Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 26/11/2024

Việt Nam - CHLB Đức: 10 năm hợp tác vì môi trường bền vững

15/09/2015

     Ngày 21/10/2014, tại Hà Nội, Bộ TN&MT và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMUB) phối hợp tổ chức Hội nghị “Đánh giá 10 năm hợp tác trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2004 - 2014 và định hướng hợp tác giai đoạn tới”. Tham dự Hội nghị, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, TS. Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Về phía Cộng hòa Liên bang Đức (CHLBĐ) có bà Jutta Frasch - Đại sứ CHLBĐ tại Việt Nam, ngài Gunther Adler - Quốc vụ khanh, Thứ trưởng BMUB cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc hai Bộ của hai nước.   Toàn cảnh Hội nghị        Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đánh giá cao và cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ của CHLBĐ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực TN&MT. Qua 10 năm triển khai thực hiện Biên bản hợp tác, hai bên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong các vấn đề về môi trường; Đồng thời, nâng cao năng lực về quản lý tài nguyên và BVMT cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường của Việt Nam. Thứ trưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của BMUB trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Hoàn thiện hành lang pháp lý về BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và xử lý chất thải; Tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật về BVMT. Bên cạnh đó, tích cực hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu như giảm thiểu sự phát tán khí nhà kính; Giảm thiểu khí CO2 với trọng tâm REDD+; Ứng phó với biển đổi khí hậu gắn với các dự án bảo tồn và phát triển rừng. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật trong hoạt động khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.      Đánh giá kết quả hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa hai Bộ, Quốc vụ khanh, Thứ trưởng BMUB Gunther Adler cho rằng, với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đến nay, hai nước đã đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quan trắc điôxin, quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu, đào tạo nguồn nhân lực về BVMT; Tư vấn, phân tích chính sách và dự báo chiến lược trong lĩnh vực TN&MT; Tăng cường năng lực và chuyển giao kiến thức trong xây dựng, thực thi chính sách pháp luật về quản lý bền vững tài nguyên theo hướng Tăng trưởng xanh; Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước ngầm tại các khu đô thị Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước cho vùng núi đá vôi tại Việt Nam; Tăng cường năng lực về quản lý giám sát chất lượng đất, ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam… Nhân dịp này, Quốc vụ khanh đã tuyên dương các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho mối quan hệ hợp tác Việt - Đức trong lĩnh vực TN&MT.      Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến và Quốc vụ khanh, Thứ trưởng BMUB Gunther Adler đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và BVMT nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai hước vào năm 2015 tới đây.   Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến và Quốc vụ khanh, Thứ trưởng BMUB Gunther Adler ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nước        Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa hai Bộ, ngày 20/10, Bộ TN&MT và BMUB, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ Đức tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo về Quản lý nước thải các khu công nghiệp (KCN), nhằm rà soát, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xử lý nước thải (XLNT) tại các KCN tại Việt Nam.      Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 80% các KCN đang hoạt động ở Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung, 20% số KCN còn lại chưa có hoặc đang đầu tư xây dựng (trong đó có cả những KCN đã lấp đầy 70% - 100%), gây ô nhiễm môi trường. Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến quản lý nước thải tại các KCN như: Khung quy định về việc dẫn nước thải ở Đức; Hiện trạng XLNT tại các làng nghề ở Việt Nam; Phương án XLNT từ KCN và làng nghề bằng cách xử lý phân tán… Đa số các ý kiến cho rằng, để giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm tại các KCN nói chung, ô nhiễm nguồn nước tại các KCN nói riêng, trước hết cần rà soát quy hoạch phát triển KCN, cụm công nghiệp (CCN) phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Cải thiện công nghệ sản xuất và XLNT ở các KCN, CCN theo hướng tiên tiến; Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống XLNT, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải của KCN để theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi có sự cố; Tăng cường giám sát chất lượng nước thải của các doanh nghiệp tự XLNT của CCN…   Gia Linh  
Ý kiến của bạn