Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Nghiên cứu xử lý COD khó phân hủy sinh học nước rỉ rác tại Khu xử lý chất thải rắn Bình Dương bằng quá trình Fenton dị thể sử dụng Fe trên chất mang than hoạt tính (Fe/AC) kết hợp đèn UV

14/12/2015

   Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý COD khó phân hủy sinh học nước rỉ rác (NRR) sau công trình xử lý sinh học nhằm tiếp tục xử lý để đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường tại Khu xử lý chất thải rắn Bình Dương (KXLCTRBD). Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng phương pháp Fenton dị thể bằng cách chế tạo vật liệu xúc tác Fe/AC kết hợp đèn UV. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hiệu suất xử lý COD khó phân hủy sinh học trong NRR lên đến 71,7% ở pH = 8,5; thời gian phản ứng: 120 phút; hàm lượng Fe/AC: 20g/l; H2O2: 1,9 g/l.

   This study aims to enhance the efficiency of difficult-biodegradable COD treatment in waste leachate after biological treatment phase to achieve technical regulations before discharging to the environment in Binh Duong solid waste treatment Complex. The objective of this study is the application of heterogeneous Fenton process by creating catalysis materials Fe/AC in combination with UV light. The test result shows that the efficiency of treatment of difficult-biodegradable COD in waste leachate is up to 71.7% at pH = 8.5; reaction time: 120 minutes; Fe/AC concentration: 20g/l; H2O2: 1.9 g/l.

   I. ĐẶT VẤN ĐỀ

   Nước rỉ rác có thành phần rất phức tạp và mức độ ô nhiễm cao, đặc biệt là thành phần COD khó phân hủy sinh học. Rất nhiều quy trình công nghệ xử lý NRR đã và đang được áp dụng tại các bãi chôn lấp trên toàn quốc. Tuy nhiên, chất lượng nước sau xử lý của hầu hết các quy trình xử lý hiện hữu đều chưa đạt quy chuẩn xả thải, đặc biệt là thành phần COD.

   Vấn đề xử lý COD khó phân hủy sinh học trong NRR đã được nghiên cứu và ứng dụng thực tế bằng phương pháp Fenton đồng thể. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này thường có chi phí cao do tiêu tốn nhiều hóa chất và điều kiện phản ứng ở pH thấp. Việc áp dụng phương pháp này phát sinh khối lượng bùn lớn chứa nhiều sắt làm tốn chi phí xử lý bùn thải và làm công trình xử lý nhanh chóng xuống cấp.

   Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất lựa chọn phương pháp Fenton dị thể sử dụng xúc tác Fe/AC kết hợp đèn UV nhằm nâng cao hiệu quả xử lý COD khó phân hủy sinh học NRR đồng thời khắc phục nhược điểm của phương pháp Fenton đồng thể là hết sức cần thiết và đó là mục tiêu để thực hiện nghiên cứu này. 

Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Phước, Lê Đức Trung

Viện Môi trường và Tài nguyên

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 11 - 2015)

Ý kiến của bạn