truyền tiếng ồn qua vật cản (công trình nhà). Số liệu đầu vào là kết quả đo đạc hiện trạng tiếng ồn trên một số tuyến đường bộ trọng yếu của Hà Nội.

     Đề tài “Xây dựng bản đồ hiện trạng tiếng ồn tại TP. Hồ Chí Minh” [8], 2007, PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn chủ nhiệm, đã tiến hành đo đạc và thành lập bản đồ do ô nhiễm tiếng ồn tại TP. Hồ Chí Minh với 150 điểm quan trắc. Kết quả cho thấy, tiếng ồn trên nhiều tuyến đường TP. Hồ Chí Minh đều vượt mức cho phép nhiều lần.

     Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn, chưa đưa ra được một công cụ phần mềm có khả năng áp dụng được cho nhiều tuyến đường, nhiều thời điểm khác nhau.

     3. Mô hình toán mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông

     3.1.  Tiếng ồn dòng xe

     Tiếng ồn dòng xe là tiếng ồn do tất cả các xe cùng chạy trên đường tạo ra. Sự hình thành tiếng ồn của dòng giao thông phụ thuộc chủ yếu vào dạng dòng xe, cường độ dòng xe, tốc độ dòng xe và phần trăm xe tải trong dòng xe, độ dốc của đường, dạng bề mặt đường. Các thông số ảnh hưởng trên xảy ra đồng thời và ảnh hưởng lẫn nhau.

     Cường độ dòng xe Q

     Cường độ dòng xe và mức ồn liên hệ với nhau công thức sau:

     Ldx =C.lgQ            

     Trong đó: C là hệ số

                     Q cường độ trung bình dòng xe/giờ

     Tốc độ trung bình và số lượng phần trăm xe tải trong thành phần của dòng xe

     Đối với khoảng tốc độ thấp, cường độ ồn không phụ thuộc tốc độ dòng xe, đối với khoảng tốc độ cao, cường độ ồn xác định theo công thức: 

     LV = B.lgV

     Trong đó B là hằng số, thực tế đo đạc cho thấy đối với L10, B ≈ 17. Trong giao thông để xác định mức ồn dòng xe, người ta thường sử dụng mức ồn tương đương (LAtd) làm mức ồn tính toán. Mức ồn tương đương thường thấp hơn mức L10 khoảng 1 ÷ 2 dB khi cường độ dòng xe là 500 ÷ 3000 xe/h. Phạm Ðức Nguyên, 2000 [5] đề nghị sử dụng mức ồn tương đương trung bình trong thời gian từ 8 ÷ 20h, đo cách trục đường 7,5m làm trị số mức ồn tính toán; Ký hiệu là LAtd(8÷20h), đơn vị dBA.

     Độ dốc của đường

     Thông thường độ dốc cũng ảnh hưởng đến cường độ ồn, liên quan chủ yếu vào thành phần xe tải nặng trong dòng xe. Theo tính toán, ảnh hưởng của % xe tải nặng thường được quy ra hệ số.

     Dạng bề mặt đường

     Bề mặt đường ảnh hưởng đến sự hình thành tiếng ồn do tác động qua lại cục bộ giữa lớp và mặt đường. Đối với mặt đường thô hoặc bằng bitum, cường độ ồn tăng 3dB so với mặt đường bê tông cũ hoặc so với mặt đường bằng asphalt. Đối với mặt đường nhẵn và có cấu trúc riêng hấp thụ âm thanh cao, cường độ ồn có thể giảm 2 - 3dB so với mặt đường tiêu chuẩn.

     3.2.  Sự lan truyền của tiếng ồn trong không gian

     Nếu một nguồn âm điểm có công suất P(W) bức xạ sóng cầu, ở khoảng cách nguồn r(m) cường độ âm được tính:

     Bài toán thường gặp là xác định độ chênh lệch mức âm tại các khoảng cách r1 (có mức âm L1) và r2 (có mức âm L2) với r2 > r1.

     Ta có:

    Với nguồn âm đường (bức xạ sóng trụ), độ giảm cường độ âm từ khoảng cách r1 đến khoảng cách r2:

     Ảnh hưởng của cây cối, thảm cỏ

     Cây trồng ngoài tác dụng làm đẹp cảnh quan môi trường, còn tác dụng rất lớn ngăn cản và hấp thụ tiếng ồn. Độ giảm thiểu tiếng ồn phụ thuộc mật độ cây (kg/m3) và chiều dày của hàng cây.

     Ảnh hưởng do tường chắn và phản xạ tiếng ồn

     Tường chắn có tác dụng ngăn cản bớt tiếng ồn khi điểm tính toán nằm trong vùng bóng.  Sự lan truyền tiếng ồn qua tường chắn thể hiện trên sơ đồ sau:

 

Hình 1. Tường chắn và nhiễu xạ tiếng ồn

 

     Tiếng ồn tại điểm tiếp nhận LA1 phía sau tường chắn gồm tiếng ồn nhiễu xạ b và phụ thuộc vào độ giảm tiếng ồn qua tường chắn.

     LA1 = L - ∆LA

     Trong đó:

     L là độ ồn suy giảm theo khoảng cách

     ∆LA  là độ giảm tiếng ồn qua tường chắn.

     Độ giảm cường độ ồn qua tường chắn được tính theo công thức sau:

     ∆LA = 7.7lg (257б + 5) (dBA)

     Trong đó: б là hệ số nhiễu xạ, б = a + b + -c

     3.3. Xác định mức âm tổng cộng của nhiều nguồn

     Mức âm tại một điểm trong không gian có thể do nhiều nguồn âm truyền tới. Khi đó mức âm tại đểm khảo sát là mức âm tổng cộng của các mức âm thành phần (không xét đến sự lệch pha của các mức truyền tới).

     Trường hợp có hai mức thành phần

     Âm truyền tới điểm khảo sát gồm hai mức thành phần L1, L2 từ hai hướng khác nhau:

                                             

     Giả sử L1 > L2, nghĩa là I1 > I2. Chọn a (a < 1) là hệ số biểu thị độ chênh lệch giữa I1I2, khi đó I2 = a*I1. Mức âm tổng cộng tại điểm khảo sát là:

     Trị số ∆L =L1 - L2:

     Trường hợp có nhiều mức âm khác nhau

     Mức âm tổng cộng được xác định bằng cách cộng dồn theo sơ đồ sau:

     4. Phần mềm mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông

     Phần mềm mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông, CARNOISE, là công nghệ tích hợp mô hình hóa với các chức năng của GIS và hệ quản trị CSDL phục vụ quản lý dữ liệu, phân tích tổng hợp và xuất các báo cáo tự động. 5 nhóm chức năng cơ bản của CARNOISE bao gồm:

     a. Chức năng thao tác bản đồ GIS

     CARNOISE hỗ trợ các công cụ cơ bản cho các thao tác trên các lớp bản đồ GIS: công cụ điều khiển bản đồ, công cụ hiển thị, công cụ vẽ, công cụ thao tác đối tượng bản đồ.

     b. Chức năng quản lý thông tin

     CARNOISE quản lý thông tin thuộc tính của các lớp dữ liệu không gian và phi không gian theo cấu trúc bảng hàng và cột, cho phép tạo mới, chỉnh sửa, lưu kết quả và xuất bảng thông tin ra các định dạng file text, html hoặc file Excel.

     c. Chức năng quản lý số liệu

     Số liệu đo đạc nhiều thời điểm, nhiều giai đoạn được CARNOISE quản lý chặt chẽ để phục vụ cho việc thống kê và xuất báo cáo nhanh chóng.

     d. Chức năng mô hình hóa

     Từ các số liệu được lưu trữ quản lý trong phần mềm, người sử dụng có thể xây dựng các kịch bản mô phỏng khác nhau, sau đó tiến hành chạy các kịch bản mô phỏng này. Kết quả chạy kịch bản mô phỏng tiếng ồn sẽ được thể hiện trên nền bản đồ số dưới dạng các đường đồng mức khác nhau.

     e. Chức năng thống kê báo cáo số liệu

     Từ tập số liệu được lưu trữ, với các chức năng chọn lựa các tiêu chí thống kê, chương trình cho xem kết quả thống kê dưới dạng biểu đồ và dạng bảng để tạo ra các báo cáo phân tích đánh giá. Biểu đồ được thiết kế theo nhiều loại khác nhau cho tùy chọn. CARNOISE tạo sẵn các mẫu báo cáo kết quả chạy mô hình, cũng như các mẫu báo cáo thống kê số liệu để phục vụ cho công tác quản lý.

     4.1.  Giao diện phần mềm

     Một số giao diện chính của màn hình

 

Hình 2. Giao diện chính của màn hình

 

Hình 3. Số liệu đo đạc lưu lượng xe

 

Hình 4. Xây dựng kịch bản mô phỏng

 

Hình 5. Kết quả chạy mô phỏng

 

     4.2. Quy trình hoạt động của phần mềm

     Các bước thực hiện một kịch bản bản mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn như sau:

     Bước 1: Nhập thông tin đặc điểm của các tuyền đường;

     Bước 2: Nhập số liệu giao thông tại các tuyến đường, số lượng các loại phương tiện, vận tốc trung bình của dòng xe, và các thông số hiệu chỉnh khác;

     Bước 3: Hệ thống tự động xác định mức ồn trung bình của dòng xe gây ra tại các tuyến đường;

     Bước 4: Xây dựng lưới tính trên nền bản đồ số;

     Bước 5: Xác định giá trị ồn tại một điểm trên lưới tính;

     Bước 6: Sử dụng thuật toán nội suy, vẽ các đường đồng mức thể hiện mức độ ồn trên bản đồ số.

     4.3. Kết quả mô phỏng cho một số kịch bản

     Kịch bản 1: Với kết quả đo đạc lưu lượng xe từ 9h - 10h

     Mức ồn do dòng xe gây ra

 

Bản đồ mô phỏng lan truyền tiếng ồn

 

     Kịch bản 2: Với kết quả đo đạc lưu lượng xe từ 23h - 24h

Mức ồn do dòng xe gây ra

 

Bản đồ mô phỏng lan truyền tiếng ồn

 

     5. Kết luận

     Nghiên cứu này đã xây dựng được một công cụ là phần mềm có khả năng mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn được gây ra bởi hoạt động giao thông. Việc mô phỏng tiếng ồn gây ra do hoạt động giao thông được tính toán dựa trên số lượng xe lưu thông trên đoạn đường, cũng như vận tốc trung bình của dòng xe và phân loại các loại phương tiện có trong dòng xe. Sau đó dựa trên bảng tính nội suy để xác định mức độ ồn gây ra bởi dòng xe. Việc tính toán mức độ ồn tại một điểm trong không gian, dựa trên các công thức tính suy giảm cường độ ồn do khoảng cách không gian, do dãi cây xanh, vật chắn. Cường độ ồn tại một điểm trong không gian là kết quả tổng hợp được gây ra từ nhiều nguồn gây ồn khác nhau. Kết quả chạy thực nghiệm cho thấy các kết quả tính toán bằng phần mềm là phù hợp với các kết quả đo đạc lượng xe trên các tuyến đường nghiên cứu. Đây là một bộ phần mềm có tính mở rất cao và có khả năng áp dụng cho nhiều đoạn đường khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau, khi chúng ta thu thập đây đủ số liệu. Đây cũng là một bộ công cụ hữu ích trong việc giảng dạy các môn học liên quan tới ô nhiễm do tiếng ồn, hay mô hình hóa môi trường.

     Tuy nhiên, để cho phần mềm hoàn thiện hơn Cần nên tiến hành thêm nhiều nghiên cứu và đánh giá khác nhau, trong các điều kiện khác nhau, để bổ sung thêm các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lan truyền tiếng ồn trong không gian, từ đó hoàn thiện phần mềm để có được các kết quả chính xác hơn.

     Hướng nghiên cứu tiếp theo, có thể ứng dụng các mô hình 3D, GIS 3D để mô phỏng việc lan truyền tiếng ồn trong không gian một cách chân thực hơn. Cũng như việc nghiên cứu phát triển phần mềm này trên Website cũng như Mobile App■

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

.     Chống ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong giao thông vận tải, Nguyễn Thị Minh, Tạp chí Giao thông vận tải, số 9/1994.

.     Tiếng ồn do ôtô gây ra, Bùi Văn Ga, Trần Văn Năm, Trần Thanh Hải Tùng, Trung tâm KHCN & Môi trường Quảng Nam Đà Nẵng, số 11/1995.

.     Tiếng ồn giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, Võ Hưng, Hồ Ngọc Lan, Phạm Bích Ngân, 1997.

.     Nghiên cứu khảo sát tiếng ồn giao thông TP.Hồ Chí Minh và đề xuất phương pháp giảm ồn, Hồng Hải Vý, 1997.

.     Âm học kiến trúc. Cơ sở lý thuyết và các giải pháp ứng dụng, Phạm Đức Nguyên, 2000.

.     Xây dựng bản đồ hiện trạng tiếng ồn tại TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Đinh Tuấn, Viện Môi trường & Tài nguyên, 2007.

.     Xây dựng bản đồ tiếng ồn và giải pháp giảm thiểu cho cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nguyễn Thị Bạch Ngà, Bộ Giao thông vận tải - Cục HKDD VN, 2008

.     Xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ tại một số trục giao thông trọng yếu của Hà Nội, Phạm Tiến Sỹ, Luận văn thạc sỹ Khoa học môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

.     World Bank Technical Paper No. 376, Roads and the Environment: A Handbook, The World Bank Washington, D.C, 1997

     .      U.S. Department of Transportation, Traffic Noise Model, 2004.

 

Cao Duy Trường1

1Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh

(Tạp chí Môi trường số chuyên đề I năm 2017)

 

 

Ý kiến của bạn