Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Chất lượng môi trường trầm tích đáy tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

10/07/2017

     Tóm tắt

     Vịnh Vân Phong là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển như: đóng tàu biển, cảng biển, du lịch sinh thái, nuôi trồng, chế biến thủy sản… Các ngành sản xuất này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm tích. Các nguồn gây ô nhiễm trầm tích của vịnh Vân Phong chủ yếu là nguồn ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng từ nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, đóng tàu biển ...

     Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng môi trường trầm tích tại vịnh Vân Phong vào tháng 5/2015 cho thấy, khu vực nghiên cứu được bao phủ chủ yếu bởi các trầm tích hạt mịn và phân bố khá đồng đều, tỷ lệ trung bình cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm) tương đối cao. Nhìn chung chất lượng môi trường trầm tích vẫn còn tương đối tốt, hầu hết hàm lượng của các kim loại nặng trong trầm tích (Zn, Cu, Pb) đều có giá trị nằm trong giá trị giới hạn (GTGH) được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích - áp dng cho trm tích nước l và nước mn (QCVN 43:2012/BTNMT). Hàm lượng của các yếu tố dinh dưỡng trong trầm tích (cácbon hữu cơ, nitơ hữu cơ, phốtpho tổng số) cũng ở mức không gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường trầm tích của vùng nghiên cứu.

     Từ khóa: Trầm tích, kim loại nặng, chất dinh dưỡng, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.

ENVIRONMENTAL QUALITY OF BED SEDIMENTS IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE

Phạm Hữu Tâm

Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology

     Abstract

     Van Phong bay in Khanh Hoa province has potentials for sea economic development such as: shipping, sea port, eco-tourism, aquaculture, fishery processing, etc…These manufacturing sectors are likely to cause environmental pollution in sediments. The sources of sediment pollution in Van Phong bay are mainly organic substances, heavy metals from domestic wastewater, fishery processing plants, aquaculture, shipping activities…

     The result of the sediment environmental quality survey and investigation in Van Phong bay in May, 2015 shows that the studied area is covered mainly by fine-grained sediments and distributed fairly evenly, the average ratio of mud-clay particles (<0.062 mm) is relatively high. In general, the environmental quality of sediment in the study area (Van Phong bay) is still relatively good. Concentration of heavy metals (Zn, Cu and Pb) in sediments is within the limits regulated in the National Technical Regulations on sediment quality – brackish and saltwater sediments (QCVN 43:2012/BTNMT). Concentration of nutrients (organic C, organic N and total P) in sediments is also at levels that do not cause negative effects on the sediment environment of the study area.

     Keywords: Sediment, heavy metal, nutrients, Van Phong bay, Khanh Hoa.

     1. Mở đầu

     Vịnh Vân Phong là vịnh lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, khá kín gió và không bị bồi lấp với độ sâu trung bình khoảng 20m, là vùng rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển.

     Vịnh Vân Phong có thể phân biệt thành 3 khu vực: Vịnh Bến Gỏi, lạch Cổ Cò và vịnh Vân Phong. Các hoạt động kinh tế tư nhân cũng như nhà nước khá phát triển ở vùng vịnh Vân Phong: công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch... Các khu dân cư và các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, hoạt động công nghiệp có mật độ khá cao ở vùng bờ phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam vịnh Vân Phong, trong đó Nhà máy đóng tàu biển Hyundai-Vinashin là đáng quan tâm nhất về những tác động tiêu cực đến môi trường trầm tích (Phạm Văn Thơm, 2005).

     Từ những năm 1980, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học Việt Nam - Liên Xô để nghiên cứu các vùng biển nhiệt đới, nhiều chuyến khảo sát đã được triển khai tại vùng vịnh Vân Phong. Các khảo sát điều tra ven biển Phú Khánh 1976-1981. Đặc biệt, từ năm 1994 đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tập trung tiến hành tại vùng này, điển hình là các nghiên cứu của Bùi Hồng Long, 1994-1995; Nguyễn Tác An, 1996; Phạm Văn Thơm 2001-2002; Lê Thị Vinh, 2005; Lã Văn Bài, 2009… Nhìn chung, các nghiên cứu còn mang tính tổng quát về vũng, vịnh ven bờ và chỉ quan tâm từng đối tượng nghiên cứu riêng biệt, các đề tài được triển khai theo mục đích nghiên cứu riêng của từng chủ nhiệm đề tài. Việc nghiên cứu về chất lượng môi trường trầm tích của vùng này chưa được quan tâm đúng mức.

     Vì vậy, việc tiến hành điều tra khảo sát trong năm 2015 nhằm đánh giá toàn diện chất lượng môi trường trầm tích tại khu vực vịnh Vân Phong là cần thiết. Từ đó đưa ra một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế biển bền vững.

     2. Phương pháp nghiên cứu

     2. 1. Thu mẫu:

     Tiến hành 1 đợt thu mẫu trầm tích tại 13 trạm (Hình 1). Bố trí các trạm theo từng khu vực như sau:

     + Trạm 1, 2, 3, 4 và 8: khu vực vịnh Bến Gỏi (độ sâu 3,5 – 13,0m)

     + Trạm 5, 6 và 7: khu vực lạch Cổ Cò (độ sâu 18,0 – 31,0m)

     + Trạm 9, 10, 11, 12 và 13: khu vực vịnh Vân Phong (độ sâu 18,0 – 27,0m)

     Các chỉ tiêu phân tích mẫu trầm tích bao gồm:  Cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm), cácbon hữu cơ (C hc), nitơ hữu cơ (N hc), photpho tổng số (P ts) và các kim loại nặng (Fe, Zn, Cu, Pb).

     2.2. Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu Mẫu được thu, xử lý, bảo quản và phân tích theo FAO, 1975.

     Chất lượng trầm tích trong khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (nước lợ và nước mặn) - QCVN 43:2012/BTNMT.

     Phương pháp thu mẫu: Sử dụng cuốc chuyên dụng Wildco (Mỹ).

     Bảo quản mẫu: Mẫu trầm tích được bảo quản lạnh ở  40C.

     Phương pháp phân tích:

     + Cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm): phương pháp rây;

     + Cácbon hữu cơ: mẫu trầm tích tác dụng với hỗn hợp Sulfochromic, lượng K2Cr2O7 thừa được phân định bằng muối Mohr;

     + Nitơ hữu cơ: phương pháp Kiejdahn để biến nitơ hữu cơ thành ammonia, sau đó chuẩn độ ammonia bằng H2SO4;

     + Phốtpho tổng số: phá mẫu bằng hỗn hợp HNO3 đậm đặc + H2SO4 đậm đặc và phốtphat được phân tích bằng phương pháp xanh molybden;

     + Các kim loại nặng: phá trong dung dịch axit HNO3 (10%) và lọc, sau đó Fe, Zn, Cu và Pb trong dung dịch lọc được phân tích trên máy quang phổ phát xạ ICP - MS.

     2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel (2013) để phân tích thống kê, mô tả phân bố các số liệu trên đồ thị.

     3. Kết quả và thảo luận

     Kết quả phân tích cho thấy, vùng nghiên cu được bao ph ch yếu bi trm tích ht mn (bùn-sét) và phân b khá đồng đều; ngoi tr trm 8 (Bến Gỏi) và trạm 10 (Vân Phong) - được bao ph bi cát hoc cát cha graven (cp ht thô). T l trung bình cp ht bùn-sét (<0,062 mm) ca 11 trm còn lên đến 95,15%, phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây (Phạm Văn Thơm, 1981). Dựa trên các Bảng 1, 2 và Hình 2, 3 cho thấy, xu thế phân bố và biến thiên hàm lượng của các yếu tố dinh dưỡng và kim loại nặng như sau:

     3.1 Các yếu tố dinh dưỡng

     Vì được bao ph bi bùn nên C hc có hàm lượng tương đối cao, dao động t 0,73 (trm 12) đến 1,75% (trm 6), giá tr cao nht 1,75% được ghi nhn ti trm 6. Yếu t này phân b tp trung ch yếu 2 khu vc vnh Bến Gi và lch C. Hàm lượng thp ca C hc phân b ch yếu 2 trm 8 và 10, giá tr thp nht là 0,18 % ti trm 8.

     N hc và P ts phân bố khá tương đồng, hàm lượng cao tập trung chủ yếu ở các trạm 9, 11 và 13, giá trị lớn nhất ghi nhận được của N hc là 986 µg/g tại trạm 13 và + Trạm 9, 10, 11, 12 và 13: khu vực vịnh Vân Phong (độ sâu 18,0 – 27,0m)

     Các chỉ tiêu phân tích mẫu trầm tích bao gồm: Cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm), cácbon hữu cơ (C hc), nitơ hữu cơ (N hc), photpho tổng số (P ts) và các kim loại nặng (Fe, Zn, Cu, Pb).

     2.2. Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu Mẫu được thu, xử lý, bảo quản và phân tích theo FAO, 1975.

Chất lượng trầm tích trong khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (nước lợ và nước mặn) - QCVN 43:2012/BTNMT.

     Phương pháp thu mẫu: Sử dụng cuốc chuyên dụng Wildco (Mỹ).

     Bảo quản mẫu: Mẫu trầm tích được bảo quản lạnh ở 40C.

     Phương pháp phân tích:

     + Cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm): phương pháp rây;

     + Cácbon hữu cơ: mẫu trầm tích tác dụng với hỗn hợp Sulfochromic, lượng K2Cr2O7 thừa được phân định bằng muối Mohr;

     + Nitơ hữu cơ: phương pháp Kiejdahn để biến nitơ hữu cơ thành ammonia, sau đó chuẩn độ ammonia bằng H2SO4;

     + Phốtpho tổng số: phá mẫu bằng hỗn hợp HNO3 đậm đặc + H2SO4 đậm đặc và phốtphat được phân tích bằng phương pháp xanh molybden;

     + Các kim loại nặng: phá trong dung dịch axit HNO3 (10%) và lọc, sau đó Fe, Zn, Cu và Pb trong dung dịch lọc được phân tích trên máy quang phổ phát xạ ICP - MS.

     2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel (2013) để phân tích thống kê, mô tả phân bố các số liệu trên đồ thị.

 

Hình 1. Vị trí trạm thu mẫu

 

     3. Kết quả và thảo luận

     Kết quả phân tích cho thấy, vùng nghiên cu được bao ph ch yếu bi trm tích ht mn (bùn-sét) và phân b khá đồng đều; ngoi tr trm 8 (Bến Gỏi) và trạm 10 (Vân Phong) - được bao ph bi cát hoc cát cha graven (cp ht thô). T l trung bình cp ht bùn-sét (<0,062 mm) ca 11 trm còn lên đến 95,15%, phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây (Phạm Văn Thơm, 1981). Dựa trên các Bảng 1, 2 và Hình 2, 3 cho thấy, xu thế phân bố và biến thiên hàm lượng của các yếu tố dinh dưỡng và kim loại nặng như sau:

     3.1 Các yếu tố dinh dưỡng

     Vì được bao ph bi bùn nên C hc có hàm lượng tương đối cao, dao động t 0,73 (trm 12) đến 1,75% (trm 6), giá tr cao nht 1,75% được ghi nhn ti trm 6. Yếu t này phân b tp trung ch yếu 2 khu vc vnh Bến Gi và lch C Cò. Hàm lượng thp ca C hc phân b ch yếu 2 trm 8 và10giá tr thp nht là 0,18 % ti trm 8.

      N hc và P ts phân bố khá tương đồng, hàm lượng cao tập trung chủ yếu ở các trạm 9, 11 và 13, giá trị lớn nhất ghi nhận được của N hc là 986 µg/g tại trạm 13 và của P ts tại trạm 9 là 681 µg/g. Tương tự như C hc, hàm lượng thấp của N hc và P ts cũng tập trung chủ yếu ở 2 trạm 8 và trạm 10, hàm lượng thấp nhất của N hc và P ts đều được ghi nhận tại trạm 10 với các giá trị tương ứng là 98 µg/g và 45 µg/g.

 

Bảng 1. Giá trị thống kê cấp hạt bùn - sét và các yếu tố dinh dưỡng trong trầm tích tháng 5/2015 tại vịnh Vân Phong

(TB: trung bình, BN: bé nhất, LN: lớn nhất)

 

Khu vực

Giá trị

Cấp hạt bùn-sét

(%)

C hc

(%)

N hc

(µg/g)

P ts

(µg/g)

Vịnh

Bến gỏi

TB

77,20

1,04

645

383

BN

6,74

0,18

112

52

LN

95,81

1,55

933

622

Lạch

Cổ cò

TB

96,44

1,33

712

427

BN

94,72

0,96

521

308

LN

97,76

1,75

992

661

Vịnh

Vân phong

TB

75,61

0,89

724

482

BN

0,00

0,19

98

45

LN

98,68

1,69

986

681

Toàn

 khu vực

TB

81,03

1,05

691

431

BN

0,00

0,18

98

45

LN

98,68

1,75

992

681

 
 

  Hình 2. Phân bố hàm lượng cấp hạt bùn-sét và các yếu tố dinh dưỡng trong trầm tích tháng 5/2015 tại vịnh Vân Phong


 

     3.2. Các kim loại nặng

     Tương tự như yếu tố dinh dưỡng, do tỷ lệ cấp hạt bùn-sét tại 2 trạm 8 và 10 thấp nên hàm lượng kim loại tại 2 trạm này cũng rất thấp, các giá trị bé nhất của Fe, Zn, Cu đều được ghi nhận tại trạm 10 lần lượt là 1959 µg/g; 1,6 µg/g và 1,9 µg/g.

     Fe chủ yếu phân bố tại các trạm thuộc 2 khu vực Bến Gỏi và lạch Cổ Cò, phạm vi dao động của yếu tố này rất lớn (1959 – 29005 µg/g). Giá trị lớn nhất của Fe là 29005 µg/g ghi nhận được tại trạm 5.

     Xu thế phân bố của Zn cũng tương tự như Fe, tuy nhiên Zn phân bố chủ yếu ở các trạm thuộc khu vực lạch Cổ Cò, phạm vi dao động của yếu tố này cũng tương đối rộng (1,6 - 40,5 µg/g). Tương tự Fe, giá trị lớn nhất của Zn cũng ghi nhận được tại trạm 5 là 40,5 µg/g.

    Cu tập trung phân bố chủ yếu tại các trạm thuộc vịnh Vân Phong. Phạm vi dao động của Cu từ 1,9 - 16,0 µg/g, giá trị cao nhất là 16,0 µg/g ghi nhận được tại trạm 9.

    Kim loại Pb phân bố chủ yếu tại các trạm thuộc lạch Cổ Cò, tuy nhiên, giá trị cao nhất ghi nhận được tại trạm 3 là 19,1 µg/g. Phạm vi dao động của Pb cũng tương đối rộng từ 1,3 - 19,1 µg/g.

 

Bảng 2. Giá trị thống kê các kim loại nặng trong trầm tích tháng 5/2015 tại vịnh Vân Phong

Khu vực

Giá trị

Fe

(µg/g)

Zn

(µg/g)

Cu

(µg/g)

Pb

(µg/g)

Vịnh

Bến gỏi

TB

22177

29,1

9,9

6,3

BN

5662

5,6

3,6

1,3

LN

28795

36,0

14,4

19,1

Lạch

Cổ cò

TB

24754

37,1

13,0

10,9

BN

20530

30,9

12,4

2,9

LN

29005

40,5

13,8

15,3

Vịnh

Vân phong

TB

18745

28,2

11,3

6,7

BN

1959

1,6

1,9

2,4

LN

25423

37,9

16,0

15,3

Toàn

 khu vực

TB

21451

30,6

11,1

7,5

BN

1959

1,6

1,9

1,3

LN

29005

40,5

16,0

19,1

QCVN 43:2012/BTNMT

-

271

108

112

 


Hình 3. Phân bố hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích tháng 5/2015 tại vịnh Vân Phong

 

     Tóm lại, dựa vào các dẫn liệu về sự phân bố của các thông số môi trường trong trầm tích, cho thấy:

     Hàm lượng C hc và Fe, Zn, Pb chủ yếu phân bố ở khu vực lạch Cổ Cò.

     Cu và N hc, P ts phân bố khá tương đồng. Tuy nhiên các giá trị lớn nhất của các yếu tố này thường ghi nhận tại các trạm thuộc vịnh Vân Phong.

     3.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích

     Các số liệu nêu trên cho thấy, hàm lượng Zn, Cu, Pb có giá tr bé và luôn luôn thp hơn GTGH được quy định trong QCVN 43:2012/BTNMT.

     Do Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích không quy định các GTGH đối với các chất hữu cơ, nên các tài liệu nước ngoài liên quan đã được tham khảo. Theo Hyland (2000) trầm tích có dưới 0,05% và trên 3% chất hữu cơ sẽ làm giảm sự phong phú cũng như sinh khối của sinh vật đáy mềm, với hàm lượng C hc trong khong 0,18 - 1,75% sẽ không gây ra những tác động tiêu cực, những giá trị này cũng thp hơn GTGH 2% được quy định trong tiêu chun ca Trung Quc v hàm lượng C hc trong trm tích (CCME, 2003).

     Theo Lars Stenvang Hanse và Thomas Henry Blackburn (1991) các quá trình khoáng hóa chất hữu cơ chứa N trong trầm tích không khác nhau trong điều kiện hiếu khí và yếm khí, trong lúc đó các hợp chất chứa P, Fe và Pb rất bền vững trong môi trường ôxy hóa và các yếu tố này bị khoáng hóa đáng kể trong tình trạng thiếu ôxy, tuy nhiên những khảo sát nói trên cho thấy, vùng nghiên cứu có hàm lượng oxy khá phong phú (luôn >5mg/l), như vậy khả năng khoáng hóa của các yếu tố nói trên là rất thấp.

`   4. Kết luận và kiến nghị

     Vùng nghiên cứu được bao phủ chủ yếu bởi các trầm tích hạt mịn và phân bố khá đồng đều, tỷ lệ trung bình cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm) tương đối cao.

     Chất lượng môi trường trầm tích tại vùng nghiên cứu nhìn chung vẫn còn tương đối tốt: Hàm lượng Zn, Cu, Pb luôn thấp hơn GTGH và hàm lượng C hc, N hc, P ts ở mức không gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường trầm tích.

     Để duy trì s phát trin bn vng cn thiết phi có nhng bin pháp cần thiết sau: Tăng cường công tác quan trắc, giám sát và phòng ngừa sự ô nhiễm môi trường trầm tích nói riêng và môi trường vùng nghiên cứu nói chung; Thu gom, khống chế, kiểm soát và xử lý nguồn thải (nước thải sinh hoạt, chất thải rắn...) ở các khu dân cư tập trung quanh vùng nghiên cứu nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm tích.

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

.     Nguyễn Tác An, 1996. Nghiên cứu đề  xuất một số biện pháp BVMT trong quy hoạch xây dựng cảng biển Văn Phong - Khánh Hòa. Báo cáo khoa học, Viện Hải Dương Học.

.     Bộ TN&MT, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. QCVN 10: 2008/BTNMT. NXB Lao động.

.     Nguyen Ngoc Lam, Doan Nhu Hai, Pham Van Thom, 1997. Outbreak of Noctiluca scintillans (Macartney) Ehr. related to Eutrophication in Vanphong - Bengoi bay, central Vietnam. Asean Mar.Envir.Manag., IX-29 Ld 1653.

.     Bùi Hồng Long, 1994. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng có hiệu quả vịnh Văn Phong - Bến Gỏi. Báo cáo khoa hc, Vin Hi dương học.

.     Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Đạt, 1999. Báo cáo Kết quả điều tra khảo sát động lực và chất lượng môi trường ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch trong vịnh Văn Phong. Tuyển tập Báo cáo khoa hc Hội nghị Khoa học công nghệ toàn quốc lần thứ IV, tập I: 106-112.

.     Clescer L. S., Greenberg A. E. and Eaton A. D., 2012. Standard method for the examination of water and wastewater, 22th Edition, American Public Health Association (APHA), Washington D.C.

.     FAO, 1975. Manual of Methods in Aquatic Environment Research. FAO Fisheries Technical Paper No. 137.

.    Guao Shenquan, Yu Gouhui, and Wang Yuhen, 1991: The distribution features and fluxes of dissolved nitrogen, phosphorous and silicon on Hangzhou bay. IOC Workshop Report No. 7, pp. 143-171.

 

Phạm Hữu Tâm1

1Viện Hải Dương học

(Tạp chí Môi trường số chuyên đề I năm 2017)

 

Ý kiến của bạn