Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 28/11/2024

Xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cấp tỉnh

14/01/2015

     Thực hiện Kế hoạch hàng động TTX ở địa phương gồm: “Phát triển kinh tế xanh trong điều kiện sản xuất sạch hơn với ngành hiện có hoặc phát triển ngành kinh tế mới sử dụng hiệu quả nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên và tài chính mà địa phương có được”. Đây là bước cụ thể hóa Đề án tổng thể Tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh, khai thác tiềm năng: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và phát triển làng nghề, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo… TTX đem lại nhiều lợi ích như: Cải thiện điều kiện sống, lao động và việc làm nhờ đô thị xanh, xanh hóa sản xuất, nông thôn xanh, giảm chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh; BVMT, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo; Thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư xanh (trong nước và quốc tế).

 

TTX đem lại nhiều lợi ích như đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo

 

     Vì vậy, sau khi Chính phủ ban hành Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về TTX, với sự nỗ lực, chủ động và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã có một số tỉnh, TP xây dựng Kế hoạch hành động TTX. Các tỉnh đều bắt đầu với việc đánh giá hiện trạng, xác định những ngành chính, tiềm năng, những lựa chọn ưu tiên, xác định TTX là hướng đi chính trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, cơ sở khoa học của việc lựa chọn hành động ưu tiên chưa gắn kết rõ ràng với mục tiêu và chỉ tiêu mà Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX đề ra.

     Nhóm tư vấn thuộc dự án phát triển bền vững và BĐKH đang hỗ trợ Bộ KH&ĐT xây dựng hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch hành động TTX cấp tỉnh. Bài viết tóm tắt phương pháp xây dựng và cấu trúc Kế hoạch hành động TTX cấp tỉnh với mong muốn nhận được góp ý của bạn đọc để nhóm soạn thảo có thể hoàn thiện tài liệu này.

 

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.Giới thiệu:

     Giới thiệu và dẫn dắt đến nhiệm vụ phải xây dựng KHHĐ về TTX. Ý nghĩa và các tác động của KHHĐ đến tái cấu trúc kinh tế địa phương, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện đầu tư xanh từ đó góp phần ứng phó với BĐKH, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững theo hướng xanh hóa.

2.Cơ sở pháp lý:

     Tóm lược các văn bản chính liên quan do cấp Trung ương và địa phương ban hành.

3.Tính cấp thiết:

     Nêu ra các yêu cầu của Chính phủ/Bộ, ngành, bối cảnh, đặc điểm và nhu cầu của địa phương.

4.Phương pháp luận và cách tiếp cận:

     4.1. Phương pháp xây dựng KHHĐ:

     Nguồn số liệu sẵn có (thống kê, báo cáo sử dụng năng lượng các doanh nghiệp trọng điểm, hiện trạng sử dụng điện theo các lĩnh vực…)

     Nguồn số liệu thống kê ngành (liên quan đến tài nguyên, đất đai, khí hậu, thủy văn…)

  Tính toán chuyên gia

  Tham vấn.

     4.2. Cách tiếp cận và các bước thực hiện trong quá trình xây dựng KHHĐ:

 Phù hợp với năng lực, nguồn lực của địa phương

 Đa ngành, theo quan điểm phát triển bền vững

     Thực hiện theo trình tự và các bước (từ rà soát, phân tích đánh giá thực trạng, thách thức, cơ hội, nguồn lực và đặc điểm địa phương…).

PHẦN 2

NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG (7 chương)

CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu: Rà soát hiện trạng dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu (theo hướng xanh hóa).

Các vấn đề ưu tiên và thành tựu: Chủ trương và những vấn đề cần điều chỉnh theo hướng phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính (KNK).

Các chỉ tiêu kinh tế chính: Đưa ra được các chỉ số và các bình luận mang tính đối sánh (theo giai đoạn, vùng và cả nước), chẳng hạn như GDP tại địa bàn, cường độ điện, cường độ năng lượng, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP hay đơn vị sản phẩm... theo các ngành và phân ngành: công nghiệp và xây dựng (quy mô, khu công nghiệp), nông, lâm ngư nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Dân số, lao động và việc làm: tập trung vào các nội dung: Dân số, mức gia tăng dân số và độ thị hóa, lao động và việc làm và thực trạng xây dựng nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng: Ngành năng lượng (khai thác và sử dụng) và giao thông vận tải (quy hoạch và sử dụng NL).

     Khác (văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao…).

CHƯƠNG 2: TN&MT

Những giá trị tài nguyên tại địa phương: Tài nguyên rừng, các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện nhỏ, khí sinh học...).

     Diễn biến môi trường và BĐKH: Lượng rác thải phát sinh và xử lý (rác thải sinh hoạt, công nghiệp...) và các vấn đề tồn tại về môi trường cần xử lý.

CHƯƠNG 3: NHỮNG NỖ LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Đầu tư xanh

Phát triển hạ tầng

Cải thiện môi trường

   Tăng cường thể chế.

CHƯƠNG 4: NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Đầu tư xanh

Phát triển hạ tầng

Sử dụng tài nguyên, BVMT, ứng phó với BĐKH

     Thể chế chính sách (bao gồm cả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh).

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG TTX CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới: Những thuận lợi và thách thức cần vượt qua

Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, TTX, ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững

Quan điểm, mục tiêu và định hướng trong kế hoạch TTX

Những lựa chọn ưu tiên:

Các tiêu chí và quy trình lựa chọn ưu tiên: Theo các bước và cách thức tính toán để sàng lọc

     Các lĩnh vực lựa chọn ưu tiên: Mục tiêu giảm phát thải KNK cần được xác định dựa vào đường cong chi phí biên giảm phát thải KNK, phần xanh hóa sản xuất cần dựa vào chỉ số tái sử dụng phế thải, cường độ năng lượng, cường độ phát thải/GDP…

CHƯƠNG 6: NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TTX CỦA TỈNH... TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ SAU NĂM 2020

     1. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu chính

     1.1. Giảm cường độ phát thải KNK

     1.2. Xanh hóa sản xuất

     1.3. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

     2. Phân kỳ thực hiện

     2.1. Từ 2016 - 2020

     2.2. Giai đoạn 2021 - 2030

     3. Các giải pháp thực hiện

CHƯƠNG 7:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     Phân công nhiệm vụ các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện trong tỉnh.

     Sự tham gia của khối doanh nghiệp, các tổ chức dân sự.

Phụ lục:

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TTX

     (Từ quan điểm, mục tiêu và các lựa chọn ưu tiên cần rà soát các chương trình, dự án hiện hành về KHHĐ ứng phó BĐKH và các chương trình khác để tránh trùng lặp. Nếu trùng lặp phải làm rõ lý do).

     1. Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế (lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể và ngành)

     2. Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải KNK

     3. Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất

     4. Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

 

     Tên gọi: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH CẤP TỈNH giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gồm 2 phần: Mở đầu, nội dung và phụ lục.

     Khác với nhiều chiến lược, chương trình phát triển khác, xây dựng và thực hiện Chiến lược TTX thông qua kế hoạch hành động phải đánh giá được hiện trạng phát triển dưới “lăng kính TTX”, xác định tiềm năng TTX, những hành động trong kế hoạch… có phần khác với những công cụ trước đây hay sử dụng như: đánh giá môi trường chiến lược, kiểm toán môi trường… do đó sẽ phải sử dụng 1 số chỉ tiêu “mới” như GDP tại địa bàn, cường độ điện, cường độ năng lượng, cường độ phát thải KNK trên GDP hay đơn vị sản phẩm, sử dụng công cụ đường cong chi phí biên giảm phát thải KNK. Đây là thách thức không nhỏ đối với các địa phương. Hơn nữa việc cải thiện chỉ tiêu cường độ phát thải KNK đòi hỏi phải có hành động thiết thực của doanh nghiệp, sự tham gia của cộng đồng nên quá trình tham vấn khi xây dựng Kế hoạch hành động sẽ giúp đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện nguồn lực, thời gian, tính cấp bách, các địa phương có thể đề ra và thực hiện Kế hoạch hành động TTX theo một lộ trình thích hợp.

 

Lê Đức Chung

Dự án Phát triển bền vững và BĐKH

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguồn: Số Chuyên đề Tăng trưởng xanh, Tạp chí Môi trường năm 2014

 

Ý kiến của bạn