Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 28/11/2024

Tiếp thu ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng trước khi trình Quốc hội

22/06/2023

    Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP, trong đó thống nhất sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước, giao Bộ TN&MT là đơn vị chủ trì thực hiện, nhằm giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước; cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện, thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước; có kế hoạch truyền thông tốt để tạo sự đồng thuận.

    Thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Dự thảo Luật để trình Quốc hội và được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Đồng thời, khẩn trương xây dựng Dự thảo Luật tập trung vào 4 nhóm chính sách, gồm bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hoá ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách khác. Trong quá trình xây dựng Dự án Luật, Bộ đã tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, các buổi làm việc về Dự thảo Luật với cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân và đăng tải dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Đặc biệt, Bộ đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học cho Dự thảo Luật; tổ chức thành công 3 hội thảo khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tập trung vào các vấn đề: Cấp phép khai thác, sử dụng nước đối với mục đích không tiêu hao (tạo cảnh quan nước, sử dụng nước…); điều hòa phân phối nguồn nước; xã hội hóa; hồ, ao không san lấp; tiền cấp quyền khai thác TNN; kinh phí từ ngân sách phát sinh sau khi sửa đổi Luật TNN.

    Cùng với Bộ TN&MT, nhiều bộ, ngành cũng đã tổ chức các hội nghị, hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật, trong đó đáng chú ý là Hội thảo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức ngày 1/3/2023. đề nghị rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến nước theo hướng quản lý nhu cầu, kinh tế hoá, xã hội hóa, chuyển đổi số, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương tăng cường phân cấp, giảm thủ tục hành chính, minh bạch; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng ngành nước, lọc nước biển, xử lý nước thải; xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước. 

    Góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn cho rằng, vấn đề an ninh nguồn nước của nước ta đang phải đổi mặt với một số thách thức, trước hết là nguồn nước phân bổ không đều theo không gian và thời gian. Tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không đều cả về không gian và thời gian. Sự biến đổi theo thời gian của lượng mưa năm biểu hiện ở sự dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm. Việt Nam có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950mm, thuộc số quốc gia có lượng nước mưa lớn trên thế giới. Về không gian, tài nguyên nước dưới đất phân bố rất không đều: khá phong phú ở khu vực Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ; rất thấp ở Đồng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và có xu thế suy giảm.

    Bên cạnh đó, dưới áp lực từ sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế ở nhiều vùng nên nhiều diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đã bị suy giảm. Tỷ trọng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng non, rừng nghèo và nghèo kiệt có trữ lượng dưới 50 m3 còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích rừng hiện có (khoảng 30%), hiệu quả tạo nguồn sinh thủy hạn chế. Hầu hết diện tích rừng đầu nguồn phân bố ở vùng cao, xa nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn đề nghị rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến nước theo hướng quản lý nhu cầu, kinh tế hoá, xã hội hóa, chuyển đổi số, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương tăng cường phân cấp, giảm thủ tục hành chính, minh bạch; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng ngành nước, lọc nước biển, xử lý nước thải; xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước. 

Gia Linh

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 3/2023)

 

Ý kiến của bạn