Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024

Triển khai chế định mới “phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường” trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

07/06/2022

    Luật BVMT số 72/2020/QH14 đã phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động BVMT, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện, trong đó doanh nghiệp, người dân đóng vai trò trung tâm; Nhà nước với vai trò kiến tạo pháp luật, cơ chế, chính sách về BVMT.

    Trong quá trình xây dựng Luật, một trong bốn quan điểm lớn được quán triệt thực hiện là môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường. Trên cơ sở đó, Luật BVMT 2020 đã “Thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường”. Tại khoản 1 Điều 28 Luật BVMT 2020 đã quy định các tiêu chí về môi trường, bao gồm: (i) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; (iii) Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

    Trên cơ sở các tiêu chí về môi trường, dự án đầu tư sẽ được phân thành 04 nhóm: có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (nhóm I), có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm II), ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm III) hoặc không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm IV). Tương ứng với từng nhóm dự án cụ thể mà cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các công cụ, cơ chế quản lý phù hợp.

    Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) đã quy định chi tiết các tiêu chí về môi trường (tại Điều 25) và ban hành danh mục các Nhóm dự án I, II và III (tại các Phụ lục III, IV và V) theo nội dung được Luật giao.

    Việc phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường là cách tiếp cận khoa học, thống nhất trong công tác quản lý môi trường của dự án đầu tư; thay cho cách phân loại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý từ thực tiễn như trước đây (ban hành danh mục và chỉnh sửa, bổ sung theo từng giai đoạn).

    Tuy nhiên, do cách tiếp cận mới và lần đầu thực hiện nên có thể dẫn đến lúng túng trong thời gian đầu triển khai chế định này. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức, trình tự tra cứu dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường, để từ đó xác định được thủ tục môi trường cần thực hiện. Việc tra cứu, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc và trình tự thực hiện như sau:

I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG

    (1) Khi xem xét, phân loại dự án đầu tư phải xác định rõ các tiêu chí về môi trường của dự án đó theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, bao gồm: quy mô; công suất; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; yếu tố nhạy cảm về môi trường. Trong đó, việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án đầu tư thuộc Phụ lục III và IV phải bảo đảm theo đúng quy định chi tiết tại khoản 4 điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

    (2) Việc tra cứu, phân loại phải bảo đảm nguyên tắc loại trừ quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 28 Luật BVMT. Theo đó, đối với 01 dự án đầu tư khi phân loại theo các tiêu chí môi trường mà có thể đồng thời thuộc nhiều hơn 01 nhóm quy định tại các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án này được xếp vào nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hơn.

    Ví dụ: 01 dự án có nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm I, có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm II, thì dự án đó được xác định thuộc nhóm I.

    (3) Trường hợp dự án đầu tư được xác định thuộc nhóm II và có một trong các tiêu chí thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì dự án được xếp vào số thứ tự phải thực hiện ĐTM.

    (4) Trường hợp dự án đầu tư có nhiều hơn một hạng mục/hoạt động với các tiêu chí về môi trường khác nhau thì lựa chọn hạng mục/hoạt động thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hơn để phân loại dự án.

    Ví dụ: 01 dự án khi xét theo loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất thuộc nhóm III, nhưng có hạng mục khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm II thì dự án đó được xác định thuộc nhóm II.

    (5) Trường hợp sau khi phân loại mà dự án đầu tư không thuộc các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì xác định dự án đầu tư đó thuộc nhóm IV (không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).

II. TRÌNH TỰ TRA CỨU ĐỂ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG

    Để tra cứu, xác định dự án đầu tư theo các nhóm I, II hoặc III theo quy định tại các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì cần thiết phải xác định đầy đủ các tiêu chí về môi trường của dự án. Thông thường được thực hiện theo các bước sau đây:

* Bước 1. Xác định loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kèm theo quy mô, công suất của dự án

    Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án có hoặc không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

    Trường hợp dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì xác định công suất của dự án theo 01 trong 03 mức (lớn, trung bình, nhỏ) quy định tại các cột (3), (4), (5) Phụ lục II nêu trên.

    Trường hợp dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì xác định quy mô của dự án theo 01 trong 03 nhóm (A, B, C) theo tiêu chí phân loại của pháp luật về đầu tư công.

* Bước 2. Xác định quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án: Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn (≥100 ha); (ii) quy mô trung bình (từ 50 đến dưới 100 ha).

* Bước 3. Xác định quy mô sử dụng khu vực biển của dự án

    Căn cứ quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT; thuộc thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm của Bộ TN&MT; (ii) thuộc thẩm quyền giao khu vực biển, cấp giấy phép nhận chìm của UBND cấp tỉnh.

* Bước 4. Xác định quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên của dự án

    Căn cứ quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước, kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ TN&MT; (ii) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của UBND cấp tỉnh.

* Bước 5. Xác định quy mô yêu cầu di dân, tái định cư của dự án

    Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án thuộc 01 trong 02 trường hợp: (i) có yêu cầu di dân, tái định cư quy mô lớn; (ii) có yêu cầu di dân, tái định cư quy mô trung bình.

* Bước 6. Xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án

    Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án có hoặc không có yếu tố nhạy cảm về môi trường; trường hợp có yếu tố nhạy cảm về môi trường sẽ làm rõ mức độ nhạy cảm của một số yếu tố. Cụ thể như sau:

- Có/không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị (chỉ áp dụng cho dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).

- Có/không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Có/không sử dụng đất, đất có mặt nước của: (1) khu bảo tồn thiên; (2) rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; (3) khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; (4) vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; (5) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

    Trường hợp có sử dụng thì tiếp tục xác định mức độ nhạy cảm theo 01 trong 02 trường hợp: cao hoặc thấp.

- Có/không yêu cầu: (1) chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; (2) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.

    Trường hợp có yêu cầu thì tiếp tục xác định mức độ nhạy cảm theo 01 trong 02 trường hợp: cao hoặc thấp.

- Có/không yêu cầu di dân tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng (thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội).

    Sau khi xác định đầy đủ tiêu chí về môi trường của dự án đầu tư theo các bước nêu trên thì có thể tham khảo Bảng tra cứu tại Mục III dưới đây để xác định nhóm của dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường, trong đó cần lưu ý áp dụng các nguyên tắc tại Mục I để xác định cho từng trường hợp cụ thể.

III. BẢNG THAM KHẢO VIỆC TRA CỨU PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Nằm trong nội thành, nội thị của đô thị

Có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: (1) khu bảo tồn thiên; (2) rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; (3) khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; (4) vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; (5) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Có yêu cầu: (1) chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; (2) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ

Có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng1

Mức độ nhạy cảm cao2

Mức độ nhạy cảm thấp3

Mức độ nhạy cảm cao4

Mức độ nhạy cảm thấp5

(i)

(ii)

(iii)

(iv)

(v)

(vi)

(vii)

(viii)

Thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Lớn6

I

Trung bình7

I

I

I

I

I

I

I

II(B)

Nhỏ8

II(B)

II(B)

I

II(A)

I

II(A)

I

III

Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời có cấu phần xây dựng

Nhóm A9

Được phân loại như không có yếu tố nhạy cảm về môi trường tại cột (viii)

I

I

I

I

I

I

II(B)

Nhóm B10

II(B)

I

II(A)

I

II(A)

I

II(B)

Nhóm C11

II(B)

I

II(A)

I

II(A)

I

III12

Sử dụng đất, đất có mặt nước

Lớn (≥100 ha)

I

I

I

I

I

I

I

I

Trung bình (Từ 50 đến  dưới 100ha

II(A)

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

Sử dụng khu vực biển

TTgCP, Bộ TNMT13

I

I

I

I

I

I

I

I

UBND tỉnh14

II(A)

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

Khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Bộ TNMT15

I

I

I

I

I

I

I

I

UBND tỉnh16

II(A)

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư

Quy mô lớn17

I

I

I

I

I

I

I

I

Quy mô trung bình18

II(A)

II(A)

I

II(A)

I

II(A)

-

II(A)

Một số dự án cụ thể quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật BVMT19

I

Ghi chú: II(A) là trường hợp phải thực hiện ĐTM; II(B) là trường hợp không phải thực hiện ĐTM.


1. Cụ thể: từ 10.000 người ở miền núi hoặc từ 20.000 người ở các vùng khác trở lên.

2. Cụ thể: (1) Từ 01 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên,  từ 01 ha vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc từ 20 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; từ 20 ha đối với rừng tự nhiên hoặc từ 50 ha rừng phòng hộ trở lên; (2) Từ 02 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; từ 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt.

3. Cụ thể: (1) Dưới 01 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên, dưới 01 ha vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc dưới  20 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 20 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 50 ha rừng phòng hộ; (2) Dưới 02 ha của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; dưới 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt.

4. Cụ thể: (1) Tất cả đối với khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển; từ 5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; từ 03 ha đối với rừng tự nhiên hoặc từ 20 ha rừng phòng hộ trở lên; (3) Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai (từ 10 ha trở lên, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013).

5. Cụ thể: (1) Dưới 05 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 03 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 20 ha rừng phòng hộ; (2) Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai (dưới 10 ha, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013).

6. Cột 3 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

7. Cột 4 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

8. Cột 5 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

9. Xác định theo Điều 8 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

10. Xác định theo Điều 9 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

11. Xác định theo Điều 10 Luật Đầu tư công 2019; Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

12. Áp dụng cho tất cả các dự án nhóm C (có hoặc không có cấu phần xây dựng) có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

13. Bao gồm: (1) Đối với việc giao khu vực biển được xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ; (2) Đối với hoạt động nhận chìm ở biển được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo.

14. Bao gồm: (1) Đối với việc giao khu vực biển được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ; (2) Đối với hoạt động nhận chìm ở biển được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo.

15. Bao gồm: (1) Đối với khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Khoáng sản; (2) Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.

16. Bao gồm: (1) Đối với khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản; (2 Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.

17. Cụ thể: từ 10.000 người ở miền núi hoặc từ 20.000 người ở các vùng khác trở lên.

18. Cụ thể: từ 1.000 người đến dưới 10.000 người ở miền núi; từ 2.000 người đến dưới 20.000 người đối với vùng khác.

19. Bao gồm: (1) Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (trừ dự án: kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; kinh doanh đặt cược, casino; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng; xuất bản; báo chí); (2) Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (3) Dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; (4) Dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; (5) Dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; (6) Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân, điện hạt nhân.

Vũ Tài Huy

Trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng Tổng cục, Tổng cục Môi trường

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 5/2022)

Ý kiến của bạn