Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp cho ngành sản xuất tinh bột

10/12/2015

   Bài báo này áp dụng phương pháp luận kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT - Best Available Techniques) để đề xuất các giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp cho ngành sản xuất tinh bột. Các giải pháp được chia thành hai nhóm: BAT tổng quát và BAT bổ sung cho lĩnh vực sản xuất tinh bột khoai mì và cho lĩnh vực sản xuất tinh bột gạo. Hầu hết các BAT của lĩnh vực sản xuất tinh bột khoai mì đều được minh chứng hiệu quả bởi tổng quan tài liệu, các giải pháp BAT liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm sản xuất tinh bột gạo kết hợp chăn nuôi cũng đã được triển khai, kết quả cho thấy, hiệu quả môi trường cao đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật về BVMT với chi phí hợp lý.

   This paper used best available techniques (BAT) methodology for determination integrated pollution prevention and control (IPPC) measures for starch production. These solutions are divided into two groups: general BAT for all kinds of starch production, addition BAT for cassava starch and rice starch production. BAT performance for cassava starch have been known by literature review. BAT for rice starch production are also implemented with high environmental performance to meet environmental standard with a reasonable cost.

   I. ĐẶT VẤN ĐỀ

   Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp (IPPC) với cốt lõi là phương pháp luận kỹ thuật tốt nhất hiện có là một khái niệm được áp dụng để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp tại các nước châu Âu và được đưa ra bởi chỉ thị 96/61/EC. Khi khái niệm IPPC ra đời, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào 3 hướng chính: phương pháp xác định BAT, đề xuất BAT và đánh giá áp dụng BAT được nêu trong BREFs (BAT reference documents - tài liệu tham khảo về kỹ thuật tốt nhất hiện có). Đã có rất nhiều các phương pháp xác định BAT đã được công bố trong thời gian gần đây, hai phương pháp được áp dụng phổ biến là phương pháp đề xuất bởi Dijkmans và Geldermann. Các nghiên cứu về phương pháp xác định BAT là cơ sở để hình thành nên các hướng dẫn BAT và cung cấp cho các ngành, lĩnh vực hiểu rõ hơn về khái niệm BAT.

   Nhìn chung các nghiên cứu về BAT ở Việt Nam khá khiêm tốn, năm 2010 BAT đã được nghiên cứu áp dụng cho giảm thiểu các hợp chất hữu cơ bền (POPs) không chủ định do Bộ Công Thương và Tổng cục Môi trường thực hiện. Tuy nhiên đến 2013, ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp lần đầu được thể hiện cụ thể trong chính sách của Việt Nam thông qua Đề án thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Tại mục III, nội dung đề án 2 nêu rõ sự cần thiết của cơ sở dữ liệu về các công nghệ tốt nhất và thực hành môi trường tốt nhất…”.Điều này cho thấy, sự cần thiết phải áp dụng khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp mà cốt lõi là phương pháp luận BAT trong sản xuất sạch hơn tại Việt Nam. Cục Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp (IPPCB) châu Âu đã xây dựng được 33 bộ tài liệu hướng dẫn hoàn thiện cho 33 đối tượng công nghiệp, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể cho ngành sản xuất tinh bột. Vì vậy cần phải có BAT cho ngành này để góp phần ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp cho ngành sản xuất tinh bột.

Trần Văn Thanh, Lê Thanh Hải

Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia TP.HCM

Hans Schnitzer

 Đại học kỹ thuật Graz, Cộng hòa Áo

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường số 10 - 2015)

Ý kiến của bạn